Translate

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Vần U V X Y - phần cuối bản DANH MỤC (Repertoire) về người VN ở Tân đảo - Tân Thế giới

DANH MỤC
(Répertoire)
Vê người Việt nam ở Tân đảo – Tân Thế giới
và những địa danh, cơ sở liên quan.
 aRose11.gif


 cachmang4.JPG
30/6/1946. Việt minh lô can hay là Những người phu mộ VN làm cách mạng tại Tân đảo


LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử của người phu mộ Bắc kỳ ở Tân đảo là một trong những trang sử hào hùng vẻ vang về cuộc sống tha phương của người lao động Việt nam ở Hải ngoại nói chung. Bởi vậy việc ghi chép lại tên tuổi và những địa danh, cơ sở liên quan trước và sau thời kì nô lệ của các bậc cha mẹ, chú bác tại nơi đất khách quê người là một việc làm cần thiết. 
Kho tàng về các sự kiện lịch sử của người VN ở Tân đảo rất nhiều và phong phú. Đến nay, ngoài công trình của Cụ cố Đồng Sỹ Hứa qua cuốn « Từ Châu Đại dương về Việt nam » (De la Mélanésie au Viêt nam), còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác. Ở đây tác giả chỉ muốn nêu và hệ thống hoá những con người, những sự việc và sự kiện theo góc độ và cách nhìn nhận của chính bản thân mình dựa theo các tư liệu khác nhau cho dễ tìm, dễ đọc mà thôi.
Bản tập hợp Danh mục này có thể có những thiếu sót, nhầm lẫn nhất định. Bởi thế, tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến phê bình, đóng góp của nhiều người, đặc biệt của số anh chị em Việt kiều Tân đảo – Tân Thế giới  thế hệ hai, ba đang sinh sống ở VN cũng như các nơi khác trên Thế giới. 
Xin trân trọng cảm ơn tất cả các chú bác, các anh chị em và bạn bè xa gần đã chú ý theo dõi.

nit20.jpg

 Cụ cĐồng Sỹ Hứa (1915-2005)
 


Tài liệu tham khảo:
-       Tư liệu của cụ cố Đồng Sỹ Hứa.
-       Tư liệu trên trang Wikpedia về Tân đảo New Hebrides/Vanuatu.
-       Tư liệu của Virginia RIOU và Patrick O’REILLY.
-       Les Nouvelles Caledoniennes
-       Blog Café, The, La Soupe cuả BUI Hiệp
-       Blog Tiebaghi A.1719 cuả BUI Hiệp.
Sắp xếp: theo thứ tự vần ABC.
Kí tự viết tắt: ĐSH = Đồng Sỹ Hứa. ĐT = Đội trưởng. HLV = Huấn luyện viên. TM = Thủ môn
TT = Từ trần. VNCNĐTĐ = Việt Nam Công Nông Đoàn Tân đảo.
LĐAHVN = Liên đoàn Ái hữu Việt nam. USV = Union Sportive Vietnamienne
N.H. = Nouvelles-Hébrides (Tân đảo cũ nay là Vanuatu)
N.C. = Nouvelle Calédonie (Tân thế giới cũ nay là Tân đảo mới)

 
U.


Cảnh bị bão UMA tàn phá tháng hai năm 1987 tại Vanuatu. 

·         UMA (Trận bão lớn). Năm 1987, một trong những trận bão lớn nhất chưa từng có ở Tân đảo. Đã làm sập nhiều nhả cửa. Gây tử vongcho dân địa phương. Phá huỷ hầu hết các đồng điền dừa và hoa mầu tại đảo EFATE. Sau trận bão, bà con nguyên Việt kiều Tân đảo định cư và sinh sống tại Nouméa đã tổ chức quyên góp một số tiền khoảng trên  400 ngàn franc gửi về Vila cho ông Đinh Văn Luân Chủ tịch Hội Ái hữu VN Vanuatu, với mục đích giúp dỡ những bà con bi gặp nan của bão Uma. Số tiền đó không được phân phát cho các người bị nạn. Và cũng không còn dấu vết trong tài khoản của Hội ở Ngân hàng.

As Cyclone Uma moved back out to sea, it left 4,000 flattened houses in Port Vila. At least 90 per cent of the town’s buildings had been damaged.
It was a relatively peaceful cyclone season in Vanuatu, a group of 82 islands that are home to 140,000 people in the southwestern Pacific. But ten years ago Vanuatu suffered one of the worst cyclones on record, a storm which killed 45, and put the national radio service to the ultimate test.

·         Ủng hộ quỹ Kháng chiến. Ngay hồi đâu Kháng chiến ở Việt nam, cộng đồng người VN ở Port Vila Tân đảo vừa thoát khỏi  vòng nô lệ do ông Đồng sỹ Hứa chỉ đạo,  đã quyên góp được hơn 100 ngàn francs CFP gửi cho ông Trần Ngọc Danh – Đại diện phái bộ VNDCCH tại Paris để chuyển về VN ủng hộ quỹ Kháng chiến của cụ Hồ. Sau đó, nhiều cuộc quyên góp, mở chợ phiên lấy tiền gửi về Pháp qua BS Nguyễn Khắc Viện, ông Dương Bạch Mai để chuyển về ủng hộ quỹ Kháng chiên. Ở bên Tân Thế giới, bà con VK  cũng tổ chức nhiều đợt gửi tiền về quỹ Kháng chiến của Chủ tịch Hô Chi Minh.

·         Ù ù cạc cạc. Các cụ hồi xưa thường nói câu: “Ù cạc cạc như vịt nghe sấm”. Ngụ ý gọi những người hiểu biết ít nhưng lại thích nói nhiều không đâu vào đâu.



V.

Quốc kỳ và biểu tượng nước Cộng hòa Vanuatu

·         Vanuatu (Cộng hoà). Ngày 30 tháng 7 năm 1980, dưới sự lãnh đạo của mục sư Walter Lini, New Hebrides đã tuyên bố Độc lập và đặt tên nước là Vanuatu có nghĩa là “Đất nước của Vĩnh cửu”. Có người nói là “Đất nước của chúng ta”. Theo chính sách trung lập và dân chủ lập hiến, Nhà nước có Chủ tịch do Quốc hội bình bầu. Quyền lãnh đạo quốc gia do Thủ tướng quyết định. Quốc đảo Vanuatu có 83 hòn đảo lớn nhỏ. Chỉ có trên 40 đảo có người ở. Đảo lớn nhất là Santo, Malakula. Dân số khoảng 250 ngàn người. Có trên 100 ngôn ngữ sắc tộc. Trên 10 tôn giáo khác nhau. Đông nhất là Thiên chúa giáo. Nói 3 thứ tiếng: Bislama – Anh – Pháp. Du lịch phát triển.

·         Văn (Vũ Đức). Một công nhân phu mộ VN. Được bầu làm thư kí văn phòng Hội Việt nam Công đoàn. Cũng là một trong những người tham gia ban Bảo vệ của Hội Việt nam Công đoàn. Bị nhà chức trách địa phương trục xuất về VN năm 1947.







Bác sĩ NGUYỄN Khắc Viên

·         Viện (Bác sĩ Nguyễn Khắc). Năm 1946-1952, ở Tân đảo – Tân Thế giới, bà con VK đẫ từng quyên góp tiền ủng hộ quỹ kháng chiến của Cụ Hồ. Tiền đã gửi qua Ngân hàng Đông dương BIC (Banque de l’Indochine) tới ông Nguyễn Khắc Viện đê chuyển tiếp về quỹ Kháng chiến. Ở Port Vila, ông Đồng sỹ Hứa là người đầu tiên gửi tiên của kiều bào đến ông Nguyễn Khắc Viện.

Dưới đây là tiểu sử cụ cố Nguyễn khắc Viện.

Nguyễn Khắc Viện (1913-1997): nhà báo, nhà nghiên cứu Việt Nam. Xuất thân từ một gia đình khoa bảng xã Sơn Hoà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ của ông là cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, làm Thượng thư Bộ Lễ triều đình Nhà Nguyễn.

Năm 1933, tốt nghiệp tú tài triết học, tú tài toán học và tú tài tây, vào học Trường Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp học tiếp. Đến năm 1939 tốt nghiệp và được làm bác sĩ nội trú tại bệnh viện Trouseau một bệnh viện lớn nhất Pari. Do thông minh hiếu học lại có quyết tâm nên ông lại đỗ thêm bằng bác sĩ về ký sính trùng và các bệnh nhiệt đới.
Năm 1940, ông tham gia phong trào Việt kiều yêu nước chống thực dân Pháp và thời kỳ này do hoạt động bí mật trong điều kiện gian khổ nên ông bị bệnh lao phổi. Năm 1942, trong quá trình điều trị ông tham gia nhóm Mác xít ngay tại bệnh viện, đây cũng là tiền đề cho việc tham gia Đảng cộng sản Pháp của ông về sau. Chịu ảnh hưởng của Nho giáo, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền thống dòng họ, bản thân lại là một trí thức có thực tiễn và lý luận ông trở thành đảng viên Đảng cộng sản Pháp năm 1949, sau này khi trở về nước trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Từ 1952, tham gia tích cực vào phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp phản đối chiến tranh của thực dân Pháp tại Đông Dương. Thường xuyên viết bài giới thiệu Việt Nam, phê phán chủ nghĩa thực dân đăng trên các tạp chí vào báo nổi tiếng tại Pari ″Tư tưởng″ (La Pensée), ″Tinh thần″ (Esprit) Châu Âu (Europe), ″Phê bình mới″ (La nouvelle critique)... Do hoạt động cộng sản, năm1963 chính phủ Pháp trục xuất ông khỏi nước Pháp.


30/06/1946. Tổ chức mit tinh kéo cờ đỏ sao vàng tại Thủ phủ Port Vila Tân đảo.
Những gương mặt tiêu biểu của người phu mộ. Từ trái: Trần Tích - Vũ Tám - Đặng Long Hưởng - Trịnh Thông - Cụ già Gạo - Đồng Sỹ Hứa - Nguyễn đắc Cát - Bùi Gia Dzự - Vũ Mạo v.v...

·         Việt minh lô-can. Chính quyền sở tại đã gọi những người làm cách mạng ở Tân đảo do ông Đồng Sý Hứa lãnh đạo là Việt minh lô-can giống như cộng sản nằm vùng.



Hội Việt Nam Công nhân Tân Thế giới


·         Việt nam Công nhân Tân Thế giới. Chính thức thành lập tháng 7 năm 1946 tại mỏ Doniambo. Là một thành viên của Đảng Cộng sản Pháp tại Tân Caledonie do bà TUNICA lãnh đạo. Đã lãnh đạo bà con Việt kiều đấu tranh đòi quyền tự do đi lai, buôn bán, hành nghề tại Noumea và các nơi khác tại Tân Caledonie. (TLĐSH)



Ông NGUYỄN Bá Vinh đang được Biên tập viên Thu Trang phỏng vấn.

·         Vinh (Nguyễn Bá). Sinh trưởng tại Noumea New Caledonia. Một trong những người Việt nam thế hệ hai có nhiều đóng góp trong việc xây dung Nhà Việt nam cũng như Hội Ái hữu VN tại Tân Thế giới.
Ông đã có nhiều đóng góp giúp đoàn làm phim Ký sự Tân đảo 30 tập New Caledonia – Vanuatu của hãng truyền hình TSF thành phố HCM thực hiện năm 2007.
Gần đây ông vinh dự được Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt nam Vũ Hồng Nam đến thăm gia đình và tặng quà lưu niệm.



·         Vịnh (Nguyễn Năng) 1908-1977. Một vị linh mục do Cha chánh xứ Bùi chu biệt phái sang Port Vila Tân đảo. Ông tới Vila năm 1953 và xây dựng Giáo xứ Thiên môn năm 1954. Ông mất năm 1977 và được chôn cất tại Nghĩa địa Mông mác (Montmartre) đảo Efate.

X.


Ảnh minh họa (internet)
·       
  Xóc đĩa (sóc đĩa). Người Việt nam cũng như những ngoại kiều khác ở Port Vila Tân đảo xưa (nay là Vanuatu) thường thích giải trí bằng môn đánh bạc. Ngoài tổ tôm, tam cúc, đánh cờ, mạt chược thì môn xóc đĩa được ưa chuông hơn cả. Vui đấy nhưng khối người lâm vào cảnh sa cơ lỡ vận mất cả cơ nghiệp. Ngay ở Hội quán Công nông đoàn Tagabe mãi đến năm 1959 mới được chấm dt do đại sứ Nguyễn Xuân ở thđô Jakarta can thiệp.

 Xóc Đĩa is gambling game, widespread in Vietnam. The game probably originated around 1909. This game is considered illegal by the governmental authorities because it's thought to be linked with criminal activities and gambling is defined as an illegal act in the Vietnamese Criminal Code.


·         Xuân (Mai Thị) tức Bà Giẻo. Người phụ nữ VN đầu tiên được bầu làm Hội trưởng Hội Phụ nữ trong Hội Việt nam Công nông đoàn Tagabe Tân đảo từ năm 1950 đến khi hồi hương năm 1964. Bà là một trong những phụ nữ năng động có nhiều đóng góp cho việc tổ chức hồi hương bà con Việt kiều Tân đảo.


·         Xứng (Bùi văn). Một trong những cố vấn đắc lực của Ban chấp hành Hội Việt nam Công đoàn. Bị trục xuất về Hải phong năm 1947 cùng với Ông Đồng sỹ Hứa.

  



Người ngồi hàng đầu bên trái là cầu thủ Đặng Đình Xuyên

Xuyên (Đặng đình). Con trai thứ của gia đình cụ Đăng đình Thụ ở Tagabe Port Vila Tân đảo. Anh là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất của đội bóng đá Chiến thắng của Khu mỏ Forari. Đồng thời cũng là một trong những cầu thủ nổi tiếng nhất của Đội tuyển bóng đá Thanh niên Việt nam (USV)  tại Port Vila. Đã đoạt cúp luân lưu và chức vô địch của Hiệp hội bóng đá Tân đảo năm 1962 (Federation de Football des Nouvelles Hebrides). Đã theo gia đình hồi hương  về Hải phòng năm 1963.


Cụ cố NGUYỄN Đức Xuyến và gia đình (Ảnh chụp năm 1950 tai Tagabe Tân đảo) 

·         Xuyến (Nguyễn Đức). Cụ Xuyến quê ở làng Cộng hòa – Xã Lai khê – Kim thành – Hải dương. Cụ làm bếp cho chủ Bladinieres, một đồn điền dừa bên cạnh khu vực Tagabê. Năm 1943, Cụ là một trong những người tổ chức sáng lập Hội múa rồng Khánh hội Long vân đầu tiên tại đây. Cũng là tiền thân của Liên hiệp thợ thuyền VN tại Tân đảo. Sau khi đựoc tự do, cụ ký hợp đồng thuê đất với chủ đồn điền và làm nghề trồng rau đến khi hồi hương về Hải phòng năm 1963. Dưới đây là lai lịch của hai cụ khi đi Tân đảo:
Cụ ông

Nom (Họ tên): Nguyên Duc Xuyên – Né (sinh) 1900
No Immatricule NH (Số ĐK phu mộ): 4615
No du Titre (Số thẻ CM) : 4002
Origine (Xuất xứ): Thanh Liên – Lai vu – Kim thành – Hai duong
Rapatrié (HH) Eastern Queen 29/7/1963 (Vila NH).

Cụ Bà 
Nom (Họ tên): Mai Thi Tân – Née (sinh) 1909
No Immatricule NH (Số ĐK phu mộ) : 5420
Origine (Xuất xứ): Hai hung – Hai hâu – Nam dinh
Rapatriée (HH) Eastern Queen 29/7/1963 (Vila NH).

·         Xuyến (Bà).  Là người phu mộ làm việc cho tên chủ Đi-lanh-xah-de ở South West Bay Malakula. Trong khi dọn dẹp nhà cửa, bà đã vô tình đánh vỡ bộ ấm chén sữ, Thế là bà bị đánh và trói chân tay vào cột ngoài sân dưới nắng mưa. Cho đến khi bị dàn kiến lửa đốt chết tại chỗ. Tên chủ chỉ bị chính quyền phạt vi cảnh và cấm không được tiếp tục sử dụng người phu mộ VN làm việc trong đồn điền này.(TLĐSH)
Y.

Ông Tổng Đại biểu Nguyễn Văn Yết (đứng đàu bên phải)

Yết (Nguyễn Văn). Tổng Đại biểu nhiều năm trong Hội Việt nam Công nông đoàn Tân đảo khu vực Tagabê. Ông đã hồi hương về Hải phòng năm 1963. 

aRose11.gif



Bản DANH MỤC (Repertoire) xin tạm kết thúc tại đây. Soạn giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến phê bình góp ý để bổ sung chỉnh lý thêm cho hoàn thiện.

Xin chân thành cảm ơn quý vị độc giả đã ghé thăm, góp ý và chia sẻ trên trang Blog Tân đảo  Xưa và Nay. Để biết rõ hơn về Tân đảo/Vanuatu, xin mời quý vị click vào link này :
Xin chúc mọi người vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc.