Translate

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

A. DANH MỤC Người Phu mộ VN tại Tân đảo - Tân Thế giởi.

 DANH MỤC
(Répertoire)
Vê người Việt nam ở Tân đảo - Tân Thế giới
và những địa danh, cơ sở liên quan.


Biên soạn : Jean Van Son – Vanuatu


Hình ảnh tiêu biểu của người Phu mộ Chân đăng tại Tân đảo năm 1939.


LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử của người phu mộ Bắc kỳ ở Tân đảo là một trong những trang sử hào hùng vẻ vang về cuộc sống tha phương của người lao động Việt nam ở Hải ngoại nói chung. Bởi vậy việc ghi chép lại tên tuổi và những địa danh, cơ sở liên quan trước và sau thời kì nô lệ của các bậc cha mẹ, chú bác tại nơi đất khách quê người là một việc làm cần thiết.

Kho tàng về các sự kiện lịch sử của người VN ở Tân đảo rất nhiều và phong phú. Đến nay, ngoài công trình của Cụ cố Đồng Sỹ Hứa qua cuốn « Từ Châu Đại dương về Việt nam » (De la Mélanésie au Viêt nam), còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác. Ở đây tác giả chỉ muốn nêu và hệ thống hoá những con người, những sự việc và sự kiện theo góc độ và cách nhìn nhận của chính bản thân mình dựa theo các tư liệu khác nhau cho dễ tìm, dễ đọc mà thôi.

Bản tập hợp Danh mục này có thể có những thiếu sót, nhầm lẫn nhất định. Bởi thế, tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến phê bình, đóng góp của nhiều người, đặc biệt của số anh chị em Việt kiều Tân đảo – Tân Thế giới  thế hệ hai, ba đang sinh sống ở VN cũng như các nơi khác trên Thế giới.

Xin trân trọng cảm ơn tất cả các chú bác, các anh chị em và bạn bè xa gần đã chú ý theo dõi.
  


Tài liệu tham khảo:
-       Tư liệu của cụ cố Đồng Sỹ Hứa - De la Melanesie au Viet nam.
-       Tư liệu trên trang Wikpedia về Tân đảo New Hebrides/Vanuatu.
-       Tư liệu của Virginia RIOU và Patrick O’REILLY.
-       Les Nouvelles Calédoniennes
-       Blog Café, The, La Soupe cuả Franck BUI Hiệp
-       Blog Tiebaghi A.1719 cuả Franck BUI Hiệp.
 
Sắp xếp: theo thứ tự vần ABC.
Kí tự viết tắt: ĐSH = Đồng Sỹ Hứa. ĐT = Đội trưởng. HLV = Huấn luyện viên. TM = Thủ môn
TT = Từ trần. VNCNĐTĐ = Việt Nam Công Nông Đoàn Tân đảo.
LĐAHVN = Liên đoàn Ái hữu Việt nam. USV = Union Sportive Vietnamienne
N.H. = Nouvelles-Hébrides (Tân đảo cũ nay là Vanuatu)
N.C. = Nouvelle Calédonie (Tân thế giới cũ nay là Tân đảo mới)

Vần A.

Các cửa hàng hoa kiều có chữ "Ah" ở Port Vila trước năm 1960.


* A (Ah). Một từ ngữ mà người VN ở Tân đảo thường dùng để  gọi tên các chú khách (Hoa kiều). Ví dụ : chú Ả Dỉn (Fung Kwan Chee), chú Ả Bô (Ah Po), chú Ả Ha (Charley Ah Ha), chú Ả Bôc (Ah Pow), chú Ả Tống (Ah Tong) v.v… Vì thông thường các cửa hàng hoa kiều treo biển có chứ "Ah" đằng trước.


* Ái hữu VN Tân đảo và Bạn hữu. Hội gồm những bà con nguyên là Việt kiều sinh trưởng tại Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu) và bạn bè tại NC. Sau khi Tân đảo độc lập thì bà con chuyn sang Tân Thế giới (New Caledonia) làm ăn sinh sống. Mấy năm gân đây bà con đã tổ chức thành lập Hội Ái hữu lấy tên là AVNHA. Chủ tịch Hội đầu tiên là chị Nhuân Guillon Marcelle.





Nhà thương ăng-lê bên đảo Iririki trong vịnh Port Vila

* A-mi-đan (Amygdales) còn gọi là hạch hạnh. Sau những năm 1950, một số nam nữ thanh niên Việt kiều Vila và Santo thường rủ nhau đi cắt bỏ a-mi-đan tại nhà thương Ăng-lê đảo Iririki. Tình cờ một số anh chị em đã được ông Tơ bà Nguyệt se duyên ngay tại bệnh viên này.



Liên đoàn Aí hữu VN ngày 30/06/1946 kéo Cờ đỏ Sao vàng tại Thủ phủ Port Vila Tân đảo.
Từ trái: Các Ông Đỗ Tích Lễ - Trần Tích - Đậng Long Hưởng - Trịnh Thông - Hoàng Xuân Khất tức cụ già Gạo - Đồng Sỹ Hứa - Nguyễn Đắc Cát - Bùi Gia Dzự - Tạ Công Nông - Vũ Hữu Mạo.
Phiá sau có các Ông: Vũ Văn Tám - Lê Công -  Nguyễn Văn Son - Lưu Đình Ngạn v.v...

·         Ái hữu VN (Liên đoàn) tại Port Vila Tân đảo (1942-1946). Một tổ chức Hội đoàn đầu tiên của cộng đồng người Việt nam tại Tân đảo được thành lập với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp công nhân, trí thức, lao động phổ thông. Do các ông Đặng Long Hưởng làm Chủ tịch, Nguyễn đắc Cát làm Thủ quỹ, Bùi Gia Dzự, Đỗ Tích Lễ v.v… chủ trí. Với mục đích:


a.    Mở trường học (Ecole vietnamienne) dậy tiếng Việt nam đầu tiên tại Port Vila Tân đảo. Do Thầy giáo Bùi Gia Dzự và Nguyễn Hứu Đăng phụ trách giảng dậy.


b.    30/06/1946: tổ chức kéo cờ đỏ Sao vàng tại thủ phủ Port Vila với hàng ngàn người tham gia. Ông Đòng Sỹ Hứa được 18 trong 19 đại biểu nhất trí bầu làm Trưởng ban Tổ chức và Vinh dự kéo Quốc kì VN đầu tiên ở Tân đảo.
c.    Biểu tình đình công. Đòi tầu hồi hương về Hải phòng.

Hội Liên Việt tổ chức Lễ sinh nhật Bác hồ năm 1956 tại Port Vila Tân đảo.

d.     Cuối năm 1946 Ái hữu chia thành hai phái: một phái chủ trương đấu tranh ôn hoà do ông Đặng Long Hưởng lãnh đạo, lấy tên là Cộng hoà. Bao gồm các thành viên công nhân, trí thức làm ăn sinh sống trong Thành phố và ngoại thành. Sau này Cộng hoà đổi tên thành Liên Việt. Trong Hội quán cũng treo cờ đỏ sao vàng, chân dung Bác Hồ, Trường Chinh, Võ nguyên Giáp, Phạm văn Đồng, Tôn Đức Thắng.

1947. Trường Việt nam Cộng hoà Port Vila Tân đảo

e.    Một phái chủ trương đấu tranh bằng thị uy do ông Đồng Sỹ Hứa lãnh đạo lấy tên là Hiệp hội Thợ thuyền VN sau đổi thành Việt nam Công đoàn và chuyển cơ quan đầu não vào Tagabe. Bao gồm chủ yếu là thợ thuyền sinh sống tại các đồn điền và dân chúng ở xa thành phố. 



1946. Trường dậy tiếng Việt nam đầu tiên ở Port Vila Tân đảo.
Do Thầy giáo BÙI Gia Dzự và NGUYỄN Hữu Đăng phụ trách giảng dậy.

·         Ái hứu (Trường Việt nam). Eco4. Ngôi trường dậy tiếng Việt nam đầu tiên ở Port Vila Tân đảo năm 1946 do các Thầy giáo Bùi Gia Dzự và Nguyễn Hữu Đăng phụ trách giảng dậy. Nằm trong ngôi nhà thuê của ông Lenormand, ngay trung tâm thành phố, sau cửa hàng thuốc Tây. Năm 1947 chuyển lên khu nhà khum Mỹ đằng sau Hội đồng khách, đổi tên là trường Cộng hoà.


    
Ngôi nhà Việt nam cuả Hội Ái hữu VN Tại Magenta - Noumea - Tân Caledonie

·         Ái hữu Việt Nam Tân Caledonie (Hội)  Amicale Vietnamienne Nouvelle  Caledonie . Tổ chức ra đời và xây dựng năm 1974. Là một trong những  tổ chức đoàn thể hợp pháp cuả người Việt nam tại Tân Caledonie. Hội đã xây dựng được trụ sở riêng biệt duy nhất trong khu vực Thái Bình dương tại Magenta. Trở thành Ngôi Nhà Việt nam đồng thời là Câu Lạc bộ cuả Hội Ái hữu Tân Caledonia. Ông NGUYỄN Bá Vinh là một trong những người đầu tiên góp công xây dựng Hội. Địa chỉ cuả Hội: Rue Max Frouin PK6 - Nouméa - B.P 4138 -98846 Nouméa Cedex - Tél/Fax (687)438566 - email avnc@lagoon.nc



C)     Vận đông lực lượng thanh niên và phát triền thể dục thể thao.
D)     Quản lí duy tu trụ sở văn hóa xã hội.



Ông ĐỖ Viết Thử và ông PHẠM Văn Thấu là người lãnh đạo Aí hữu VN  từ 1965-1980.


·         Ái hữu VN Vanuatu (Hội) tại Port Vila Tân đảo (1965-1980). Sau cuộc Hồi hương lịch sử năm 1963-1964, một số bà con còn ở lại trong đó có các ông Đỗ Viết Thử và Phạm Văn Thấu đã thành lập Hội Ái hữu theo tinh thần của các Hội đoàn trước đây nhằm mục đích : (vil7)
a.    Giữ vững tình đoàn kết trong khối cộng đồng người VN tại Tân đảo.
b.    Xây dựng quỹ giúp đỡ người neo đơn, thăm nom người già ốm đau, phúng viếng ma chay, khánh tiết v.v…
c.    Làm cầu nối giữ liên lạc với thân nhân ở Việt nam và trên Thế giới.


Chủ tịch AHVN Vanuatu Đinh Văn Thân - đứng thứ 2 bên trái

·         Ái hữu VN tại Vanuatu (Sau khi Tân đảo tuyên bố Độc lập năm 1980) : Danh sách nhữg người có tên dưới đây đã từng giữ cương vị chủ tịch Hội
a.    (1985-1999). Ông Đinh Văn Luân.
b.    (2000-2004). Ông Đinh Văn Thân.
c.    (2005-2008). Ông Trần Văn Bình.
d.    (2009-2010). Ông Cyrille Mainguy.
e.    (2011-2014). Ông Đinh Văn Thân.
f.    (2020) Ông Thân nhường chúc vị cho em ruột là Ông Đinh Văn Tư



·         Ái quốc đoàn Tagabê (Việt nam Thanh Thiếu  niên). Thành lập ngày 01/06/1956 tại trại VN số 2 Tagabe. Hội VNCNĐTĐ chỉ định anh Nguyễn Văn Đại – giáo viên - làm Trưởng đoàn từ năm 1956 đến 1958.
Ban chấp hành gồm có các anh chị: Dương văn Đạm, Nguyễn Thế Tân, Lê Xuân Thuỷ, Nguyễn Thị Trong, Nguyễn Ngọc Thoa, Nguyễn Văn Định.
Cuối năm 1958, anh Nguyễn Văn Đại xin từ chức giáo viên và Trưởng đoàn TTNAQVN, anh Dương Văn Đạm lên thay cho đến khi hồi hương năm 1964. 


 Từ trái:  Cụ Nguyễn viết Công Tổng thư kí  VNCNĐ - Anh Tăng văn Lê Anh Phú Hỗ - Anh Thu Thụ - Anh Thế Tân - Anh Thuy Cước - Anh Đại Cai Son - Anh Vinh Oánh - Anh Nhị Biến - Anh Tân Điếm - Anh Thế Đắc - Anh Tốt Cung - Anh Ban Oánh - Anh Tình Tư - Ông TĐB  Nguyễn Văn Yết...

·         Ái (Hoàng Văn). Ông làm việc tại đồn điền Lô-nây (Launay) khu vực Canal Santô. Ông là một trong hai người dẫn đầu phong trào đình công tại đồn điền này năm 1946. Bị nhà Cầm quyền Santo bắt nhốt vào phòng giam trên chiến hạm «La Grandière» đang neo đậu tại cảng Canal. Sau này ông trở thành một trong những cán bộ chủ chốt cuả VNCNĐ Santo.



·         A-le (Plantations Allegre).  Đồn điền A-le cách thủ phủ Port Vila khoảng trên dưới 20 km về phía Đông Nam đảo EFATE. Đi gần tới dốc Têuma thì rẽ tay phải. Trước năm 1954, có khoảng trên dưới 4 chục người phu mộ VN làm việc tại đây. Nghe nói đây là một trong những đồn điền mà ông chủ ít nhiều đã thực hiện tương đối tốt các điều khoản ghi trong giao kèo (hợp đồng) với người phu mộ. Có thể là do lòng “nhân ái” của ngài Allegre chăng? Có thể là do  gần với nhà chức trách nên buộc phải xử sự như vậy? Người phu mộ Việt nam có các gia đình ông Tạ xuân Oánh, ông Nguyễn văn Hợp, Ông Nguyễn hữu Ro v.v… là những người làm lâu năm trong đồn điền này. Do gần với biển cả nên việc đánh bắt cá và hải sản đã giúp cho người phu mộ ở đây bớt phần khổ cực so với các đồn điền khác.

1942. Quân đội Mđổ bộ và xây dựng bể chứa nước ngọt tại Port Havannah

·         American Pool : Bể chứa nước ngọt tại Port Havannah do quân đội Mỹ xây dựng năm 1942-1943, dùng để cung cấp nước ngọt cho tầu chiến neo đậu tại quân cảng này. Sau hơn 70 năm, bể chứa nước này vẫn nguyên vẹn và trở thành bể bơi công cộng. Đồng thời cũng là điểm tham quan thu hút nhiều khách Du lịch. Bể chứa lúc nào cũng đầy ắp nước sạch do mạch nước ngầm phun trào. (ảnh ath51)

·         A-na-mít (Anamite) : Thời kì nô lệ bọn Tây thường hay gọi người Việt nam là  a-na-mit hay tông-ki-noa.  Đúng ra, thời kì đô hộ ở VN, Pháp gọi dân miền Trung (An nam) là Anamite. Bắc kì (Tonkin) là Tonkinois - Tông-ki-noa.


Đội bóng đá AMICALE Vila - Nguyễn Văn Vinh hàng thứ hai bên trái.

·         A-mi-can (Đội bóng đá Amicale). Một trong những đội bóng sừng sỏ của đảo Efatê do ông Rémy Delaveuve làm đội trưởng. Đến năm 1962 thì ông Joseph Jacobet làm đội trưởng. Cầu thủ Việt nam duy nhất chơi trong đội này là Nguyễn Văn Vinh thường gọi là Vinh Từ hoặc Phên.



·         Ăng-lê (đảo). Tên chính thức là IRIRIKI Island. Từ đầu thế kỉ 20, Toà sứ của Chính quyền Anh đẫ toạ lạc  trên đỉnh cao của đảo này. Nhưng bộ máy hành chính của họ lại nằm ở đất liền tại sân vân động British Paddock
thuộc khu vực đồn điền Cô-lạc-đô (Colardeau).
Tc37

Nhà thương Ăng-lê trên đảo ririki /ảnh Internet trước năm 1960.

Từ năm 1944 – 1945, Đảo này còn nổi tiếng  có một nhà thương (loại bệnh
Viện nhỏ) mà ở đây người ta quen gọi là nhà thương “làm phúc” vì không lấy tiền của những bệnh nhân nghèo khó.
Ngoài ra là nơi được nhiều anh chị em thanh thiếu niên và bà con Việt kiều đến đây để cắt bỏ a-mi-đan (amygdale). Rồi cũng chính nơi đây nhiều cặp uyên ương đã trở thành đôi lứa kết duyên  tơ hồng.
Đặc biệt là có một bác sĩ da đen người địa phương đầu tiên, gốc đảo Vila ai-lan (Ifira) tên gọi là Đốc-tờ Makau Kalsakau làm việc tại đây.
Ông cụ Cai Son đã nằm chữa bệnh hiểm nghèo và từ trần tại nhà thương này ngày 26/09/1946.



Bây giờ đảo này trở thành trung tâm Du lịch sinh thái có tên là IRIRIKI Island Resort.

·         Ăng-ghền (Sở Hagel) Santo. Là một trong những đồn điền trồng dừa có diện tích  lớn nhất ở đảo Espiritu Santo, phiá bắc Tân đảo. Có khoảng trên dưới 100 phu mộ VN làm việc trong đồn điền này.

 

·         Ánh sáng Nam : 1960-1963. Đội bóng đá thanh niên VN tại khu vực Máy Cà-phê (Melcoffee) gồm có : Đại Cai Son (ĐT) – Văn Thụ (HLV) – Vinh Ức – Đỗ  Sáng – Nguyễn Quỳ - Nguyễn Cát – Long Tám – Vinh Củng – Gaby Sự – Tuyết Tầu Nhì – Văn Thịnh – Văn Thân – Đinh Đạt (TM) – Đinh Khoát. 


·         Ánh sáng Nữ : 1960-1963. Đội bóng chuyền Nữ khu vực Máy Cà-phê gồm có : Thế Liễn – Vân Tám – Lan Tầu Nhì - Nụ Củng  – Huê Củng – Vy Dần – Nguyễn Thị Vượng – Hằng Khải – Cúc Tươi. 


1953. Lớp học FEP do bà giáo Pommadere phụ trách.
Ảnh do nhiếp ảnh gia Fung kuei thực hiện.

* Ảnh (Thợ chụp ảnh). Trước khi hồi hương. Một trong những hiệu ảnh đầu tiên tại Port Vila có lẽ là hiệu ảnh Hoa kiều tên Fung Kuei (từ năm 1946) nằm phía bên kia bến Taxi của người Việt. Thợ ảnh VN đầu tiên ở Vila có lẽ là ông Trần văn Khải ở khu Máy Cà phê. Đến năm 1955-1956 xuất hiện hiệu ảnh mang tên Stella photo của ông Phạm văn Cận ở Thái bình VN mới qua. Bên đảo Santo có hiệu ảnh chuyên nghiệp của Cụ Vũ Tiến Hiếu ngay trên phố Luganville. Không chuyên có anh Thành Thập chụp ảnh rất đẹp.


Chánh sứ Ăng-tô-nio (Anthonioz) khảo sát con tầu Astrolabe ở Vanikoro.

·         Ang-tô-niô (Chánh sứ Anthonioz Amedee  Pierre). Người VN ở đây gọi Chánh sứ thọt, vì ông ta bị thương trên chiến trường Ninh bình Bắc VN. Thích các món ăn Việt như chả nem, giò lụa, tiết canh lợn, nem thính, canh của cà mắm tôm v.v… Có quan hệ tôt với người Việt nam tại Tân đảo.
Frère de Bernard, Pierre Anthonioz (1903-1996) a participé aux campagnes de France, de Tunisie, d’Italie, de Birmanie, du Vietnam. Après la guerre il a été notamment Commissaire-résident dans le condominium des Nouvelles-Hébrides (actuellement Vanuatu) de 1949 à 1958, puis  ambassadeur en Mauritanie (1961-1962), en Malaisie de 1962 à 1968, au Ghana ensuite (1968-1972), à Cuba (1972-1975), au Sri Lanka et aux Maldives (1975-1978). 





Xin kính chào quý vị Độc giả và Bạn bè xa gần. Hôm nay Tác giả Blog "Tân đảo Xưa và Nay" xin trân trọng giới thiệu phần đầu theo thứ tự vần ABC cuả bản Danh mục nói trên. Lần lượt sẽ đăng tải tiếp vào các ki tới.
Tác giả sẽ cố gắng sưu tầm những thông tin và tư liệu liên quan đến bà con Việt kiều Tân Thế Giới. Bởi vậy kinh mong bà con anh chị em VK TTG sẽ nhiệt tình giúp đỡ Tác giả Blog bằng cách góp ý phê bình, đồng thời cung cấp bổ sung  tư liệu cuả mình.
Xin chân thành cảm ơn và chúc quý vị luôn vui khoẻ và hạnh phúc.