Translate

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Vần T (phần cuối) bản DANH MỤC về người VN và các địa danh liên quan ở Tân đảo Tân Thế giới



 DANH MỤC
(Répertoire)

Vê người Việt nam ở Tân đảo – Tân Thế giới
và những địa danh, cơ sở liên quan.



Biên soạn : Jean Van Son – Vanuatu



LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử của người phu mộ Bắc kỳ ở Tân đảo là một trong những trang sử hào hùng vẻ vang về cuộc sống tha phương của người lao động Việt nam ở Hải ngoại nói chung. Bởi vậy việc ghi chép lại tên tuổi và những địa danh, cơ sở liên quan trước và sau thời kì nô lệ của các bậc cha mẹ, chú bác tại nơi đất khách quê người là một việc làm cần thiết.

Kho tàng về các sự kiện lịch sử của người VN ở Tân đảo rất nhiều và phong phú. Đến nay, ngoài công trình của Cụ cố Đồng Sỹ Hứa qua cuốn « Từ Châu Đại dương về Việt nam » (De la Mélanésie au Viêt nam), còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác. Ở đây tác giả chỉ muốn nêu và hệ thống hoá những con người, những sự việc và sự kiện theo góc độ và cách nhìn nhận của chính bản thân mình dựa theo các tư liệu khác nhau cho dễ tìm, dễ đọc mà thôi.

Bản tập hợp Danh mục này có thể có những thiếu sót, nhầm lẫn nhất định. Bởi thế, tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến phê bình, đóng góp của nhiều người, đặc biệt của số anh chị em Việt kiều Tân đảo – Tân Thế giới  thế hệ hai, ba đang sinh sống ở VN cũng như các nơi khác trên Thế giới.

Xin trân trọng cảm ơn tất cả các chú bác, các anh chị em và bạn bè xa gần đã chú ý theo dõi.





Tài liệu tham khảo:
-       Tư liệu của cụ cố Đồng Sỹ Hứa.
-       Tư liệu trên trang Wikpedia về Tân đảo New Hebrides/Vanuatu.
-       Tư liệu của Virginia RIOU và Patrick O’REILLY.
-       Les Nouvelles Caledoniennes
-       Blog Café, The, La Soupe cuả BUI Hiệp
-       Blog Tiebaghi A.1719 cuả BUI Hiệp.
Sắp xếp: theo thứ tự vần ABC.
Kí tự viết tắt: ĐSH = Đồng Sỹ Hứa. ĐT = Đội trưởng. HLV = Huấn luyện viên. TM = Thủ môn
TT = Từ trần. VNCNĐTĐ = Việt Nam Công Nông Đoàn Tân đảo.
LĐAHVN = Liên đoàn Ái hữu Việt nam. USV = Union Sportive Vietnamienne
N.H. = Nouvelles-Hébrides (Tân đảo cũ nay là Vanuatu)
N.C. = Nouvelle Calédonie (Tân thế giới cũ nay là Tân đảo mới)



T
(Tiếp theo và hết vần T)

Huấn luyện viên Thụ Cụt đứng thứ ba từ trái 
và thủ môn Nguyễn văn Thùy Noumea mặc áo trắng cầm bóng.

·         Thụ (Nguyễn văn) còn gọi là Thụ cụt. Con trai của người công nhân phu mộ VN ở Tân đảo. Thường gọi là Thụ cụt. Là một trong những cầu thủ xuất sắc kiêm huấn luyện viên  của đội Ánh Sáng Máy Cà-phê. Đồng thời là tuyển thủ giầu kinh nghiệm của Đội Tuyển Thanh niên Việt nam (USV). Đã góp phần tích cực trong việc giúp Đội tuyển đoạt Cúp luân lưu và chức vô địch đảo Efate năm 1962 tại Tân đảo New Hebrides (Vanuatu). 

Mr Nguyễn Như Thùy

·         Thùy (Nguyễn Như). Nguyên là con cháu chân đăng VN sinh trưởng tại Noumea. Năm 1960-1963 sang Tân đảo làm công nhân cho hãng Thầu xây dựng Ardimani. Ông Thùy Thủ môn và ông Sợi là hai cầu thủ bóng đá xuất sắc đã giúp Đội tuyển thanh niên VN USV đoạt Cúp luân lưu của Hiệp hội Bóng đá Tân đảo năm 1962. Hồi hương về VN, ông đã tham gia đội bóng đá mạnh của Than Quảng ninh.


Henry BUI Ngoc Thuy - Trưởng ban Nhạc The VK Hai phong

·         Thủy (Henry Bùi Ngọc). Sinh trưởng tại Port Vila sau du học ở Noumea Tân Thế giới. Hồi ở Vila đã từng tham gia ban Văn nghệ Liên Việt. Là một trong những thủ môn tài ba xuất sắc của các Đội mạnh ở Noumea. Hồi hương về VN đã xây dựng ban nhạc Việt kiều tại Hải phòng có tên là « The VK ». Có nhiều công lao đóng góp trong phong trào dùng tiếng nhạc át tiếng bom trong thời kì chống chiến tranh xâm lược cũng như phục vụ chuyên gia và thủy thủ nước ngoài công tác ở VN sau hòa bình. Hiện nay ông định cư tại Sydney Australia. Ông vẫn độc tấu ghi-ta tại các cuộc dạ hội. Ông gọi là « One man Band ». Album nhạc của ông có tên là « The VK 1964-1981 – Tribute to the Shadows”. Thực hiện tại phòng ghi âm Noumea N.C. 



Phái viên Hông Thập tự VN ông Lê Trung Thủy (Áo trắng giữa)

·         Thuỷ (Lê Trung Thuỷ). Trưởng Phái đoàn Hội Hồng Thập tự VNDCCH thay thế Bộ Ngoai giao đến Tân đảo – Tân Thế giới năm 1963. Nhằm giải quyết tiếp vần đề Hồi hương VK theo chính sách nhân đạo giữa Pháp và Việt nam. Câu nói thực sự nhân đạo của ông mà nhiều người còn nhớ được là: Đất nước VN tạm thời còn bị chia cắt. Chiên tranh có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Nếu bà con chờ khi nào đất nước thống nhất hãy về thì tôt hơn”. 


Lê Xuân Thủy (mệnh danh Thủy Lê-ni-da)

·         Thủy (Lê Xuân) còn gọi là Thủy Cước hay Thuy Lê-ni-da. Sinh trưởng tại đảo Efate Tân đảo. Ở Tagabe đã tham gia phong trào Thanh thiếu niên Ái quốc của Hội VNCNĐ. Hồi hương về VN đã tình nguyện đi xây dựng kinh tế mới tại xá Thái bình Tuyên quang. Ông là một trong những người có nhiều công lao đóng góp trong việc vận động bà con VK xây dựng kinh tế mới. Ông đã tham gia lãnh đạo HTX sản xuất nông nghiệp xã. Ông bà có 13 người con đều thành đạt. Đã từng giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội Việt kiều tại Tuyên quang.



Đỗ Viết Thử (Jean DO) còn gọi là Tu Taximan

·         Thử (Đỗ Viết). Quê ông ở Hải phúc – Hải hậu – Nam định. Đã từng làm thợ sản xuất bánh mì. Tưng chạy xe taxi. Đã từng giữ chức chủ tịch Hôi Ái hữu VN tại Tân đảo từ năm 1965 đên 1978. Sau khi Tân đảo độc lập trở thành Vanuatu, ông đưa gia đình định cư ở Nouméa Caledonie. Hồi trẻ ông có tài làm món tiết canh lòng lợn nổi tiếng ở Tân đảo. Ông cũng la một trong những người Việt nam đầu tiên xây dựng đoàn xe Tắc-xi tai Port Vila. 


Cụ cố TRẦN Văn Tích (người đứng đàu bên phải)

·         Tích (Trần Văn). Quê ông ở Việt trì Phú thọ. Ông là nhân viên kế toán của Hãng Ba-lăng CFNH ở Tân đảo. Người ta thường gọi là ông Kí Tích hoặc ông Tích Ba-lăng. Ông thông thạo tiếng Pháp. Giữ chức vụ Chủ tịch  Hội Liên Việt Port Vila nhiều năm. Trực tiếp làm Phó chủ tích Uỷ ban Hồi hương Việt kiều Tân đảo 1961-1964. Ông đưa gia đình Hồi hương về Hải phòng năm 1964. Mặc  dù về nước, Ông vẫn được hãng Ba-lăng thanh toán tiền lương hưu cho đến khi ông qua đời tại Việt  trì.


Ông ĐINH Tích (còn gọi là ông Tích thịt bò)

·         Tích (Đinh văn). Quê ở Hành thiện - Tỉnh Nam định. Từ năm 1944-1945, Ông được bầu làm chánh trương Tỉnh bộ Nam định. Là một trong số it người VN làm thầu khoán xây dựng nhà cửa đầu tiên ở Port Vila. Con cháu của ông ở Tân đảo rất thành đạt. Trong đó có các anh Đinh văn Thân, Đinh văn Tư, chị Đinh Thị Tâm v.v…


Tiền Tân đảo tiêu dùng từ 1944 tại Port Vila 

·         Tiền Tân đảo. Từ năm 1906, sau những trận thủy chiến không phân thắng bại ở Tân đảo, Anh và Pháp đã buộc phải kí kết hòa ước chung và thành lập chế độ đồng quản trị có tên là Condominium. Và trên thị thường tồn tại song song hai loại tiền. Anh có đông pao (pound) và si-linh (shilling). Pháp có đồng tiền quan phờ-răng (franc). Một vài đồn điền cũng xuất bản đồng tiền riêng của mình như đồn điên Phùa (LG Frouin). Một đồng bạc Đông dương hồi đó có giá trị khoảng 10 francs. Năm 1942, sau cuộc đổ bộ của quân đội Hoa kì thì có thêm đồng đô-la tương đương 50 franc Pháp.

·         Tỉnh bộ. Các cụ hồi xưa kể lại là bắt đầu quãng năm 1942, sau khi quân Mĩ đổ bộ vào Tân đảo thì  đời sống của bà con phu mộ đã được cải thiện Số đông đã hết hạn giao kèo chờ tầu hồi hương và đã được phép đổi chủ hoặc làm nghề tự do. Trong bối cảnh đó, một số cụ đã tính đến chuyện phải có tổ chức của cộng đồng người Việt để bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc tắt lửa tối đèn. Cơ cấu tổ chức đầu tiên được phôi thai là xây dựng các Tỉnh bộ. Mạnh nhất vẫn là các Tỉnh bộ Nam định, Thái bình, Hải dương, Ninh bình, Kiến an, Hưng yên, Hà nam v.v… Cùng thời kì đó có Hội múa rồng có tên là Khánh hội Long vân, tiền thân của Hội Liên đoàn Ái hữu sau này.


Cụ cố Nguyễn Viết Tính (Cụ Cai Tính) ở Santo Tân đảo

·         Tính (Nguyễn văn). Quê xã Hải hà Huyện Hải hậu Tỉnh Nam định. Thường gọi là cụ Cai Tính. Cụ làm cai tại đồn điền Ra-tà ở đảo Santo Tân đảo. Cụ đã hồi hương về quê năm 1964. cutinh


Từ trái: PV Vũ Hoàng - Đặng viết Thế - Nguyễn văn Mô. Ông Nguyễn viết Tịnh đứng phía sau .

·         Tịnh (Nguyễn Viết). Quê ở Hải Phúc – Hải hậu – Nam định. Tổng Đại biểu của các hội viên VNCNĐ khu vực Tagabê. Thợ sửa chữa đồng hồ nổi tiếng khu vực Tagabê. Hồi hương về quê quán. Sau bị tử vong do chó dại cắn.



Tòa án hỗn hợp đầu tiên của Pháp-Anh (Condominium) tại Port Vila Tân đảo

·         Tòa án hỗn hợp 1 (Tribunal mixte 1).   Tòa àn chung thứ nhất của Chính quyền Pháp và Anh ở Port Vila Tân đảo/Vanuatu được xây dựng trước năm 1920 trên đồi nhìn ra cửa vịnh. Ngay phía trước có Bìa Tưởng niệm ngày Ký Hiệp đình đình chiến 1918. Phía bên trái là Tòa sứ Pháp. Khi Tân đảo trở thành Vanuatu thì Tòa án này bị phá dỡ thay vào đó là Ngân hàng Dự trữ Quốc gia Vanuatu.


Tòa án hỗn hợp Anh Pháp trên dồi cao Port Vila Tân đảo

·         Tòa án chung 2 (Tribunal mixte 2). Tòa án chung thứ hai của Chính quyền đồng quản Anh/Pháp được xây dựng bằng gỗ rất đẹp trên ngọn đồi cao nhất của thủ đô Port Vila. Đến năm 2008, tòa nhà này đã bị đốt cháy.

Tòa sứ Pháp (Residence de France) Port Vila N.H. Tân đảo

·         Tóa sứ Pháp (Residence de France). Được xây dựng vào quãng năm 1900. Đến năm 1952 được hoán cải làm Trương học có tên gọi « Ecole Publique francaise » tại Port Vila. Đên khi Taand đảo độc lập trở thành Vanuatu thì trường học bị phá bỏ và khu vực này trở thành Cơ quan Chính phủ của Vanuatu. 




Gilbert Tố Noumea New Caledonia

·         Tố Gilbert (Nguyễn thành). Sinh trưởng ở Noumea New Caledonia. Từ lúc còn thanh niên đã sử dụng thành thạo máy ảnh. Theo gia đình hồi hương về VN, ông đã có nhiều cống hiến cho công cuộc xây dựng kinh tế mời ở Tuyên quang. Sau này ông trở lại định cư và thành đạt ở Noumea.
Hiện nay ông là một trong những nhà lãnh đạo nòng cốt có tên tuổi của Hội Ái hữu Việt nam tại Tân Caledonie.

·         Tổ chức. Cơ cấu tổ chức của Hội Việt nam Công nông đoàn gồm có :
1. Tổng thư ký (Secretaire general) ở Port Vila đảo Efate.
2. Phó tổng thư ký (Secretaire general adjoint) ở đảo Santo.
3. Thư ký Văn phòng.
4. Thủ quỹ.
5. Ban Phụ nữ - Đoàn Thanh niên – Ban Văn nghệ - Thể thao.
6. Tổng đại biểu khu vực. Thay mặt cho toàn bộ Hội viên trong khu vực. Làm nhiệm vụ thông báo tin tức khẩn cấp, phân phát giấy triệu tập họp.


Ảnh người phu mộ VN do quân đội Hoa kì chụp năm 1943 tại Santo Tân đảo

·         Tông-ki-noa. Trước năm 1945, thực dân Pháp gọi người phu mộ VN đến từ Bắc kì là Tông-ki-noa (Tonkinois). Vi Việt nam thời đó chia làm 3 miền. Bắc kì Pháp gọi Tông canh (Tonkin). Miền Trung là a-nam (Annam). Dân miền Trung là a-na-mít (anamites). Nam bộ gọi là Cô-xanh-xin (Cochinchine). 


Biểu tượng của CGT Tổng Công Hội Pháp

·         Tổng Công hội Pháp (CGT = Confederation generale du Travail). Cuối năm 1946. Sau khi Liên đoàn Ái hữu Việt nam chia tách thành hai Hội : Một lấy tên là Liên đoàn sau đổi thành Cộng hòa do ông Đặng long Hưởng lãnh đạo. Hai là hiệp hội Thợ thuyền VN sau đổi tên thành Việt nam Công đoàn do ông Đồng sỹ Hữa lãnh đạo. Đầu năm 1947 Việt nam Công đoàn gia nhập Tổng Công Hội Pháp CGT. Thecdoan cgt2
1946 : Du 8 au 12 avril a lieu le 26e congrès de la CGT à Paris, qui voit une nette domination des « unitaires » (proches du PCF). Elle revendique le chiffre de 5 millions et demi d'adhérents. Le rapport de Benoît Frachon est adopté par 84,4 % des voix. Le 5 octobre, promulgation du Statut Général des Fonctionnaires par le ministre Maurice Thorez. Début de la Guerre d'Indochine (19 novembre 1946). Pendant toute la durée du conflit, la CGT organise des manifestations de solidarité à l'égard du peuple vietnamien et en faveur de la paix.


Việt kiều Port Vila Tân đảo biểu tình diễu hành đòi Hồi hương phản đối chiến tranh

·         Tổng đình công. Cuộc tổng đình công, bãi khóa, bãi thị lớn nhất xây ra hồi tháng tư năm 1947. Sau khi nhà chức trách tổ chức chuyến tầu hôi hương đầu tiên hồi tháng giêng. Sâu đó bị hoãn vô thời hạn. Sau cuộc tổng đình công, nhà chức trách địa phương đã huy động lính bảo an xông vào khám xét, thu giữ máy in, cờ ảnh và tư liệu văn phong. Khám nhà ông Đồng sỹ Hứa. Huy động chiến hạm Dumont d’Urville từ Noumea về để uy hiếp tinh thần người phu mộ VN


Cầu thủ Nguyễn Văn Tốt - người đứng đầu từ tay phải

·         Tốt (Nguyễn văn). Con trai thứ của cụ Nguyễn văn Cung quê ở Nam định. Bố mẹ nguyên là công nhân phu mộ làm việc trong đồn điền Phùa. Hết hạn hợp đồng nấu bếp cho Chánh cẩm Rossi. Tốt là một trong những cầu thủ xuất sắc của đội Đoàn kết và là tuyển thủ của Đội Tuyển bóng đá Thanh niên VN USV (Union Sportive Vietnamienne). Năm 1962 đã cùng Đội USV đoạt chức vô địch và Cúp luân lưu của Hiệp hội Bóng đá Tân đảo. Theo cha mẹ hồi hương về VN. Từng tham gia đội Bống đá của Nhà máy dệt Nam định.

·         Tơi (Theuil Léon) (Đồn điền). Đồn điền Lê-ông Tơi tại đảo lớn Ma-la-ku-là. Có rất nhiều công nhân phu mộ VN làm việc tại đây. Theo dư luận thì ông này là người Pháp nhưng biết nói tiếng Việt thành thạo. Có người kể lại : khi yêu cầu ông ta đọc thơ Kiều của Nguyễn Du thì ông ta sửa ngay là « lẩy »  Kiều chứ không phải « đọc » thơ Kiều.


Việt kiều Trại VN số 3 Ba lăng Santo Tân đảotổ chức mít tinh

·         Trại Ba-lăng (Trại VN số 3 Santo). Trụ sở của Hội Việt nam Tương tế đặt tại đây. Còn có tên là Trại VN số 3 Ba-lăng. Sau này đổi tên thành Hội Liên Việt Santô. Ông Chủ tịch cuối cùng của Hội trước khi Hồi hương là ông Võ Cao Tầng. Người Việt nam tập trung ở đây khoảng trên dưới 300 người. Có nhiều hoạt động văn hoá thể thao như : mở trường dậy tiếng Việt, dây múa sư tử, diễn kịch v.v…
Năm 1958 ông Võ Cao Tầng đã tổ chức đón tiếp phái đoàn học sinh giỏi của Trương Ecole Publique francaise Port Vila, do bà giáo Pommadere dẫn đầu. 


Phía trái là khu nhà Đề bô tập trung phu mộ VN đến Tân đảo và đi vè Hải phòng

·         Trại đón tiếp phu mộ hay Đề-bô (Depot central). Khu trại đón tiếp công nhân phu mộ VN được xây dựng khoảng năm 1920 giáp Nhà thương đen và nghĩa trang Port Via. Nhà xây bằng đã hộc lợp mái tôn do nhưng tù nhân xây dựng. Không có vách ngăn., không có giường nằm. Giữa là hành lang. Hai bên là nền xi-măng cao khoảng 30 cm dung làm phàn cho người mời đến nằm nghỉ. Mùa rét nhiều người không chịu được phải đi bệnh viên. Hầu hết người phu mộ VN ra khỏi trại đều mất tên thật của mình và  được cấp thẻ thân mang số báo danh. Sau năm 1945, khu này biến thành nhà thương điên nhốt bệnh nhân tâm thần. Đến nay đã bị phá bỏ.


Hội quán Việt nam Công Nông đoàn tại khu Sa-puy Santo Tân đảo 
 

·         Trại Sa-puy (Trại VN số 1 Santo). Chapuis là đồn điền dừa tương đối rộng năm trên vùng đất cao so với mặt biển. Năm 1946, sau khi đấu tranh và thương lượng, Nhà cầm quyền Pháp và ông chủ đồn điền này nhất trí dành khu đát rộng để cho người phu mộ Việt nam tạm trú và canh tác chờ đợi tầu hồi hương. Có tên gọi là Trại Việt nam số 1 Chapuis. Một ngôi trường bằng tôn đã được xây cất. Đông thời cũng là Hội quán, nơi tập trung tổ chức những ngày Lễ Tết, hội họp. Khoảng trên dưới một ngàn người đều là Hội viên Hội Việt nam Công nông đoàn do ông Trần Văn Soạn làm Phó Tổng Thư kí (VNCNĐ bên Vila do ông Đồng Sỹ Hứa làm Tổng Thư kí). Năm 1947, Ông Soạn bị  trục xuất về Hải phòng cùng chuyến tầu vời ông Đồng Sỹ Hứa. Sau này có ông Trần Khắc Khoan thay thế. Các cuộc biểu tình đình công đều xuất phát tại đây. Có nhiều hoạt động tích cực thể hiện lòng yêu nước, yêu tự do. Có sân bóng đá, sân bóng chuyền. Hoạt đông văn hoá văn nghệ có hát chèo, ca kịch cải lương v.v...


Cầu sắt bắc qua sông Sarakata Santo Tân đảo

·         Trại Sarakata (Trại VN số 2 Santô). Trại số 2 Sarakata tập trung đông người Việt nam nằm gần bờ suối cùng tên. Thuộc địa bàn ngoại vi Thành phố Luganville đảo Santô. Cũng có trường dậy tiếng VN cho các cháu nhỏ. Trại Sa-puy và Sarakata được xây dựng do sự đấu tranh của Ông Đồng Sý Hứa yêu cầu nhà chức trách địa phương buộc các chủ đồn điền Chapuis và Simonsen phải nhượng bộ.  Khoanh vùng các khu đất nói trên cho người  công nhân phu mộ VN được định cư làm ăn sinh sống chờ tầu hồi hương. Tât nhiên là có sự giám giát của chính quyền địa phương. (tư liệu ĐSH) 

Cầu sắt và vườn dừa Teuma bị siêu bão PAM tàn phá tháng 5/2015
 
·         Trại Tê-u-ma (Trại VN số 1 đảo Efate). Trại số 1 được xây dựng  quãng năm  1946, bên cạnh bờ suối Têuma, giáp đường quốc lộ đi vào đồn điền Têuma. Tập trung hầu hết bà con nguyên là công nhân phu mộ VN hết hạn hợp đồng cho hãng SFNH – Société Francaise des Nouvelles Hebrides va đồn điền A-le gần đó. Hình thành khu định cư tập thể chờ tầu Hồi hương về Hải phòng. Chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi trồng trọt, đánh bắt tôm cá.



Trại VN số 2 Tagabe và con suối Tagabe ngày nay 

Hội quán Việt nam Công nông đoàn - Trại số 2 Tagabe Tân đảo

·         Trại VN số 2 Tagabe (đảo Efate). Nằm trong khu đát của đồn điền ông Phùa (Frouin LG). Trải dài dọc theo con suối Tagabe đến tận Blacksand. Một khu đất tương đối bằng phẳng, nằm bên bờ suối nên thuân lợi cho viêc chăn nuôi trồng trọt. Văn phòng VN Công đoàn đặt gần nhà ông Phùa.  Trường học dậy tiếng Việt đồng thời cũng là Hội quán cũng gần đó. Hầu hết bà con sinh song tại đây đều xuất thấn là công nhân phu mộ hết hạn hợp đồng làm việc tại các đồn điền ở đảo Efate. Họ trồng đủ các loại rau xanh, quả củ và chăn nuôi gia súc.  


Cây tràm ra hoa tại Tân  Caledonie

·         Tràm (Niaouli). Cây tràm có tên khoa học là Melaleuca Quiquenervia mọc nhiều ở Tân Caledonie. Cùng họ với Eucalyptus của Úc. Một loại cây duy nhất thoát được hỏa hoạn. Mặc dù lá bị cháy rụi, nhưng cây không bị chết cháy. Người ta chưng cất tinh dầu gọi là dầu tràm hoặc nhau-li để cha trị bệnh đau nhức cơ bắp, khớp. Những người nước ngoài sinh trưởng ở Caledonie cũng được gọi là dân nhau-li (niaouli). Trong đó có người gốc Việt nam. 


Trạm 50 nơi đón tiếp Việt kiều tai Lương Khánh Thiện Hai phòng
 (anh minh họa internet)

·         Trạm 50 (đón tiếp VK tại Hải phòng). Trừ những em nhỏ, còn toàn thể bà con Việt kiều già trẻ trai gái ai cũng đều nhớ Trạm đón tiếp VK tại phố Lương Khánh Thiện Hải phòng. Trạm này gần sát vời Nhà Ga tầu hỏa. Người ta nhớ nhiều vì vào quãng nửa đêm đang ngon giấc, bị giật bắn mình vì tiếng còi tầu rú. Các cụ giá sướng lắm. Các cụ ví Trạm 50 này với trại Đề-bô ở Tân đảo xưa. Nó một trời một vực. Đề bô ở Tân đảo chỉ có mỗi cái sàn xi-măng dài dọc theo tường nhà. Cao trên mặt đất khoảng 20 cm, trải chiếu dùng làm giường nằm. Không màn mền. Muỗi đốt xưng cả mặt. Còn bây giờ Nhà nước đón tiếp thật nồng hậu. Có giường chiếu, màn mền đầy đủ. Có cả quạt điện, nhà vệ sinh v.v… Bọn trẻ con cũng sướng. Chúng thích nhất là cơm độn ngô vàng rộm. Chúng nõ gọi là cơm trứng. Đây cũng là nơi họp mặt cuối cùng của bà con Việt kiều trước khi chia tay mỗi người một ngả. Kđi kinh tế mới, người về quê hương.


Cây đàn hương (Sandalwood) ở Tân đảo Vanuatu.

·         Trầm hương (Santal wood).  Cuối thế kỉ 17, nhà hàng hải Anh Đi-lơn (Dilon) đã phát hiện ra gỗ trầm hương tại đảo A-na-tôm  (Aneytum) phía nam Tân đảo gần giáp ranh với Bắc New Caledonia. Đến thế kỉ 18-19, nơi đây đã trở thành nơi tranh chấp thương địa giữa Anh, Pháp, Trung hoa v.v..
  loại cây hương thảo quý hiếm có mùi vị đặc biệt dùng để chế biến hương liệu.

·         Tráng (Nguyễn Văn). Một trong hai người phu mộ VN bị tên Bẹc-tô băn chết trong cuộc biểu tình đình công tại sở Ratard năm 1945. Theo nguồn tin lịch sử thì ông Tráng đã được Nhà nước VN truy tặng “Liệt sĩ”.

·         Trình (Lưu Kim). Quê ở Xã Hải Hà Huyện Hải Hâu Tỉnh Nam định. Nguyên là công nhân phu mộ  làm việc tại đồn điền Harris gần Malassa (Bắc đảo Efate). Sau năm 1945 ông làm nghề tự do ở thành phố Vila. Ông vừa làm  nghề kim hoàn vừa lái xe taxi. Năm 1963 ông đưa gia đình về Việt nam và đi làm kinh tế mới ở Tuyên quang.

1950. Đội bóng đá trung niên Thành phố Port Vila

Trung niên (Đội bóng đá). Đội bóng đá trung niên của ông Đạt làm cho  Chánh sứ Pháp thành lập. Còn nhận ra được các vị: Trần văn Hiện - Nguyễn Văn Cân - Trừ Văn Quả - Trần Văn Sinh  - Đỗ Văn Tâu - Ông Đạt - Ong Giá v.v... Tài nghệ của các cụ thời bấy giờ cũng ngang ngửa với các đội của Tây ở địa phương.

Đội bóng đá trung niên VN tại Tagabe Tân đảo năm 1960

·         Trung niên (Đội bóng đá Tagabe). Năm 1962, hai đội bóng đá Trung niên VN ở Tagabe và Thành phố Vila đã được thành lập. Đội Tagabe gôm có các ông: Nguyễn văn Đoài – Trần Văn Cư – Hoàng văn Nạp – Ngô Văn Kính (Ale) – Vũ văn Tác – Nguyễn văn Cân – Trần Văn Lịch và các vị khác không nhớ hết tên.


·         Trường học Công đoàn đầu tiên. Trường Học của Hội Việt nam Công đoàn đầu tiên là nhà khum của Mỹ trên chỗ gốc vối. Người đầu tiên dậy tiếng Việt ở ngôi trường này là Thầy giáo Trịnh văn Thuật. Sau này có các  Thầy giáo Nghĩa, thầy Bỉnh, thầy Đáp  tiếp tục giảng dậy tại trường này. Phía dưới dốc là Trường Liên đoàn sau đổi tên là Cộng hòa. Năm 1947, trường Công đoàn di chuyển vào trại Tagabe trong khu đất của gia đình ông Phùa (Frouin). Đồng thời cũng dùng làm nơi hội họp, vui chơi giải trí trong những dịp Tết và Lễ hội, gọi là Hội quán. 


Trương công giáo VN đầu tiên tại Port Vila Tân đảo
 
·         Trường học Công giáo. Cũng là một loại nhà khum của Mỹ để lại sau Thế chiến. Trường Công giáo năm trong khu đất của cha xứ dòng tu Ma-rít (Maristes) thờ Đức bà Đồng trinh. Thầy giáo đầu tiên dậy ở trường này là thầy Trúc. Sau đó có thầy Đáp bên Công đoàn sang dậy. Năm 1954, Linh mục Nguyễn năng Vịnh từ Bùi chu sang đã chỉ đạo nâng cấp xây dựng thành Nhà thờ Giáo xứ Thiên môn. 

1946, Ecole Vietnamienne - Trương học VN do Hội Liên đoan Ái hữu tổ chức tại Port Vila Tân đảo. Do Thầy giáo Bùi Gia Dzự và Nguyễn hữu Đăng phụ trách.


Trường học của Hội Liên đoàn Ái hữu  Việt Nam. Sau đổi tên là  Cộng hòa (1956 đổi tên  là Liên Việt) tại Port Vila Tân đảo năm 1948.

·         Trường học Cộng hòa. Cũng là một loại nhà khum của Mỹ tọa lạc phía sau Hội đồng Khách (Chinese Club). Tiền thân của trường Cộng hòa là trường Liên đoàn Ái hữu trước đây tại tòa nhà thuốc Tây Phác-ma-xi. Thầy giáo Bùi Gia Dzự, thầy Nguyễn Hữu  Đăng chuyển về đây. Có thêm thầy giáo Nguyễn Trọng Quế giảng dậy. 


Trường học Liên Việt Port Vila Tân đảo do Thầy giáo Thuật phụ trách năm 1956.

·         Trường học Liên Việt. Từ năm 1955, trường Cộng hòa đã chuyển lên nhà khum Mỹ phía trên dốc cách đó 50 mét, ngay cạnh ga-ra Valette. Thầy giáo Thuật kiêm nhiệm giảng dậy các lớp từ vỡ lòng (lớp 1) đến lớp 4. Lúc này thầy Đăng đã đí sang Noumea sinh sống. Thấy Dzự đi làm nhân viên kế  toán hãng Ba-lăng. Thầy Quế đi làm phiên dịch trên văn phòng tóa sữ Pháp.

Trương Ecole Publique Francaise Port Vila New Hebrides

·         Trường Pháp (Ecole publique). Tiền thân của trường này là trường công communale tại khu nhà giữa phó, chung với Sở Cẩm và Văn phòng Ủy quyền Pháp (Delegation francaise). Đến năm 1952 mới chuyển lên tòa nhà của Chánh sứ Pháp trên đôi bên cạnh Tòa án cũ. Đổi tên là Ecole publique do ông Hiệu trưởng Wery phụ trách. Đến năm 1956 bà JS Pommadere làm hiệu trưởng. Rất nhiều học sinh VN tốt nghiệp Sơ học yếu lược tại đây. 


Nhà thờ chính và khu trường Sainte Jeanne d'Arc Port Vila New Hebrides
 
·         Trường Sơ Ste Jeanne d’Arc. Nguyên thủy là một trường dòng dành riêng cho con em người công giáo trực thuộc Cha xứ dòng Ma-rít (Mariste). Ban đầu được chia ra các lớp dành riêng cho học sinh nam ở trường phía dươi giáp ga-ra Valette do Sơ Marie Francois Regis phụ trách. Học sinh nữ phía trên bên cạnh nhà thờ do Sơ Ernestine phụ trách. Năm cuối cùng của Sơ học, nam nữ mới học chung một lớp. 


Trường Việt nam Công nông đoàn Tagabe Port Vila Tân đảo năm 1956

·         Trường Việt nam Công nông đoàn Tagabe. Sau khi thành lập trại Việt nam số 2 Tagabe hồi cuối năm 1946. Sang đầu năm 1947 trường Việt nam Công đoàn đã được di chuyển vào trại này. Vì lý do sức khỏe Thầy giáo Trịnh văn Thuật đã xin thôi việc. Lúc này có thầy giáo Hớn, thầy Bỉnh, thầy Nghĩa đã thay thầy giáo Thuật. Lúc đó đã có thầy giáo Đỗ Tích Lễ làm hiệu trưởng ở trường Tagabe rồi..Sau khi các thầy giáo đầu tiên bị trục xuất lên tầu Ville d’Amiens về Hai phòng. Tiếp tục có các thầy giáo đôc công Đào duy Từ, Nguyễn đình Rụ, Đặng viết Thế, Vũ văn Than kề nhiệm. Từ năm 1955 có các thầy giáo Nguyễn văn Đại, Dương văn Đạm, Nguyễn Thị Trong tiếp tục sự nghiếp đến khi hồi hương.



Sóng thần (Ảnh minh họa internet )
 
·         Tsunami (Sóng thần). Sau trận động đất lớn năm 1952 làm thiệt hại nhiều nhà cửa, xuất hiện sóng thần ở mức độ trung bình. Tại các đồn điền ven biên mũi đất Bô-li-giáp (Pointe du Diable bị thiệt hại nhiều. Đàn bò và gia súc bị nước dâng, khi rút kéo theo tất cả mọi thứ. May mà người kịp trèo lên cây cao nên không bị thương vong. Cùng ngày ở thành phố Port Vila, nước dâng cao trên 1 mét. Làm cho hàng hóa trong các cửa hang bị ngập nước. Cứ sau 5 phút nước dâng thì có đợt nước rút, ào ào như thác đổ. Hồi đó chưa có ai biết tsunami, chỉ gọi theo tiếng Pháp là “Raz de maree”. 


Ông Lưu Đình Tuân - người đứng bên phải


Tuân (Lưu Đình). Con trai cụ Lưu Đình Ngạn ở Cô Lạc đô. Quê ở Ninh Bình. Bị trục xuất cùng với bố mẹ trên con tầu Ville d'Amiens về VN năm 1947. Ông là một trong  những con em Việt kiều có trình độ học vấn cao. Đã từng là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà nội. Là tác giả của nhiều cuốn sách về vật lý và toán học nổi tiếng. Hiện ông và gia đình ở Sai gòn. Trước đây ông đã từng đi giảng dây ở nhiều trường tại Băc Phi như Mozambique, Ethiopia, Ma rốc, Algerie. Thông thạo tiếng Tây ban nha, Pháp, Anh và Hán văn. Ông viết nhiều trên Blog Multiply.


Cụ cố Nguyễn Tuân - người đứng giữa hàng trên cùng
 
·         Tuân (Nguyễn Tuân). Không phải gốc phu mộ. Ông là một viên chức của hãng CFPO (Compagnie Francaise des Phosphates de l’Oceanie). Đến Tân đảo năm 1958. Ông có công lớn trong việc xây dựng ban Văn nghệ của Hội Liên việt Port Vila. Tổ chức huấn luyện các diễn viên kịch, làm sống lai nền văn hoá VN tại Tân đảo. Sau cuộc hồi hương, gia đình ông chuyển sang Noumea New Caledonia. 


Phạm Bình Tuấn - nguyên Chủ tịch CLB Việt kiều Tuyên quang

·         Tuấn (Phạm Bình). . Thế hệ hai chân đăng sinh tại Chapuis Santo. Dân Vila đặt tên là Tuấn “bi nốc”. Tiếng Pháp binocles là hay đeo kính trắng. Con trai thứ cụ Phạm bình Kích quê ở Đông mĩ – Đông hung – Thái bình. Ông Tuấn đã làm viêc tại thủ phủ Port Vila Tân đảo. Đã từng du học ở bên Noumea Tân Thế giới. Ngay từ lúc trẻ đã sấng tác thơ ca rất hay. Hồi hương theo bố mẹ về VN, tình nguyện đi làm kinh tế mới tại Xã Thái bình Huyện Yên sơn Tỉnh Tuyên quang. Ông đã có nhiều đòng gop trong việc động viên bà con tham gia lao động cải tạo vùng núi rừng trở thành nơi đô thị.
Ông đã từng được bầu vào ban Thường vụ Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh Tuyên quang. Được bầu làm chủ tịch CLB VK Tân đảo-Tân thế giới nhiều nhiệm kì. Năm 2012, ông bà đã cùng đoàn VK trở về thăm lại quê hương thứ hai của mình ở Santo và Vila. 


Chân dung một tù trưởng tại Tân đả/Vanuatu

·         Tù trưởng  (Chef tribal). Thường là người đứng đầu một bộ lạc. Thời xưa ở tân dảo đã tồn tại một huyền thoại vè một tù trưởng có tên là Roi Mata ở đảo Lelepa phía Tây Efate. Một tù trưởng có nhiều quyền lực và quyền hạn. Sở hữu nhiều đất đai. Người dân chịu quy phục và tôn thờ như một vị chúa tể. Đến nay sau khi Vanuatu độc lập, quyền hạn của tù trưởng cũng dần dần bị thu hẹp. Thậm chí thế hệ trẻ không còn coi tù trưởng là gì cả.  



Nhà Tù (prison) ở Port Vila Tân đảo. 

1941. Trích đoạn trang 72-73 trong cuốn sách "Từ Châu Đại dương về Việt Nam" (De la Melanesie au Vietnam)....của cụ cố Đồng sỹ Hứa.

... Để giải cơn buồn phiền vì chú em không được Nhà nước bảo hộ xét duyệt dự tuyển vào học tại trường Y Đông dương. Tôi đã đến quán rượu của bà Rích (Reid) gọi cốc Uýt-ki sô-đa (Whisky soda). Đúng lúc đó có thằng Tây đi ngang qua nói xếch mé:
Tây: - Ê, tông-ki-noa, mày cũng biết xài whisky hả?
Ông Hứa: - Trước hết ở đây không có ai là tông-ki-noa. Chỉ có người Việt nam của xứ Bắc Việt. Chúng tao có 25 triệu dân đấy.
Tây: - Này, nốc cạn cốc whisky của mày đi, rồi... mau cút khỏi nơi đây ngay.
Ông Hứa: - Tao có tiền franc Pháp, đồng bảng ăng-lê (livres sterling). Tao sẽ nhấm nháp cốc rượu ngon này. Và có thể tao còn gọi thêm vài cốc nữa... Cả rượu Côt-nhác (Cognac) Pháp cũng chưa biết chừng...

Tây nọ đỏ bừng mặt. (Sau mới biết tên hắn là Moreau) từ Noumea đến đây làm dự án lắp đăt nhà máy phát điện cho Port Vila. Tây tức quá vì bị bẽ mặt trước đám đông, trong đó có mấy chị phụ nữ xinh đẹp. Hắn gọi điện thoại đến sở Cẩm báo là có tên tông-ki-noa đang làm loạn. Chánh cò và mấy tên lính có mặt tức thì.
Tên chánh cò là Emile Bẹc-tô, chả lạ gị ông Hứa vì cùng làm việc trên Tóa công sứ Pháp. Sợ mất thể diện, tên chánh cò ra lệnh cho lính: "Bắt ngay tên này nhốt vào tù". (Emmenez-le. Au gnouf !".
Ông Hứa đã bị nhốt chung phòng với một đồng hương tên Phạm Văn Phách, một phu mộ mới đến Tân đảo hồi đầu năm 1940. Làm cho điền chủ Bladinieres ở sở Cặp-tên" can tội bán rượu lậu cho dân bản xứ.

Sáng hôm sau đích thân Giám đốc trại giam đến mở cửa trại giam thả tự do cho ông Hứa.
Trong hai ngày nghỉ việc ở nhà, ông Hứa đã soạn thảo đơn kiện lên Tòa án. Các thẩm phán đã xử ông Hứa thăng kiện và phạt tên Tây nọ. Qua đơn kiện, các vị thẩm phán đã bàn tán với nhau rằng: "Đồng sỹ Hứa là một cử nhân Luật". (Licencié en Droits).

Ghi chú: Xin lưu ý là Cụ Hứa rất thích uống rượu mạnh.
Cụ cố Đồng sỹ Hứa đã từng bị nhốt một đêm trong cái nhà tù này ở bên cạnh nhà thương Tây Port Vila Tân đảo.

·         Túc (Mai Viết). Một trong những  người phu mộ VN tham gia biểu tình năm 1945 tại Sở Ra-tà. Bị tên thanh tra Bẹc-tô bắn chết tại chỗ. Đã được Nhà nước Việt nam truy tặng Liệt sĩ.


Khu vực Tuk tuk phía Tây đảo Efate Tân đảo đã bị sóng thần gây thiệt hại năm 1952

·         Túc Túc (Tukutuku). Một đồn điền trồng dừa khu vực phía tây đảo Efate. Giáp ranh với sở Ô lên (Ohlen) ở Bô-li-giáp. Thời kì nô lệ có nhiều phu mộ VN làm việc tại đây. Trong số đó có gia đình cụ Cai Son, bà cụ Sinh gù, ông Tàm v.v…

 
Cụ cố Phạm viết Tụng đã chữa trị bênh tại bênh viện này

·         Tụng (Phạm Viết). Một trong những người công nhân phu mộ VN làm việc trong đồn điền Phùa. Quê ông ở Hải hậu Nam định. Ông là người đầu tiên ở trại Tagabe sắm được chiếc xe ô tô tải kiểu cổ, chạy bằng than củi với chiếc còi bóp bằng tay kêu tí toe. Ông cũng là người đầu tiên tham gia đấu giá bức tượng đồng Hồ Chí Minh với giá 30.000 franc (Lương tháng của giáo viên trường VN Công đoàn hồi ấy là 2.500 franc).
Chuyện có thật không ai tin được xẩy ra lúc ông lâm bệnh hiểm nghèo ở bệnh viện Vila. Đốc tờ chê trả ông về phòng số 1 để chờ chết. Gia đình và Hội đoàn đã thuê đóng quan tài và đồ khâm liệm chuẩn bị đưa ông ra nghĩa trang. Ông bị cấm khẩu, tay bắt chuồn chuồn rồi nằm thiếp đi. Một điều kì diệu đã xẩy ra: Đến ngày thứ ba, tự nhiên ông tỉnh dậy kêu đói, đòi ăn. Sau một tuần lễ, da dẻ ông trở lại hồng hào. Đốc tờ hết sức ngạc nhiên, khám lại và cho xuất viện. Sau này hồi hương vê VN, ông sống rất thọ. 


Bà Jeanne TUNICA Y CASAS và biểu tượng Đang CS Tân Thế giới

·         Tuy-ni-ca (Bà Jeanne Tunica). Một trong những người đầu tiên thành lập Đáng Cộng sản của địa phương Nouméa Tân Thế giới từ năm 1936. Bà đấu tranh và bênh vực quyền lợi của người công nhân và nhân dân lao động. Bọn quá khích đã cài mìn làm nổ tung nhà của bà tại Nouméa. May mắn là bà đã thoát chết. Năm 1946, ông bà đã về cư trú ở Santo và mở xưởng sửa chữa ô tô tại Sarakata. Một số thanh niên VN đã đên học việc tại đây như anh Vinh,, anh Hải, anh Trọng Ba, anh Tưởng v.v.. Bà có quan hệ tốt đẹp với người VN tại đảo Santo. Bà mất tại Santo vào cuối năm 1970 sang đầu năm 1980 (Tư liệu của Jean Suret Canal).
« Jeanne TUNICA est effectivement revenue dans le Pacifique austral, aux Nouvelles Hebrides dán l’Ile d’Espritus Sanctos ou elle a vecu jusau’a la fin de sa vie au camp de la Sarakata, au milieu de l’affection des travailleurs vietnamiens. J’ai pu prendre contact avec elle en 1958 et sa derniere lettre date du 18 Novembre 1963, veille du depart du dernier convoi de râptriement des travailleurs vietnamiens.  « A Ha nôi, je m’entretenais souvent d’elle (Jeanne TUNICA) avec PHAM THI HONG THAM, dite » Rosabella», une de ses élèves et pupilles à Santo »
En 1946, né le PCC (Calédonien, pas chinois, hein !) qui bénéficie du soutient du PCF qui refuse néanmoins de l’accepter comme “cellule” calédonienne, refusant toute cellule en dehors de la Métropole. Le PCC est divisé en trois sections : une européenne, une mélanésienne et une vietnamienne. Les successifs secrétaires généraux sont Florindo Paladini puis Jeanne Tunica y Casas.

Cụ Ngô Đình Tứ - Nhà giáo và là một trong những thủ lĩnh
của Hội Việt Nam Công nhân TTG

·         Tứ (Ngô đình). Một trong những cán bộ chủ chốt của Việt nam Công nhân Tân Thế giới. Ông đã được ủy nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Hồi hương Việt kiều Tân Caledonie về nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa năm 1960-1964. tund

·         Từ (Đào duy). Một người có trình độ kiến thức. Nguyên là một đốc công trong một đồn điền ở đảo Efate. Đã từng dậy học tại trường Việt nam Công đoàn Tagabe. Sống sót trong vụ tai nạn xe ô tô tại Creek Ai. Ông và gia đình đã chuyển sang Santo và Noumea sinh sống.

 livre de la melanesie au vietnam ; itineraire d'un colonise devenu francophile   
                                      
·         Từ Nam Thái bình dương trở về Việt nam. (De la Melanesie au Viet nam). Tên của Cuốn hồi ký nổi tiêng của cụ cố Đồng sỹ Hứa do nhà Xuất bản l’Harmattan in ân. Ghi lại gia cảnh của họ tộc Đồng Sý. Thời niên thiếu đến khi được biệt phái sang Tân đảo làm quan phán. Ghi chép quá trình công tác trong chính quyên bảo hộ Pháp tại địa phương ; sự tàn bạo của các tên chủ đồn điền trên các đảo hẻo lánh ; từ bỏ chức quan về tổ chức đoàn thể cộng đồng người phu mộ Việt nam đấu tranh đòi quyền bình đăng, công lý và tự do ; bị nhà cầm quyền trục xuất về Hải phòng ; thoát ly ra vùng giải phóng v.v…

·       
Tự do. Theo tư liệu của cụ cố Đồng sỹ Hứa, thì « Tự do » có tiền cũng mua được. Cụ thể như sau : Năm 1943, hai bà công nhân phu mộ VN tên là Tran Thị Hợp và Nguyễn Thị Ty. Hai bà làm việc trong đồn điền Bi-dôn (Pujol)  ở Mê-lê đã bỏ ra 200 đô-la tương đương với 10.000 quan để mua tự do cho bản thân mình bằng cách hủy hợp đồng (giao kèo) với chủ, Tiền đó do hai bà đã  làm những đồ trang sức bằng vỏ ốc để bán và giặt giũ quần áo cho lính Mỹ dành dụm được. (TLĐSH).
Còn đối với đa số người phu mộ VN, mãi đến năm 1946, sau nhiều cuộc đình công biểu tình đòi hỏi, nhã chức trách địa phương mới quyết định trả tự do và quyền bình đẳng cho họ.
 



·         Tương tế (Hội). Tiền thân của Hôi Liên Việ Santo. Có trụ sỏ tai Trại Ba-lăng (Camp Ballande). Về sau lấy tên là trại VN số 3 Santo. Chủ tịch Hội cuối cùng là ông Võ Cao Tầng. 


Tượng đài Chân đăng hiên ngang giữa khu phố Tầu tại trung tâm Lu-me

·         Tượng đài Chân đăng. Ngày 26/10/1963 chandang1 2. Cụm tượng đúc  băng đồng tượng trưng cho hình ảnh người công nhân châu Á tại Tân Caledonie đã được khánh thành tại khu phố Tầu, trước sự hiện diện của đông đảo các quan chức địa phương.
Chủ tịch AVNC JP Dinh đã nói : Đó là biểu tượng của tình cảm của chúng tôi gắn bó vơi đất nước Caledonie. Chúng tôi đã hòa nhập vào cộng động địa phương. Bức tương này tượng trưng cho nền văn hóa của chúng tôi và mong muốn chia sẻ với đất nước này ngày hôm nay »…

Une stèle en bronze représentant les mineurs asiatiques arrivant sur le Caillou a été bénie en présence des autorités. Jean-Pierre Dinh, le président de l’Amicale vietnamienne en Nouvelle-Calédonie a tenu à faire cette offrande au quartier. « C’est le symbole de notre attachement à la Nouvelle-Calédonie. Nous nous sommes intégrés à une société. Cette stèle est le symbole de notre culture et nous la partageons avec le territoire aujourd’hui. »

·         Ty  (Tô Văn). Bị bệnh tâm thần. Tác giả của nhiều bài thơ đả phá chế độ thực dân tại Tân đảo và phản đối chiên tranh ở Việt nam. Người Việt nam cho là ông bị bệnh « ngộ chữ ». Tây nhốt ông vào nhà thương điên chỉ vì ông hay làm thơ chửi Tây. Ông đã hồi hương về Việt nam năm 1963.


Thời kì vàng son của Võ sĩ Nguyễn Bá Tỵ (ảnh minh họa Internet)

·         Tỵ Bôc xơ (Nguyễn Bá), Võ sĩ quyền anh VN nổi tiếng ở Tân Thế giới. Sinh tại đồn điền Dốc-tờ (Jocteur) giáp ranh với Bô-li-giap (Point du Diable). Sau gia đình ông bà Giá chuyển sang sinh sống tại Noumea. Vô địch quyền anh hạng trung ở Noumea. Sau khi hồi hương, Tiếp tục thi đấu và đoạt chức vô địch hạng trung nhiều năm ở Miền Bắc VN. Sau này trở lại định cư ở Noumea.

Vần T xin tạm dừng nơi đây và hẹn gặp quý  vị trong kì tới với vần UVXY.




Xin chân thành cảm ơn quý vị độc giả đã ghé thăm, góp ý và chia sẻ trên trang Blog Tân đảo  Xưa và Nay. Để biết rõ hơn về Tân đảo/Vanuatu, xin mời quý vị click vào link này :

Xin chúc mọi người vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc.