DANH MỤC
(Répertoire)
Vê người Việt nam ở Tân đảo – Tân Thế giới
LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử của người phu mộ Bắc kỳ ở
Tân đảo là một trong những trang sử hào hùng vẻ vang về cuộc sống tha phương
của người lao động Việt nam ở Hải ngoại nói chung. Bởi vậy việc ghi chép lại
tên tuổi và những địa danh, cơ sở liên quan trước và sau thời kì nô lệ của các
bậc cha mẹ, chú bác tại nơi đất khách quê người là một việc làm cần thiết.
Kho tàng về các sự kiện lịch sử
của người VN ở Tân đảo rất nhiều và phong phú. Đến nay, ngoài công trình của Cụ
cố Đồng Sỹ Hứa qua cuốn « Từ Châu Đại dương về Việt nam » (De la
Mélanésie au Viêt nam), còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác. Ở đây tác
giả chỉ muốn nêu và hệ thống hoá những con người, những sự việc và sự kiện theo
góc độ và cách nhìn nhận của chính bản thân mình dựa theo các tư liệu khác nhau
cho dễ tìm, dễ đọc mà thôi.
Bản tập hợp Danh mục này có thể
có những thiếu sót, nhầm lẫn nhất định. Bởi thế, tác giả mong muốn nhận được
nhiều ý kiến phê bình, đóng góp của nhiều người, đặc biệt của số anh chị em
Việt kiều Tân đảo – Tân Thế giới thế hệ
hai, ba đang sinh sống ở VN cũng như các nơi khác trên Thế giới.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả các chú bác, các anh chị em và bạn bè xa
gần đã chú ý theo dõi.
Tài liệu tham khảo:
-
Tư liệu của cụ
cố Đồng Sỹ Hứa.
-
Tư liệu trên
trang Wikpedia về Tân đảo New Hebrides/Vanuatu.
-
Tư liệu của Virginia RIOU và
Patrick O’REILLY.
-
Les Nouvelles Caledoniennes
-
Blog Café,
The, La Soupe cuả BUI Hiệp
-
Blog Tiebaghi
A.1719 cuả BUI Hiệp.
Sắp xếp: theo thứ
tự vần ABC.
Kí tự viết tắt: ĐSH = Đồng Sỹ
Hứa. ĐT = Đội trưởng. HLV = Huấn luyện
viên. TM = Thủ môn
TT = Từ trần. VNCNĐTĐ = Việt Nam Công Nông Đoàn Tân đảo.
LĐAHVN = Liên
đoàn Ái hữu Việt nam. USV = Union
Sportive Vietnamienne
N.H. =
Nouvelles-Hébrides (Tân đảo cũ nay là Vanuatu)
N.C. = Nouvelle
Calédonie (Tân thế giới cũ nay là Tân đảo mới)
T.
·
Ta hồ ngã chủng cách Nam quy. Câu đối vế bên trái tại Lễ đài
tưởng niệm nghĩa trang người VN tại Port Vila Tân đảo. Nghe kể, đây là câu đối
do cụ Đồ Phấn biên soạn từ năm 1945. Viết bằng chứ Nho nên con cháu chẳng ai
đọc được. Mãi đến năm 2010, sau khi JVJ đăng tải ành chụp câu đối này lên trang
ảnh Panoramio thì may mắn được các ông Phạm quyết Chiên, Lưu đình Tuân và Đồng
Hoàng hưởng ứng tham gia dịch thuật như sau: “Tiếc thay ! Dòng giống cốt
nhục này vẫn ở mãi với Trời Nam ».
Thán dã đồng bào Hồng bắc khứ. Câu đối tại Bia tưởng niệm nghĩa trang người VN tại Port Vila Tân đảo từ năm 1945. Nghe kể, đây là câu đối do cụ Đồ Phấn biên soạn. Viết bằng chứ Nho nên con cháu chẳng ai đọc được. Mãi đến năm 2010, sau khi JVJ đăng tải lên trang ảnh Panoramio thì may mắn được các ông Phạm quyết Chiên, Lưu đình Tuân Đồng Hoàng và Hoàng Chan nhiệt tình tham gia dịch thuật như sau: “Than ôi! Đồng bào ta đã theo chim Hồng bay về Phương Bắc”. Có nghĩa là: khi thác thì thân xác nằm lại nơi đây. nhưng hồn thiêng đã theo cánh chim hồng bay về Quê hương bản quán.
Thán dã đông bào hồng Bắc khứ
Thán dã đồng bào Hồng bắc khứ. Câu đối tại Bia tưởng niệm nghĩa trang người VN tại Port Vila Tân đảo từ năm 1945. Nghe kể, đây là câu đối do cụ Đồ Phấn biên soạn. Viết bằng chứ Nho nên con cháu chẳng ai đọc được. Mãi đến năm 2010, sau khi JVJ đăng tải lên trang ảnh Panoramio thì may mắn được các ông Phạm quyết Chiên, Lưu đình Tuân Đồng Hoàng và Hoàng Chan nhiệt tình tham gia dịch thuật như sau: “Than ôi! Đồng bào ta đã theo chim Hồng bay về Phương Bắc”. Có nghĩa là: khi thác thì thân xác nằm lại nơi đây. nhưng hồn thiêng đã theo cánh chim hồng bay về Quê hương bản quán.
·
Tác (Vũ Văn). Nguyên là một công nhân phu
mộ VN làm việc trong đồn điền Phùa (Frouin). Ông là môt trong nhưng tay trống
cự phách của ban Văn nghệ Tagabe. Ông cũng từng là cầu thú đội bóng đá trung
niên Tagabe thi đấu với đội Trung niên thành phố Vila năm 1962. Hồi hương về VN
và sinh sống tại Tuyên quang.vil29
Tô phở bò Tân đảo - Vanuatu (Ảnh minh họa)
·
Tách (Phạm văn) còn gọi là Phở Tách. Ai đi qua lại trên đường Máy
Cà-phê (Millcoffee) đều bị cuốn hút bởi hương vị thơm ngào ngạt của mùi phở
Tách. Ông quê gốc ở Nam định. Sau mãn hạn giao kèo, ông ra ngoai phố làm nghề
tự do. Phở Tách vừa rẻ vừa ngon. Nguyên liệu chính là món xương bò, xương lợn
chả phải mua. Ra cửa hàng thịt tha hồ nhặt. Các loại rau thơm hành hoa không
thiếu. Ông thường chọn loại thịt thật tươi ngon.
Chính cừa hàng phở đã giúp ông dễ dàng tậu vé máy bay hãng Qantas cùng với mấy ông giai một bay về VN năm 1952.
Tài Câu tức cụ cố Trần Hữu Câu. Xin trích đăng bài viết của ông Trần Ngọc Bich nguyên là VK Santo - Hiện là Chủ tịch CLB Việt kiều Tỉnh Hải dương - Việt Nam.
Giấy Certificat de travail của Comptoirs Francais des Nouvelles Hébrides Port-Vila có nội dung sau : Port Vila le 19
Je soussigné J.W AUSTIN, Directeur se la Société des Comptoirs français des Nouvelles Hébrides certifie que le tonkinois Tran Cao No matricule 39.036 est engagé à la société des comptoirs français des Nouvelles Hébrides depuis le 22 février 1926. D’abord affecté au service de chalandage à ( mất chữ).......chalandage, mécanicien conducteur de la pétrolette à Port-Vila, il a toujours donné entière satisfaction tant que par son assiduité du travail que par ses qualités professionnelles et son esprit
En foi de quoi, j’ai délivré le présent certificat pour servir et valoir ce que de droit.
Port-Vila le 24 septembre 1932
Ký tên đóng dấu
Có dòng chữ bên lề:
Très bon ouvrier, sérieux désire rentrer en Indochine après 8 années accomplies au service de la Société CFNH.
Le 12 avril 1933
Ký tên Le chef de la comptabilité de CFNH
Giấy chứng nhận của Hội số : 02
Nhờ ơn Tổ Quốc và Cách Mạng tháng Tám thành công đã đem lại Kháng chiến Thắng lợi, Ngọn đuốc của Đảng đã soi đường dẫn lối toả sáng khắp nơi. Từ ngày được tin Hồ Chủ Tịch đọc bản tuyên ngôn Độc Lập khai sinh cho nước nhà tại Quảng Trường Ba Đình Hà Nội, Nước Việt Nam phải được Độc Lập và thành lập Nền Dân Chủ Cộng Hoà từ ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945.
Toàn thể kiều bào SANTO rất nức lòng vui mừng phấn khởi, ngày 20/7/1947 đã cùng nhau tới họp tại nhà khách sạn GARDEL khu đất Sở RUSSET để biểu dương màu dắc Quốc kỳ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, chào mừng Tổ Quốc, chào mừng Quốc kỳ nền Đỏ tươi giữa sao vàng 5 cánh, và thành lập hội Liên Đoàn ái hữu Việt Nam.
Đồng thời ngày 21/9/1946 là ngày đầu tiên Lá quốc kỳ nền đỏ sao vàng được nêu cao tại nhà trụ sở của Kiều Bào SANTO TÂN ĐẢO, và lập lên hội Việt Nam Tương Tế. Và đến ngày 11/9/1949 nghe tiếng gọi của Tổ Quốc, Mặt trận Việt Minh Liên Việt kêu gọi là đoàn kết Thống Nhất thành một khối Mặt Trận LIÊN VIỆT Toàn Quốc để lấy sức mạnh chiến thắng quân thù, nên toàn thể Kiều Bào các Cơ quan, các Tỉnh Bộ lại thành lập lên Chi hội Liên Việt tại Santo (Tân Đảo)
Trong thời gian từ ngày thành lập hội nói trên ông Trần Hữu Câu theo Thẻ tít khi ra đi sang Tân Đảo SANTO số Tít N-H 3218, sinh 1902, quê Xã Văn Tràng, huyện Nam Trực, tienh Nam Định, ông là nhân viên hội Liên Đoàn ái hữu Việt Nam và Hội Tương Tế, và sau ông lại tham gia nhập là Hội viên chi hội Liên Việt SANTO Tân Đảo. Từ khi ấy cho đến ngày ông được hồi hương về nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Về nhiệm vụ: ông được Hội Việt Nam Tương Tế cử ra làm Uỷ Ban Công An, làm gần được 2 năm. Kể từ ngày 29/9/1946 cho đến 20/6/1948
Và được Hội Liên Việt SANTO Tân Đảo cử ra làm Hội Trưởng ( làm được gần một năm) kể từ 10/2/1955 cho đến 19/12/1955
Làm nhiệm vụ bán hàng cho hội được 12 tháng kể từ ngày 2/6/58 đến 1/7/1959
Ông được anh chị em trong Tỉnh Bộ Nam Định, thuộc Hội Liên Việt SANTO cử làm Thủ Quỹ giữ tài chính cho Phái Bộ ( làm được 2 năm) kể từ 10/12/53 cho đến 15/2/56
Và ông làm Đại diện trong Tỉnh Bộ Nam Định thuộc hội Liên Việt SANTO, ông làm được gần 4 năm, kể từ ngày 15/8/1957 cho đến hồi tháng 3 năm 1961
Việc tham gia xu hướng: Ngày 20/7/1846 ngày đầu tiên Kiều Bào tại SANTO T-Đ Thuê Nhà Khách sạn để hội họp và Biểu dương màu cờ. (Số tiền thuê Khách sạn hết là ( 4.000 quan T/B/D ) Số tiền này Gia đình ông Trần Hữu Câu tham gia.
Và khi thành lập Hội Tương Tế Gia đình ông lại tham gia chiếc máy điện để chạy điện cho hội dùng
Vể trọng thưởng: Dịp tổ chức tết Kỷ Hợi, DL vào ngày 8/2/1959 ông được hán hạnh Chi hội Ban thưởng Bức chân dung hình Hồ Chủ Tịch.
Và dịp Tổ chức mừng ngày Giải phóng Thủ Đô 11/10/1959 ông được vinh dự Chi hội tặng Một kỷ niệm chương Liên Hiệp Công Đoàn Thế Giới, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam
Chúng nhận từ ngày ông có chân trong hội nói trên tới ngày ông được hồi hương về Miền Bắc Việt Nam ông vẫn tham gia đóng góp đầy đủ và các ngày Tổ chức Quốc Khánh để lấy thành tích gửi về Quỹ kháng chiến và Quỹ kiến thiết Quốc gia, và để giúp đỡ lẫn nhau khi đau yếu chất ngại, và bảo đảm nền học vấn Nhi đồng, Bình dân học vụ.
Vậy theo quyết định của hội, Cấp giấy này để làm bằng khi về nơi Quốc nội.
SANTO, ngày 25 tháng 8 năm 1963
T/M Chi hội Ký chứng nhận và thị thực
UỶ BAN Kỳ Lão đã ký ông Quách Đình Phong
THƯ KÝ đã ký ông Nguyễn Đình Từ
HỘI TRƯỞNG đã ký ông Võ Cao Tầng
UỶ BAN TÀI CHÍNH đã ký ông Vũ Tiến Hiếu
Đóng dấu Hội Liên Việt SANTO
Chính cừa hàng phở đã giúp ông dễ dàng tậu vé máy bay hãng Qantas cùng với mấy ông giai một bay về VN năm 1952.
Chân dung cụ Tài Câu
Chào anh Đại, tôi gửi anh các thông tin của ông Trần Hữu Câu căn
cứ vào Giấy chứng nhận của Chi Hội Liên Việt Santo Tân Đảo như sau:
Giấy chứng nhận của Hôi Liên Việt
Cụ Tài Câu quê gốc ở THÔN
VÂN CHÀNG, XÃ NAM GIANG, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH, cụ đi sang TÂN ĐẢO làm
việc 2 lần: lần thứ nhất vào năm 1925. Hồi hương về Việt Nam. Sau đó lại sang
Tân Đảo lần 2 quãng năm 1938.
Căn cứ vào Giấy chứng nhận làm việc của ông là
ông vào làm việc cho hãng Ballande từ ngày 22/ 02/1925. Giấy Certificat de travail của Comptoirs Francais des Nouvelles Hébrides Port-Vila có nội dung sau : Port Vila le 19
Je soussigné J.W AUSTIN, Directeur se la Société des Comptoirs français des Nouvelles Hébrides certifie que le tonkinois Tran Cao No matricule 39.036 est engagé à la société des comptoirs français des Nouvelles Hébrides depuis le 22 février 1926. D’abord affecté au service de chalandage à ( mất chữ).......chalandage, mécanicien conducteur de la pétrolette à Port-Vila, il a toujours donné entière satisfaction tant que par son assiduité du travail que par ses qualités professionnelles et son esprit
En foi de quoi, j’ai délivré le présent certificat pour servir et valoir ce que de droit.
Port-Vila le 24 septembre 1932
Ký tên đóng dấu
Có dòng chữ bên lề:
Très bon ouvrier, sérieux désire rentrer en Indochine après 8 années accomplies au service de la Société CFNH.
Le 12 avril 1933
Ký tên Le chef de la comptabilité de CFNH
Giấy chứng nhận của Hội số : 02
Nhờ ơn Tổ Quốc và Cách Mạng tháng Tám thành công đã đem lại Kháng chiến Thắng lợi, Ngọn đuốc của Đảng đã soi đường dẫn lối toả sáng khắp nơi. Từ ngày được tin Hồ Chủ Tịch đọc bản tuyên ngôn Độc Lập khai sinh cho nước nhà tại Quảng Trường Ba Đình Hà Nội, Nước Việt Nam phải được Độc Lập và thành lập Nền Dân Chủ Cộng Hoà từ ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945.
Toàn thể kiều bào SANTO rất nức lòng vui mừng phấn khởi, ngày 20/7/1947 đã cùng nhau tới họp tại nhà khách sạn GARDEL khu đất Sở RUSSET để biểu dương màu dắc Quốc kỳ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, chào mừng Tổ Quốc, chào mừng Quốc kỳ nền Đỏ tươi giữa sao vàng 5 cánh, và thành lập hội Liên Đoàn ái hữu Việt Nam.
Đồng thời ngày 21/9/1946 là ngày đầu tiên Lá quốc kỳ nền đỏ sao vàng được nêu cao tại nhà trụ sở của Kiều Bào SANTO TÂN ĐẢO, và lập lên hội Việt Nam Tương Tế. Và đến ngày 11/9/1949 nghe tiếng gọi của Tổ Quốc, Mặt trận Việt Minh Liên Việt kêu gọi là đoàn kết Thống Nhất thành một khối Mặt Trận LIÊN VIỆT Toàn Quốc để lấy sức mạnh chiến thắng quân thù, nên toàn thể Kiều Bào các Cơ quan, các Tỉnh Bộ lại thành lập lên Chi hội Liên Việt tại Santo (Tân Đảo)
Trong thời gian từ ngày thành lập hội nói trên ông Trần Hữu Câu theo Thẻ tít khi ra đi sang Tân Đảo SANTO số Tít N-H 3218, sinh 1902, quê Xã Văn Tràng, huyện Nam Trực, tienh Nam Định, ông là nhân viên hội Liên Đoàn ái hữu Việt Nam và Hội Tương Tế, và sau ông lại tham gia nhập là Hội viên chi hội Liên Việt SANTO Tân Đảo. Từ khi ấy cho đến ngày ông được hồi hương về nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Về nhiệm vụ: ông được Hội Việt Nam Tương Tế cử ra làm Uỷ Ban Công An, làm gần được 2 năm. Kể từ ngày 29/9/1946 cho đến 20/6/1948
Và được Hội Liên Việt SANTO Tân Đảo cử ra làm Hội Trưởng ( làm được gần một năm) kể từ 10/2/1955 cho đến 19/12/1955
Làm nhiệm vụ bán hàng cho hội được 12 tháng kể từ ngày 2/6/58 đến 1/7/1959
Ông được anh chị em trong Tỉnh Bộ Nam Định, thuộc Hội Liên Việt SANTO cử làm Thủ Quỹ giữ tài chính cho Phái Bộ ( làm được 2 năm) kể từ 10/12/53 cho đến 15/2/56
Và ông làm Đại diện trong Tỉnh Bộ Nam Định thuộc hội Liên Việt SANTO, ông làm được gần 4 năm, kể từ ngày 15/8/1957 cho đến hồi tháng 3 năm 1961
Việc tham gia xu hướng: Ngày 20/7/1846 ngày đầu tiên Kiều Bào tại SANTO T-Đ Thuê Nhà Khách sạn để hội họp và Biểu dương màu cờ. (Số tiền thuê Khách sạn hết là ( 4.000 quan T/B/D ) Số tiền này Gia đình ông Trần Hữu Câu tham gia.
Và khi thành lập Hội Tương Tế Gia đình ông lại tham gia chiếc máy điện để chạy điện cho hội dùng
Vể trọng thưởng: Dịp tổ chức tết Kỷ Hợi, DL vào ngày 8/2/1959 ông được hán hạnh Chi hội Ban thưởng Bức chân dung hình Hồ Chủ Tịch.
Và dịp Tổ chức mừng ngày Giải phóng Thủ Đô 11/10/1959 ông được vinh dự Chi hội tặng Một kỷ niệm chương Liên Hiệp Công Đoàn Thế Giới, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam
Chúng nhận từ ngày ông có chân trong hội nói trên tới ngày ông được hồi hương về Miền Bắc Việt Nam ông vẫn tham gia đóng góp đầy đủ và các ngày Tổ chức Quốc Khánh để lấy thành tích gửi về Quỹ kháng chiến và Quỹ kiến thiết Quốc gia, và để giúp đỡ lẫn nhau khi đau yếu chất ngại, và bảo đảm nền học vấn Nhi đồng, Bình dân học vụ.
Vậy theo quyết định của hội, Cấp giấy này để làm bằng khi về nơi Quốc nội.
SANTO, ngày 25 tháng 8 năm 1963
T/M Chi hội Ký chứng nhận và thị thực
UỶ BAN Kỳ Lão đã ký ông Quách Đình Phong
THƯ KÝ đã ký ông Nguyễn Đình Từ
HỘI TRƯỞNG đã ký ông Võ Cao Tầng
UỶ BAN TÀI CHÍNH đã ký ông Vũ Tiến Hiếu
Đóng dấu Hội Liên Việt SANTO
TAHITIEN - Tầu vận tải hành khách và hàng hóa
·
Tai-siêng (TầuTahitien). Tầu vận tải
hàng hóa và hành khách loại lớn chạy trên tuyến đường giữa Pháp và Nam Thái
bình dương qua kênh đào Panama. Một trong những con tầu gặp nhiều sự cố nhất
của hàng vận tải thủy Messageries Maritimes. (tahitien2)
Hai lần mắc cạn tại mũi đất Malapoa năm 1956 và 1958. Ba lần bị hỏa hoạn năm 1960, 1964 và 1968 nhưng đều được khống chế kịp thời.
Ông Trần Văn Sinh (Cần) đã bị tử vong trong lúc làm nhiệm vụ kiểm kê hàng. Bị mã hàng cần trục va vào người từ trên boong tâu xuống hầm tầu.
Hai lần mắc cạn tại mũi đất Malapoa năm 1956 và 1958. Ba lần bị hỏa hoạn năm 1960, 1964 và 1968 nhưng đều được khống chế kịp thời.
Ông Trần Văn Sinh (Cần) đã bị tử vong trong lúc làm nhiệm vụ kiểm kê hàng. Bị mã hàng cần trục va vào người từ trên boong tâu xuống hầm tầu.
Paquebot mixte de type ME, jumeau du
CALEDONIEN, mis à l'eau le 4 octobre 1952 par l'Arsenal de Brest et livré en
janvier 1953.
Premier départ de Marseille le 12 février 1953 pour un voyage exceptionnel, puis mis en service sur la ligne Polynésie Australie Nouvelle Calédonie Nouvelle Hébrides via Panama. Sa carrière sur le Pacifique est émaillée d'incidents: deux échouages à Port Vila le 21 novembre 1956 et le 17 octobre 1958, quelques départs de feu en 1960, 1964 et 1968 rapidement maîtrisés.
Premier départ de Marseille le 12 février 1953 pour un voyage exceptionnel, puis mis en service sur la ligne Polynésie Australie Nouvelle Calédonie Nouvelle Hébrides via Panama. Sa carrière sur le Pacifique est émaillée d'incidents: deux échouages à Port Vila le 21 novembre 1956 et le 17 octobre 1958, quelques départs de feu en 1960, 1964 et 1968 rapidement maîtrisés.
·
Tà Tà. Tiêng chào tạm biệt thân mật ở
Vila và Noumea. Có nguồn gốc từ ngôn ngữ Bô đào nha. Nhưng ở VN ta thì câu này
có nghĩa là từ từ đã, không vội vàng gì.
TRỊNH Văn Tài (Chất) - Tại Hội nghị 50 năm VK Hồi hương tại Hải phòng
·
Tài (Trịnh Văn). Tến thường gọi là Chất. Con
trai cả cụ Trịnh Văn Thuật. Quê ở Gia
viễn Ninh bình. Sinh ở đảo Malakula Tân đảo. Lớn lên ở Port Vila. Du học tại
Tân Caledonie. Đỗ hạng ưu trường Trung học Kỹ thuật (College Technique) ở
Noumea. Ông là một trong những con em VK có trình độ học vấn cao nhất ở Tân
đảo. Hồi hương về VN, ông tiếp tục vừa học vừa làm thi đỗ 3 bằng Đại học trở
thành kỹ sư cơ điện, vỏ tầu, cơ khí. Ông đã từng giữ chức phó Giám đốc Nhà máy
đống tầu Bạch đằng lớn nhất ở miền Bắc VN. Hiện nay ông làm Chủ tịch Chi hội
Việt kiều Tân Thế giới – Tân đảo kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên lạc VK Hải phòng.
Năm 2012, ông đã dẫn đầu đoàn hành hương 81 người nguyên là VK TTG – TĐ trở về
thăm lại nơi sinh trưởng ở Noumea, Vila và Santo. Ông là một trong những Việt
kiều hồi hương thành đạt và có quan hệ rộng rãi nhất ở VN. Tháng 9 năm 2015,
ông và đoàn VK Hải phòng đã trở lại Noumea để kí kết bản giao ước hữu nghị với
Hội Ái hữu VN và chính phủ phía Nam Tân Caledonie. Ông là một trong những bà con Việt kiều có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ hòa bình và xây dựng kinh tế cho đất nước VN.
Phía trước Hội quán Việt nam Công nông đoàn Tagabe Tân dảo
·
Tagabé. (Camp vietnamien No 2). Trại VN số 2 Tagabe. Khu tập trung của người
phu mộ VN đầu tiên được xây dựng cuối năm 1946 trong khu đồn điền của già đình
ông Phùa (Frouin). Nằm dọc theo con suối Tagabê.
Sinh sống bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt. Đất ở đây pha cát phì nhiêu, thuận tiện cho việc trồng trọt chăn nuôi gia cầm. Suối quanh năm có rau muống, rau cải soong, rau cần. Rất nhiều tôm, cá, thiết lình, ốc vặn. Hai bên bờ mọc đầy lá dong. Phần lớn rau xanh cung cấp cho thành phố xuất xứ từ đây.
Hội quán cũng là trường học dậy tiếng Việt. Văn phòng của Hội được xây dựng sát cạnh bờ suối.
Những người sinh sống trong khu vực này đều là Hội viên của VNCNĐ xuất thân là phu đồn điền Phùa, Mi-tít, Han-nơ-canh, Dốc-tờ, Ô-lền đã hết hạn hợp đồng với chủ. Nhà cửa của họ tự xây dựng kiểu tạm thời để chờ tầu hôi hương. Khung nhà gỗ lợp tôn. Đa số nền đất nện. Có một vài nhà khá giả xây nên xi-măng.
Năm 1947, chánh xứ Pháp Kuter đã cho lính bao vây doanh trại, khám xét văn phòng và nhà riêng ông Đồng sỹ Hứa. Thu giữ tài liệu, cờ đỏ sao vàng, máy in. Ra lệnh cấm không cho treo cờ đỏ sao vàng và ảnh lãnh tụ trong Hội quán.
Năm 1960. Phái viên Bộ Ngoại giao Vũ Hoàng và tuỳ tùng đã ở ngay căn gác của trụ sở VNCNĐ.
Năm 1963. Phái viên Hồng Thập tự VN Lê Trung Thuỷ cũng ở đó để giải quyết tiếp vấn đề Hồi hương Việt kiều về Hải phòng.
Sinh sống bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt. Đất ở đây pha cát phì nhiêu, thuận tiện cho việc trồng trọt chăn nuôi gia cầm. Suối quanh năm có rau muống, rau cải soong, rau cần. Rất nhiều tôm, cá, thiết lình, ốc vặn. Hai bên bờ mọc đầy lá dong. Phần lớn rau xanh cung cấp cho thành phố xuất xứ từ đây.
Hội quán cũng là trường học dậy tiếng Việt. Văn phòng của Hội được xây dựng sát cạnh bờ suối.
Những người sinh sống trong khu vực này đều là Hội viên của VNCNĐ xuất thân là phu đồn điền Phùa, Mi-tít, Han-nơ-canh, Dốc-tờ, Ô-lền đã hết hạn hợp đồng với chủ. Nhà cửa của họ tự xây dựng kiểu tạm thời để chờ tầu hôi hương. Khung nhà gỗ lợp tôn. Đa số nền đất nện. Có một vài nhà khá giả xây nên xi-măng.
Năm 1947, chánh xứ Pháp Kuter đã cho lính bao vây doanh trại, khám xét văn phòng và nhà riêng ông Đồng sỹ Hứa. Thu giữ tài liệu, cờ đỏ sao vàng, máy in. Ra lệnh cấm không cho treo cờ đỏ sao vàng và ảnh lãnh tụ trong Hội quán.
Năm 1960. Phái viên Bộ Ngoại giao Vũ Hoàng và tuỳ tùng đã ở ngay căn gác của trụ sở VNCNĐ.
Năm 1963. Phái viên Hồng Thập tự VN Lê Trung Thuỷ cũng ở đó để giải quyết tiếp vấn đề Hồi hương Việt kiều về Hải phòng.
Tam cúc - Tổ tôm điêm (ảnh minh họa)
·
Tam cúc điếm và tổ tôm điếm. Trước khi hồi hương, trong
các ngày Hội và Lễ Tết ở trong trại Tagabe Tân đảo người ta thường dựng một
loại lán nhỏ gọi là « điếm » Mỗi điếm có 2 hoặc 3 người chơi lập
thành một tổ. Trên sân thường có 5 điếm chơi. Giữa sân có nhiều lỗ để cắm các
con bài. Hay nhất là nghe người xướng ngôn có vần có điệu cho từng con bài.
Điếm nào có nhu cầu thi gõ một tiếng trống « tùng cắc ». Một hồi
trống dài có nghĩa là thắng cuộc chơi.
Quốc kỳ Pháp còn gọi là cờ Tam tài
·
Tam tài. Ngày 30/6 năm 1946, Hội Liên
đoàn Ái hữu VN ở Port Vila Tân đảo được nhà chức trách địa phương cho phép kéo
cờ đỏ sao vàng ngay tại trung tâm Thành phố. Với điều kiện là phải treo lá cờ
tam tài bên phải và cờ ăng-lê bên trái. Thời bấy giờ người phu mộ chỉ biết gọi người
hoặc nước Pháp là Tây. Người có chút hiểu biết thì gọi là Pha-lăng-sa. Nhưng cờ
của Pháp lại gọi là cờ tam tài vì chắc là nó có ba mầu.
Cụ cố VŨ Quang Tám - người đứng sau các ông Trần Tích
và Đặng Long Hưởng (Trái)
·
Tám (Vũ Quang). Quê ở Hành thiện Giao thủy
tỉnh Nam định. Nguyên là công nhân phu mộ làm việc trong đồn điền Bi-dôn
(Pujol) khu vực Mê lê đảo Efate. Sau khi hết hạn hợp đồng (giao kèo), ông mở
cửa hàng buốn bấn tạp phẩm và ăn uống tại khu vực Máy Cà-phê. Ông là một trong
số người phu mộ VN có cửa hàng buôn bán đầu tiên tại Port Vila Tân đảo.
Bến xe Taxi của người Việt nam ở thành phố Port Vila Tân đảo
·
Tắc xi (Bến xe). Từ sau năm 1950, người ta
thấy lác đác có vài chiễ xe tắc-xi của người Việt nam tại Thủ phủ Port Vila Tân
đảo. Hầu hết là xe Jeep của Mỹ để lại sau chiến tranh Thế giới thứ hai. Đến năm
1956, bến xe tắc-xi của người Việt đã được hình thành tự nhiên ở ngay phía
trước nơi kéo cờ đỏ sao vàng lần đâu tiên tại đây. Sau này Nhà Bảo tàng của
Pháp được xây dựng. Ta thấy xuất hiện nhiệu loại xe hiên đại thời bấy giờ
như : Cadillac Mỹ, Citroen đầu cá mập DS và ID, Peugeot 403 và 404, Simca
Ariane Versailles và Beaulieu Pháp, xe Land Rover của Anh, xe Holden Úc v.v… Bây
giờ toàn xe Nhật và Hàn quốc…
Ông Lê Minh Tâm
·
Tâm (Lê Minh). Con trai trưởng của cụ Lê Duy
Tẩm. Sinh ở Port Vila. Du học ở Noumea. Tốt nghiệp trường College Technique. Một
trong những con em VK có trình độ học vấn cao nhất tại Tân đảo. Đã từng làm
việc tại Sở điện lực UNELCO Port Vila. Hồi hương về VN, ông đã từng làm việc
cho Cơ quan đại diện của Pháp tại VN. Ông đã từng giữ chức vụ Tổng Thư kí Hội
Ái hữu VN tai Vanuatu năm 2001-2002. Sau trở lại sinh sống ở TP Saigon.
·
Tẩm (Lê duy). Quê ở Hải dương. Ông có công lớn trong việc xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ của hội VN Công nông đoan Tagabe. Là một tay trống lão luyện của ban chèo Tagabe. Ông và gia đình đã hồi hương về Hải phòng năm 1963 và sinh sông tại Hải dương
Cụ cố Lê Duy Tẩm - người cầm dùi đánh trống
Tẩm (Lê duy). Quê ở Hải dương. Ông có công lớn trong việc xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ của hội VN Công nông đoan Tagabe. Là một tay trống lão luyện của ban chèo Tagabe. Ông và gia đình đã hồi hương về Hải phòng năm 1963 và sinh sông tại Hải dương
Ông Nguyễn Thế Tân (Tí Ta)
Bản đồ Tân đảo New Hebrides/Vanuatu
Gồm có 83 hòn đảo lớn nhỏ, trải dài từ phía bắc gần giáp với quần đảo Solomon xuống phía nam gần giáp với Niu Caledonia (Tân Thế giới). Khoảng trên 40 hòn đảo có người sinh sống. Đảo lớn nhất là Santo và Malakula. Chủ yếu trông dừa, cà-phê, ca-cao.
Mỏ mang-gan ở Forari trên đảo Efate được khai thác từ năm 1959 đến năm 1979 thì đóng cửa. Dân ở đây sử dụng 3 thứ tiếng: Anh, Pháp và Bislama. Năm 1980, mục sư Walter Lini – chủ tịch Đảng NUP lãnh đạo phong trào đấu tranh dành độc lập và Tân đảo trở thành Vanuatu ngày 30/7/1980.
Logo của Blog Tân đảo Xưa và Nay (cũ)
·
Tân đảo
Xưa và Nay (Blog). Tiền thân của Blog này là “Khánh hội Long vân” ra đời năm 2007 trên trang
Blog Yahoo Messenger. Đến năm 2012 Trang Yahoo ngừng hoạt động. Tác giả đã tìm
nơi đặt nền tảng trên nhiều trang Blog khác nhau. Cuối cùng thì năm 2013 đã trụ
lại trên trang BLOGGER hiện nay. Tác giả Blog là Jean Van Son
(Tên thật là Jean Van Dai Nguyen). Các cộng tác viên trang Tân Thế giới và
Áng thơ Việt kiều: Ngọc San Rolland Pham (VK Noumea) – Pham Van Minh Giao (VK
NC Ha nội) – Sau Nguyen (VK NC Sapa – Hoàng Việt Quân (Vũng Tàu) và nhiều nhà
nhiếp ảnh VK khác về Blog Du lịch v.v...
Tính đến hôm nay, các blog đã
được đăng tải với số lần xem trang như sau:
Blog Tân đảo Xưa và Nay đã tồn tại và được tiếp nhận rộng rãi nhờ sự mến mộ của đông đảo bà con, anh chị em gia đình FB. Đồng thời có sự đóng góp tích cực của các cộng tác viên nói trên cũng như sự góp ý xây dựng của rất nhiều bạn đọc. Tác giả Blog xin chân thành cảm ơn tất cả các quý vị độc giả và trân trọng vinh danh tất cả anh chị em cộng tác viên trên mọi hình thức và phương diện. Quý vị muốn xem Blog, chỉ cần vào Google hoặc Yahoo và đánh : Tân đảo Xưa và Nay sẽ mở trang Blog dễ dàng.
8.615 số lần
xem trang - 7 bài đăng, xuất
bản lần cuối vào 27-06-2017
62.743 số lần
xem trang - 13 bài đăng, xuất
bản lần cuối vào 15-06-2018
18.497 số lần
xem trang - 25 bài đăng, xuất
bản lần cuối vào 17-05-2016
9.435 số lần
xem trang - 8 bài đăng, xuất
bản lần cuối vào 17-05-2018
8.085 số lần
xem trang - 10 bài đăng, xuất
bản lần cuối vào 04-05-2017
9.835 số lần
xem trang - 9 bài đăng, xuất
bản lần cuối vào 03-04-2018
42.993 số lần
xem trang - 13 bài đăng, xuất
bản lần cuối vào 26-01-2018
4.799 số lần
xem trang - 8 bài đăng, xuất
bản lần cuối vào 04-01-2016
8.897 số lần
xem trang - 5 bài đăng, xuất
bản lần cuối vào 02-01-2017
53.413 số lần
xem trang - 13 bài đăng, xuất
bản lần cuối vào 09-06-2018
38.990 số lần
xem trang - 6 bài đăng, xuất
bản lần cuối vào 16-04-2018
Cộng đến ngày
4/9/2019: 266.392 lượt người xem
Blog Tân đảo Xưa và Nay đã tồn tại và được tiếp nhận rộng rãi nhờ sự mến mộ của đông đảo bà con, anh chị em gia đình FB. Đồng thời có sự đóng góp tích cực của các cộng tác viên nói trên cũng như sự góp ý xây dựng của rất nhiều bạn đọc. Tác giả Blog xin chân thành cảm ơn tất cả các quý vị độc giả và trân trọng vinh danh tất cả anh chị em cộng tác viên trên mọi hình thức và phương diện. Quý vị muốn xem Blog, chỉ cần vào Google hoặc Yahoo và đánh : Tân đảo Xưa và Nay sẽ mở trang Blog dễ dàng.
Hình ảnh tượng trưng cho New Caledonia - Tân Thế giới
·
Tân Thế giới (New Caledonia). Là một quần đảo lớn trên 18 ngàn km2, nằm phía nam Vanuatu. Đảo lớn hình thon dài tới 400 km, chiều
ngang khoảng trên 40 km. Thủ phủ Noumea. Dân số khoảng 270 ngàn người. Đa số là
dân tộc Kanaki. Còn lại là người Pháp, người Việt, Inđô v.v… Người Việt có
khoàng gần 4 ngàn người chiếm 1,6% dấn số. Caledonie chia thành 3 tỉnh:
1. Tỉnh phía Bắc (Province Nord)
2. Tỉnh phía Nam (Province Sud)
3. Tỉnh đảo (Provinces des Iles)
Đất nước này giầu quặng nickel, crôme… Sản lượng hàng năm đứng thứ hai trên thế giới. Thế kỉ thư 18 Pháp đặt nền thống trị. New Caledonia đã trở thành một tỉnh nằm trong khối thuộc địa Pháp tại Hải ngoại (DOM-TOM). Từ năm 1980, nhen nhúm phong trào đòi độc lập của người kanak do JM Tjibaou lãnh đạo. Sau ông bị ám sát.
Thu nhập GDP bình quân đầu người 38.921 US$ đứng thứ ba trong vùng Thái bình dương sau Úc 66.289, Hawaii 50.798.
Do phong trào dành độc lập trở thành thế lực mạnh, nên hiện nay Niu Caledonia mang hai quốc kỳ Pháp và Kanaky.
1. Tỉnh phía Bắc (Province Nord)
2. Tỉnh phía Nam (Province Sud)
3. Tỉnh đảo (Provinces des Iles)
Đất nước này giầu quặng nickel, crôme… Sản lượng hàng năm đứng thứ hai trên thế giới. Thế kỉ thư 18 Pháp đặt nền thống trị. New Caledonia đã trở thành một tỉnh nằm trong khối thuộc địa Pháp tại Hải ngoại (DOM-TOM). Từ năm 1980, nhen nhúm phong trào đòi độc lập của người kanak do JM Tjibaou lãnh đạo. Sau ông bị ám sát.
Thu nhập GDP bình quân đầu người 38.921 US$ đứng thứ ba trong vùng Thái bình dương sau Úc 66.289, Hawaii 50.798.
Do phong trào dành độc lập trở thành thế lực mạnh, nên hiện nay Niu Caledonia mang hai quốc kỳ Pháp và Kanaky.
Chân dung Cụ Võ Cao Tầng do anh Vu Cao Duong cung cấp
Ông VÕ Cao Tầng - Chủ tịch Hội Liên Việt Santo Tân đảo
(Người đứng thứ hai từ trái)
·
Tầng
(Võ Cao). Hội
trưởng Hội Tương tế sau đổi tên là Liên Việt tại Trại VN số 3 Ba-lăng đảo
Santô. Ông có nhiều đóng góp trong việc vận động bà con Việt kiều đoàn kết,
tương trợ giúp đỡ nhau trong đấu tranh đòi quyền Bình đẳng, Tự do và đòi tầu
hồi hương. Ông đã từng tổ chức đón tiếp đoàn học sinh giỏi của trường Pháp tại
Vila do bà Hiệu trưởng Jeanne Soanna Pommadère dẫn đầu đi tham quan Santô năm
1958. Ôngđã hồi hương về Hải phòng năm 1964. San17
·
Tất
(Trần Ngọc). Người
phu mộ VN. Nghi can trong vụ ám sát tên chủ Na-tu-ren ở đảo Ê-pi. Anh em ruột
với ông Trần Viết Lực. Đã buộc phải tự
vẫn, mặc dù ông Tất là một trợ thủ đắc lực của ông chủ đồn điền Na-tu-ren
(Naturel). (TLDSH)
Toan cành vùng Tây-bà-ghì phía Bắc New Caledonia
Toan cành vùng Tây-bà-ghì phía Bắc New Caledonia
·
Tây-ba-ghi
(Tiebaghi). Là một
trong những mỏ quặng nickel lớn nhất ở Tân Caledonie. Nằm ở phía Tây Bắc gần
thành phố Kumac và Voh. Trước năm 1945, rất đông công nhân phu mộ VN làm việc
tại đây trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Tất cả mọi công việc khai thác vận
chuyển đều dung sức và hai bàn tay con người là chính. Nhiều tai nạn gây tử
vong đã xẩy ra trong các hầm mỏ.
Ngày nay toàn bộ mỏ đã được cơ giới hóa, điện khí hóa theo phương pháp công nghiệp hiện đại.
Ngày nay toàn bộ mỏ đã được cơ giới hóa, điện khí hóa theo phương pháp công nghiệp hiện đại.
Mỏ Tiebaghi nằm ở phía Tây Bắc Caledonia.
Cách thị trấn Koumac khoảng 60 km. Cách Thủ phủ Noumea khoảng trên 400 km. Là
khu vực đồi núi trập trùng. Giầu khoáng sản, đặc biệt là chrome và nickel.
« Tiebaghi »
dịch theo ngôn ngữ địa phương melanesia (Nam Thái bình dương) là « núi đồi sấm sét ». Được
mệnh danh như thế cũng không có gì quá
đáng. Do tính chất cấu tạo của địa tầng núi non trùng điệp trải dài nối đuôi
nhau. Chả thế mà khi có sét thì tiếng nổ động trời vang vọng râm ran không dứt.
Bầu trời nơi đây thường xuyên âm u làm cho quang cảnh càng tăng thêm phần ảm
đạm.
Trong suốt thời kì chiến tranh thế giới thứ
hai. Sản lượng quặng khai thác giảm sút rõ rệt. Giữa lúc đó, có một anh chàng
người Mỹ đã dám bỏ tiền ra mua khu mỏ. Đúng vào lúc mà thời kì đên tối nhất
đang ập xuống các nước châu Âu. Là người Mỹ, nhưng ông này không phải chỉ biết
nhai kẹo cao-su mà thôi. Mà rõ ràng ông ta khôn hơn người khác là mua dụng cụ
máy móc thay cho sức người. Và từ ngày ấy khu mỏ đã tự lột xác : người ta
xây dựng trường học, một bệnh xá, một lò bánh mì và có cả một ngôi Nhà thờ nhỏ.
Sau năm 1945, trái đất đã thoát khỏi bàn
tay tử thần của Đức quốc xã và lưỡi kiếm của đội quân ninja đến từ đất nước Mặt
trời mọc. Năng suất khai thác quăng lên xuống theo nước thủy triều. Nhưng cuộc
sồng đời thường đã đổi thay. Đàn bà đã có thời gian lê la tán gẫu ở các ngõ
ngách. Trẻ con đã được cắp sách đến trường. Không còn tệ nạn phân biệt chủng
tộc. Mọi người trong mỏ đều bình đẳng. Đơn gian vì họ là « thợ mỏ ».
Không còn ranh giới. Một cuộc sống công bằng đã hình thành.
·
Tây
tội. Ngày xưa các cụ nhà ta thường gọi bọn
Tây đi nhặt những mẩu thuốc lá vứt ở đường là những thằng “Tây tội”. Kể cũng
lạ. Thời kì đó, người Việt mình không ai đi nhặt mẩu thuốc lá để hút. Mà chỉ có
người Tây đến từ đâu không rõ. Họ đều giống nhau ở chỗ thắt lung lủng lẳng cái
túi nhỏ bằng vải thô dựng các mẩu thuốc nhặt được. Thường là thuốc là Pháp như
Bastos, National. Vì thuốc lá Anh và Mỹ đa số đèu có đầu lọc nên chăng sơ múi
gì.
Gần đây số anh em người Việt thế hệ hai cũng thường dùng tiếng thằng « Tây tội » để gọi thân mật những anh chàng « lai Tây ».
Gần đây số anh em người Việt thế hệ hai cũng thường dùng tiếng thằng « Tây tội » để gọi thân mật những anh chàng « lai Tây ».
Đổ gốm tìm thấy ở vùng trũng Tê u ma có niên đại khoảng 3 ngàn năm
·
Têuma. Trại Việt nam số 1 Tê-u-ma được xây dựng khoảng năm
1946 với trên dưới 100 nhân khẩu. Đa số là những người làm trong đồn điền
Têu-ma, A-le, Đề-găng hết hạn hợp đồng với chủ. Vị trí của trại nằm ngay bên
cạnh suối cùng tên và cạn cây cầu Têuma. Nhưng đến năm 1954 thì bà con đã rời bỏ
trại này, thuyên chuyển về định cư ở Trại VN số 2 Tagabê.
Gần đây các nhà khảo cổ học Niu Di-lơn và Pháp đã khai
quật vùng đất trùng đồng bằng Teeuma. Đã tim thấy nhiều di chỉ của người Lapita
như đồ gốm, sành có niên đại khoảng trên 3 ngàn năm.
Làm cổng chảo treo đèn kết hoa ngày Lễ Tết tại Tagabe Tân đảo
·
Tết
Nguyên đán. Trước khi hồi hương, các ngày Lễ được tổ chức vui vẻ và trọng thể như:
Tết ta, Tết Tây, Tết Độc lập 2/9, Sinh nhật Bác Hồ, Thiếu nhi quốc tế, ết Trung
thu, 1/5, Thương binh tử sĩ 27/7. Thời gian vui Tết ít nhất là 3 ngầy nhiều là
7 ngày như Tết Nguyên đán. Cũng giết lợn bò, gói bành chưng, giò nem ninh mọc.
Đặc biệt các ngày hội đều có món phở bò. Tây, Tầu, người bản xứ đều tham gia
nhiệt tình. Ngoài ra còn có các trò vui chơi như múa rồng, sư tử, tổ tôm, sóc
đĩa
Hình ảnh những người Phu mộ Việt nam tại Tân đảo
·
Tha phương cầu thực (La diaspora). Câu này thường dùng để mô tả
cuộc sống của một dân tộc di chuyển từ nơi này qua nơi khác một cách cố định.
Người phu mộ VN thế kỉ 19-20 là một điển hình.
Danh từ « diaspora »
có nguồn gốc từ Hy lạp dùng để mô tả sự phân tán của một cộng đồng dân cư hoặc
một dân tộc qua các khu vực trên thế giơi. Cộng đông dân cư Phô xêa buộc phải
di tản nhường đất cho đế chế Massalia năm 600 trước CN.
Diaspora dịch
theo tiếng Pháp là « dispersion » có nghĩa là phân tán đi các nơi.
Ngày nay được áp dụng trên toàn thế giới. Bắt đầu từ Ái Nhĩ lan di cư sang Hoa
kì. Châu Phi sang châu Mĩ. Đông nam Châu Á ra vùng Thái bình dương v.v…
Dân Bắc kì
ở Việt nam ồ ạt đi làm cu-li phu mộ ở các đồn điền cao-su ở miền Nam hoặc đi
Tân Thế giới Tân đảo v,v,,, cũng nằm trong sự phân tán cộng đồng. Đồng nghĩa
với cụm từ « Tha phương cầu thực ».
Đốc-tờ Thái đã từng làm việc tại bệnh viên này những năm trước 1930
·
Thái (Đốc tờ). Một bác sĩ người Việt nam quê ở Hà nam Phủ lý. Được biệt phái sang Tân đảo trước năm 1930. Làm việc tại nhà thương đen ở Port Vila chuyên chữa trị bệnh cho người phu mộ VN. Ông có người con gái tên chị Thanh Marie Rose Coustard de Nerbonne. Ông được thuyên chuyển đi nơi khác, nhưng con gái ở lại sau làm con nuôi ông Cố-tà tức Henri Coustard de Nerbonne.
Thái (Đốc tờ). Một bác sĩ người Việt nam quê ở Hà nam Phủ lý. Được biệt phái sang Tân đảo trước năm 1930. Làm việc tại nhà thương đen ở Port Vila chuyên chữa trị bệnh cho người phu mộ VN. Ông có người con gái tên chị Thanh Marie Rose Coustard de Nerbonne. Ông được thuyên chuyển đi nơi khác, nhưng con gái ở lại sau làm con nuôi ông Cố-tà tức Henri Coustard de Nerbonne.
·
Than (Vũ Văn). Quê ở Huyện Kim thành – Hải
dương. Nguyên là công nhân phu mộ làm việc trong đồn điền Phùa (Frouin). Sau
này ông được đè củ vào Ban Bảo vệ đồng thời kiêm Giáo viên dậy tiếng Việt
trường VNCNĐ Tagabe năm 1955-1963. Ông Hồi hương về VN năm 1963.
của anh chị em nguyên là Việt kiềuTTG - TĐ đến từ Việt nam
· Thanh minh Tảo mộ. Trước những năm 1960, cộng đồng người VN tại Port Vila Tân đảo thường
tổ chức Lễ hội Thanh minh sau dịp Tết nguyên đán. Hàng năm, cứ đến ngày rằm
tháng ba âm lịch, mọi người già trẻ đều
tập trung tại nghĩa trang để tảo mộ. Phát cỏ, quét sơn các phần mộ. Thăp nén
nhang, đốt vàng hương tưởng niệm người đã khuất. Tấp nập đông vui như ngày Hội.
·
Thanh niên Liên Việt. Đoàn Thanh niên Liên Việt được thành lập năm 1956 do
anh Trần văn Bạch làm chủ tịch. Đoàn đã xây dựng được phong trào Thể dục Thê
thao, Văn nghệ. Đoàn cũng là cánh tay phải đắc lực trong việc vận đông tổ chức
Hồi hương cho bà con Việt kiều Port Vila Tân đảo về Hải phòng năm 1963-1964.
·
Thanh (Trần dức). Một nhân viên người VN làm việc tại Nhà thương Saint Michel ở Santo. Vì
thông thạo tiếng Pháp nên đã được ông Đồng sỹ Hứa đề cử làm thông dịch viên của
cộng đồng người VN tại đảo này. Sau trở thành viên chức của chính quyền địa
phương tại đảo Santo.
Cảnh nghĩa trang gần nhà thương Xanh Mi sen cũ tại Santo Tân đảo
Cầu thủ Bùi Thành (người ngồi thứ ba từ trái - giữa thủ môn Thùy và Sợi)
·
Thành (Bùi văn). Là con trai cụ Bùi Hoàn quê gốc ở Tỉnh Hải dương. Sinh trưởng ở Sở
Cô-lạc-đô Port Vila Tân đảo. Là một vận động viên xuất sắc, sau trở thành cầu
thủ nổi tiếng của Đội Chiên thắng Forari. Là tuyển thủ Đội Tuyển bóng đá Thanh
niên Việt nam USV. Năm 1962 đã góp phần chiến thắng oanh liệt của Đội tuyển
thắng đội SUMAT và đoạt Cúp luân lưu và chức vô địch của Hiệp hội bóng đá Tân
đảo. vil7
·
Thắm (Rosabelle Phạm Hồng). Sinh năm 1941 tại Santô. Lớn lên học tại trường Việt
nam Công đoàn ở Sarakata. Sau đó chuyển
sang học tại trường Ecole Publique
francaise. Đồng thời cũng từng là học trò của bà Jeanne TUNICA, một người cộng
sản không ngừng đấu tranh cho quyền lợi của người công nhân bị áp bức. Trong
cuốn « De la Melanesie au Viet Nam », Hồi kí nổi tiêng của Cụ cố Đồng
sỹ Hứa có đoạn viết như sau :
« A Ha nôi, je m’entretenais souvent d’elle (Jeanne TUNICA) avec PHAM THI HONG THAM, dite » Rosabella», une de ses élèves et pupilles à Santo »
Là một trong những người có chữ viết đẹp nhất ở Tân
đảo thời bấy giờ. Được bầu là Hoa hậu Santô năm 1960. Đã từng làm thư kí cho
Bác sĩ Đại tá Đò Cac-pho (De Carfort). Con gái cả của cụ Phạm Văn Thân quê gốc
ở Hưng yên. Nguyên là chủ cửa hàng tạp hóa ở thành phố Luganville Santo. Hồi
hương theo cha mẹ về VN. Sinh sống và làm việc tại Hà nội. (Người đứng đầu bên phải là Miss Santo)
Doanh nhân Đinh Văn Thân - Chủ tịch Ái hữu VN Vanuatu
·
Thân (Đinh Văn). Sinh ở Port Vila năm 1944. Con trai cả ông Đinh văn Tích, đã kế tục và
phát huy sự nghiệp của ông bố. Ông Thân hiện nay là người Việt Nam có thế lực
lớn nhất ở đây với vài ngàn héc-ta đất canh tác. Vừa làm kinh tế vừa hoạt động chính trị. Có khu du lịch lớn Blue Crystal
ở trong Retapau. Nhiều cơ sở sản xuất, nhiều nhà cửa cho thuê, có tầu DINH 1
chạy các đảo. Hiện ông đang giữ chức chủ tịch Hội Ái hữu VN tại Vanuatu. Ông đã
từng là Chủ tích Đảng NUP trước đây. Hiện ông là Chủ tịch Hội Ái hữu VN tai
Vanuatu. Dinh1
Gilbert Dinh Van Than, more commonly known as Dinh Van Than, is a ni-Vanuatu "prominent businessman" and former politician. Ron Crocombe described him in 2007 as "perhaps the wealthiest entrepreneur and largest private employer in Vanuatu and many say the most politically influential [...] citizen".Than is a naturalised citizen of Vanuatu. The Vanuatu Daily Post describes him as "a ni-Vanuatu of Vietnamese parentage". His father began his work in Vanuatu as an "indentured labourer".The Dinh family have been described as long-standing supporters of the Vanua'aku Pati. In 1991, when the party was about to split, Than supported its founder and then-leader, the first Prime Minister of Vanuatu, Walter Lini. Than hosted meetings of Lini and his supporters, and enabled Lini to set up "headquarters" on the premises of one of the companies he owned. Later that year, when Lini was ousted from the leadership of the Vanua'aku Pati, and founded the National United Party, Than was a prominent member. The relationship between the two men was close; Than was literally adopted into Lini's family the same year. Vanua'aku Pati "campaign materials" responded to the split by accusing the NUP of serving Than's interests, and described Than as "the owner, financier, host, organiser, director" of the new party. Academic Howard Van Trease suggests it was Than who advised Lini to create the National United Party, and subsequently to enter into a coalition government with the Union of Moderate Parties. Than was also a major provider of funds to the party.
Gilbert Dinh Van Than, more commonly known as Dinh Van Than, is a ni-Vanuatu "prominent businessman" and former politician. Ron Crocombe described him in 2007 as "perhaps the wealthiest entrepreneur and largest private employer in Vanuatu and many say the most politically influential [...] citizen".Than is a naturalised citizen of Vanuatu. The Vanuatu Daily Post describes him as "a ni-Vanuatu of Vietnamese parentage". His father began his work in Vanuatu as an "indentured labourer".The Dinh family have been described as long-standing supporters of the Vanua'aku Pati. In 1991, when the party was about to split, Than supported its founder and then-leader, the first Prime Minister of Vanuatu, Walter Lini. Than hosted meetings of Lini and his supporters, and enabled Lini to set up "headquarters" on the premises of one of the companies he owned. Later that year, when Lini was ousted from the leadership of the Vanua'aku Pati, and founded the National United Party, Than was a prominent member. The relationship between the two men was close; Than was literally adopted into Lini's family the same year. Vanua'aku Pati "campaign materials" responded to the split by accusing the NUP of serving Than's interests, and described Than as "the owner, financier, host, organiser, director" of the new party. Academic Howard Van Trease suggests it was Than who advised Lini to create the National United Party, and subsequently to enter into a coalition government with the Union of Moderate Parties. Than was also a major provider of funds to the party.
Cụ cố Hoàng Văn Hân (Cụ Tiểu)
· Hân (Hoàng Văn) tức cụ Tiểu. (Hoàng Văn Thân). Quê cụ ở Thanh hà – Hải dương.
Cụ là người xây dựng lò bánh mì đầu tiên của người VN tại khu vực Tagabê. Bánh
mì ngon nổi tiếng không thua kém gì các lò bánh bì của người Pháp lúc bấy giờ.
Cụ đã đưa gia đình và con cháu về Hải dương. Cho đến nay, cái móng lò bánh mì
vẫn còn nguyên vẹn tại khu đất cũ ở Tagabê.
Nguyên là người công nhân phu mộ VN. Cụ đã từng là cảnh vệ trong đội Bảo vệ và
một cố vấn của Việt nam Công đoàn. Cụ đã đưa gia đình con cái hồi hương về VN
năm 1964.
Cụ cố PHẠM Văn Thân
·
Thân (Phạm văn). Quê ở La Tiến Phủ cừ Hưng yên. Nguyên là công nhân phu mộ làm việc tại
đồn điền Sở Ra-tà khu vực Nam đảo Santo Tân đảo. Hết hạn giao kèo (hợp đồng)
ông đưa gia đình ra thành phố Luganville mở cửa hàng buôn bán tạp phẩm. Đến năm
1963, ông và gia đình hồi hương về Việt nam và sinh sống tại Hà nội.
Cụ PhánThận (Nguyễn Đức Thận) quê ở Đà lạt
·
Thận (Nguyễn Đức). Quê ở Đà lạt. Thường gọi là ông Phán Thận. Là một trong số công chức
được đặc phái sang Tân đảo cùng với ông Đồng Sỹ Hứa và ông Hoàng Vĩnh Lạc năm
1938. Đến năm 1944 ông được thuyên chuyển sang Nouméa làm việc tại Phủ Toàn
quyền Tân Thế giới. Đến năm 1948, Ông có tham gia giảng dậy bộ môn tiếng Pháp
tại trương Việt nam Công nhân. Chính quyền Pháp nghi ngờ ông hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp ở Tân Thế giới,
ông và gia đình bị trục xuất về Hải phòng cũng trên con tầu Ville
d’Amiens năm 1950. Sau đó ông đã đưa gia đình trở lại sinh sống trên quê hương
ở Đà lạt. (Xin trân trọng cảm ơn chi Nguyễn Thu Lan - con gái cụ Thận đang sinh sống tại Mỹ cung cấp những bức ảnh quý giá này)
Cụ cố PHẠM Văn Thấu - Nguyên Phó Chủ tịch Hội Ái hữu VN tại Tân đảo
·
Thấu (Phạm Văn). Quê ở Xã Tân trào – Kiến thụy –
Kiến an. Nguyên là công nhân phu mộ làm việc tại đồn điền Bò-la-đi-nhe
(Bladinieres). Ông ở lại Tân đảo và trở thành Chủ tịch Hội Ái hữu VN. Năm 1975,
ông và ông Đỗ Viết thử đã về thăm VN. Tổ chức buổi gặp mặt giao lưu với bà con
Việt kiều Tân đảo Tân Thế giới tại TP Hải phòng. Sauk hi Tân đảo độc lập trở
thành Vanuatu, ông và gia đình đã di chuyển sang sinh sống ở Noumea Tân
Caledonie.
·
Thẻ Hội viên Công đoàn (Carte syndicat). Từ cuối năm 1946, sau khi liên
lạc và trở thành thành viên củaTổng Liên đoàn Lao động Pháp gọi tắt là CGT
(Confederation Generale du Travail). Việt nam Công đoàn Tân đảo đã chính thức
nhận được thẻ hội viên của CGT để cấp cho hội viên chính thức của mình. Thẻ có
giá trị một năm. Hàng tháng Hội viên đóng tiền hội phí. Thẻ có chữ kí của ông
Tổng Thư kí và Thư kí chánh văn phòng.
Từ trái: PV VŨ Hoàng - các ông: Nguyễn Viết Tịnh - Đặng Viết Thế và Nguyễn văn Mô
·
Thế (Đặng Viết). Quê ông ở Huyện Bình lục,
Tỉnh Hà nam. Nguyên là phu mộ tại đồn
điền Tê-u-ma. Sau ông được cử làm giáo
viên trường Việt nam Công nông đoàn Tagabê. Năm 1958 ông được bầu làm Tông Thư
kí VNCNĐ. Năm 1960-1963, ông làm Trưởng Ban Hồi hương Việt kiều, ông Trần Tích
làm phó ban. Hồi hương về Việt nam, ông và ông Tràn khắc Khoan đều công tác
trong Cơ quan Tổng Công đoàn TP Nam định. Ông bị tử vong do bom Mỹ tại hầm trú
ẩn của Cơ quan nơi ông làm việc.
Bùi Thế Hiệp (Frank BUI) Noumea NewCaledonia
·
Thê Hiệp (Frank BUI). Là một người con của chân đăng
thế hệ thứ hai tức bà Vũ Thị Tý (Marie Giu) còn gọi là Tý Chung và ông Bùi văn
Nghĩa. Anh là một trong những người hoạt
động tích cực trong Hội Ái hữu VN Tân Thế giới Niu Caledonia. Đồng thời là tác
giả các Blog : Cafe, Thé, La Soupe – Tiebaghi 1719 v.v…
Chị Nguyễn Thị Thi (Người đứng thứ hai từ bên trái )
·
Thi (Nguyễn thị). Một phụ nữ sinh trưởng ở Santo
Tân đảo. Hồi hương vè VN bà đã trở thành người phụ nữ lái xe ca đầu tiên ở Tỉnh
Hà đông – Hà nội. Năm 2013, bà và chồng là Nguyễn văn Vinh đã trở về thăm lại
quê hương thứ hai của mình tại Port Vila và Santo. Vkv5
·
Thiếu niên Tiền phong.
Đội Thiếu niên Tiền phong đầu tiên được thành lập ngay
1/6/1956 tại Học đường Việt nam Công
nông đoàn Trại VN số 2 Tagabe. Những đội viên được kết nạp đợt một gồm có: (Từ trái) Thầy giáo Đặng Viết Thế - Vũ Thị Độ - Nguyễn Thị Khánh - Cao văn Long - Nguyễn Thị Trong - Cao văn Lệ. Do Thầy giáo Văn Đại và Văn Đạm phụ trách.
1948. Đội Thiếu sinh quân Việt nam tại Port Vila Tân đảo
·
Thiếu sinh quân (Scoutisme). Hội đoàn đầu tiên của Thanh
Thiếu niên VN tại Port Vila Tân đảo được thành lập. Hoạt động theo tôn chỉ mục
đích của Hướng đạo sinh ở Port Vila. Đội Thiếu sinh quân thành lập năm 1948 gồm
các anh chị : Nguyễn Ngọc Thoa, Trương Thị Lanh, Nguyễn đức Nhàn, Lê
Xuân Thủy, Nguyễn văn Tân, Nguyễn đức Thận, Vũ văn Minh, Đỗ viết Vinh, Nguyễn
văn Đại, Nguyễn văn Vinh v.v…
·
Thính (Phạm Ngọc) Trần Danh Tính. Sinh ở đảo Santo Tân đảo. Làm
con nuôi cụ Phạm Văn Thân quê ở La Tiến
Phủ cừ Tỉnh Hưng yên. Sau này định cư ở
Thủ đô Paris Pháp. Là một trong những nhà tài trợ có nhiều đóng góp cho việc
giúp đỡ các Hội đoàn của bà con Việt kiều tổ chức các hôi nghị gặp gỡ giao lưu
của thành phố Hà nội, Tuyên quang, Hải dương v.v…
Ông đã làm thủ tục đưa hài cốt của mẹ đẻ từ nghĩa trang Port Vila Vanuatu về mai tang tại Nghĩa trang Tỉnh Tuyên quang Việt nam. didier
Ông đã làm thủ tục đưa hài cốt của mẹ đẻ từ nghĩa trang Port Vila Vanuatu về mai tang tại Nghĩa trang Tỉnh Tuyên quang Việt nam. didier
Lễ đài tưởng niệm tại Nghĩa trang người VN tại Port Vila Vanuatu
Thổ công (Đất có Thổ công). Các cụ xưa thường nói: « Đát có Thổ công, Sông có
Hà bá ». Câu chuyện có thật về công cuộc Hồi hương của bà con VK Tân đảo.
Đầu năm 1961, nhân ngày Lễ Nguyên đán đón xuân Tân Sửu cổ truyền tổ chức tại
Hội quán Tagabe. Năm ấy có cái đặc biệt hơn là ban thờ được bầy ở ngay trước
Hội quán. Vừa làm Lễ đón xuân, vừa làm Lễ tạ vong linh Thổ thần Thổ địa. Vì ai
cũng nghĩ đây là lần ăn Tết cuối cùng của bà con Việt kiều tại khu đất này. Cho
nên cac cụ làm cái Lễ Tạ cho phải đạo với các vị Thần linh bản địa.
Đùng một cái, tháng ba sau Tết có lệnh đình hoãn cuộc hồi hương vô thời hạn. Mọi người bàng hoàng, rụng rời như sét đánh ngàng tai. Các cụ bô lão chỉ phán vẻn vẹn : « Đất có Thổ công, Sông có Hà bá. Chắc hẳn Vong linh Thổ thần Thổ địa còn muốn giữ các con, các cháu ở lại thêm một thời gian nữa đây… ». Mãi 3 năm sau đó, công cuộc hồi hương mới được tiếp tục.
Đùng một cái, tháng ba sau Tết có lệnh đình hoãn cuộc hồi hương vô thời hạn. Mọi người bàng hoàng, rụng rời như sét đánh ngàng tai. Các cụ bô lão chỉ phán vẻn vẹn : « Đất có Thổ công, Sông có Hà bá. Chắc hẳn Vong linh Thổ thần Thổ địa còn muốn giữ các con, các cháu ở lại thêm một thời gian nữa đây… ». Mãi 3 năm sau đó, công cuộc hồi hương mới được tiếp tục.
Ông Gilbert THONG (1931-2016)
·
Thông (Gilbert). Là con trai của gia đình viên chức VN làm việc tại cơ
quan bưu chính viễn thông ở Noumea. Mẹ và các chị gái hồi hương về VN trước năm
1945. Chiến tranh thế giới bùng nổ, ông bố và cậu con trai phải ở lại Noumea.
Do hoàn cảnh đặc biệt, ông đã gửi cậu con trai cho một bà bạn ở đảo Lifou nuôi
nấng. Học hành thành đạt cậu Thông đã nổi tiếng trong nhiều lĩnh vức kinh
doanh : Du lịch – Thể thao – Tổ chức biểu diễn ca nhạc kịch của các ngôi
sao nổi tiếng Thế giới tại Noumea. Là chủ hãng buôn nổi tiếng KENU tại Noumea, quan hệ tốt với các tổ chức trong cộng đồng người Việt Nam tại Tân Caledonie cũng như trên thế giới.
Là tay bơi lăn săn bắt cá nổi tiếng. Năm 1960, ông đã từng sang Port Vila cùng đi lặn với các ông Dominique khat tức Quạt, ông Dúng Máy Cà phê, anh Sâm, anh Sự Tích v.v... Và đã tổ chức các show do những tài tử nổi tiếng thế giới biểu diễn tại rạp Cine Michel. Như nhà thôi miên kiêm ca sĩ Rock Martin, ban nhạc TIVOLI nổi tiếng của anh em Hars ở Noumea .... Trong dân gian ở Vanuatu người ta hay nói: "Ở Noumea có Gilbert THONG. Ở Vila có Gilbert THAN"
Là tay bơi lăn săn bắt cá nổi tiếng. Năm 1960, ông đã từng sang Port Vila cùng đi lặn với các ông Dominique khat tức Quạt, ông Dúng Máy Cà phê, anh Sâm, anh Sự Tích v.v... Và đã tổ chức các show do những tài tử nổi tiếng thế giới biểu diễn tại rạp Cine Michel. Như nhà thôi miên kiêm ca sĩ Rock Martin, ban nhạc TIVOLI nổi tiếng của anh em Hars ở Noumea .... Trong dân gian ở Vanuatu người ta hay nói: "Ở Noumea có Gilbert THONG. Ở Vila có Gilbert THAN"
·
Gilbert
Thong nous murmure son année de naissance : 1931. Il faut dire que derrière le
bureau de son agence maritime, l’homme n’a rien d’un grandpère de 76 ans. Il
est né à Nouméa, de parents émigrés d’Hanoï. Son père était un lettré, élevé
dans la bourgeoisie vietnamienne, et toute sa vie, il a entretenu un réel amour
pour la culture, l’art et l’humanisme.
Gamin gâté mais aussi souvent puni, Gilbert coule une enfance paisible ponctuée de nombreuses facéties dont il se délectera toute sa vie.
Gamin gâté mais aussi souvent puni, Gilbert coule une enfance paisible ponctuée de nombreuses facéties dont il se délectera toute sa vie.
·
En 1939,
la famille décide de retourner en Indochine (désormais le Vietnam). La mère et
les quatre frères et soeurs de Gilbert partent en éclaireurs. Mais la Seconde
Guerre mondiale est aux portes du Pacifi que. Plus aucun bateau n’appareille
pour son pays d’origine ; Gilbert est contraint de rester avec son père, loin
de l’amour maternel.
·
Son
éducation est confiée à une nounou mélanésienne, Mama Sera, qui lui enseigne le
respect de la culture kanak.
·
L'année
2008 fut très active pour Les auteurs du Cercle des Auteurs du Pacifique, qui,
en liaison avec Hélène Colombani, la chargée de la Mission Livre du gouvernement de la Nouvelle-Caledonie, et
sous la présidence de Gilbert Thong élu pour 2008, ont mené avec enthousiasme
et succès des opérations promotionnelles à Nouméa et dans les mairies de
l'intérieur (à Boulouparis, Dumbéa et au Mont Dore), avec la participation de
tous leurs auteurs résidant en NC. Ils ont présenté leurs livres et ont donné
des lectures en public, au cours de ces soirées conviviales animées par un
orchestre dont Gilbert Thong, en professionnel du spectacle, a le secret.
Cụ cố TRỊNH Thông - người ngồi phía tay phải.
·
Thông (Trịnh quang). Quê ông ở Ninh bình. Ông nguyên là thợ may mặc nổi tiếng ở Port Vila Tân
đảo. Đã tham gia kéo cờ đỏ sao vàng tại thủ phủ Port Vila. Ông đã từng giữ các
chức vụ quan trọng trong Hội Cộng hoà sau là Liên Việt như Phó chủ tịch Hôi,
Thủ quỹ v.v… Là một trong số những gia đình đông con nhất tại Port Vila Tân đảo. Ông đưa gia đình hồi hương về Hải phòng năm 1963.
·
Thuần (Đinh Khắc). Đại diên của bà con VK hồi hương tập trung tại Đề bô Thiên lập (Malapoa)
chờ tầu Ville d’Amiens về Việt nam. Cũng là đại biểu của Hiệp hội công nhân VN
tại Tân đảo. (TLĐSH)
Hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Thuận tại bãi tắm Vịnh Mê lê Vanuatu
·
Thuận (Nguyễn Văn). Con trai cả của cụ Nguyễn văn Hỷ quê ở Hải Hậu Nam định. Sinh ở Tagabe
Port Vila Tân đảo. Tốt nghiệp ngành điện và làm việc tại Noumea Tân Caledonie. Theo gia đình hồi hương về Việt nam năm 1963-1964. Hiện ông giữ chức Chủ
tịch Hội VK TTG – TĐ tỉnh Thái bình. Năm 2013, ông bà Thuận đã thực hiện chuyến
hành hương trở về thăm lại nơi sinh ra mình ở Noumea và Port Vila.
·
Thuật (Trịnh Văn) Quê ở Gia viễn – Ninh bình. Nguyên là công nhân phu mộ làm việc tại Sở
Sarmettre đảo Malakula. Hết hạn hợp đồng ông và gia đình chuyển về Santo sau đó
về định cư ở Port Vila sinh sống. Năm 1946, ông được đề cử làm Giáo viên
đầu tiên dậy tiếng Việt tại trường Công đoàn đường General de Gaulle chỗ gốc
vối, bênh cạnh nhà ông Camille Rolland ở Port Vila. Sau ông làm Hiệu trưởng trường Liên Việt từ năm 1952 –
1958. Hồi hương về Hải phòng năm 1964.
1960 về trước đây là Hiệu thuốc Tây (Pharmacie francaise) ở Port Vila Tân đảo
·
Thuốc Tây (Pharmacie francaise). Nguyên là hiệu thuốc Tây đầu tiên ở Port Vila do dược
sĩ Lenormand xây dựng và làm chủ. Đằng sau hiệu thuốc Tây ngay trung tâm
thủ phủ Port Vila là ngôi trường dậy tiếng Việt nam đầu tiên tại Tân đảo. Do
Hội Liên đoàn Ái hữu tổ chức xây dựng năm 1946. Trường lấy tên là Việt nam học
đường « ecole vietnamienne » do Thầy giáo Bùi Gia Dzự và Nguyễn Hữu
Đăng phụ trách giảng dậy.
Vần T phần 1 xin tạm dừng nơi đây. Xin hẹn
gặp quý vị trong kì tới với phần 2.
Xin chân thành cảm ơn quý vị độc
giả đã ghé thăm, góp ý và chia sẻ trên trang Blog Tân đảo Xưa và Nay. Để biết rõ hơn về Tân
đảo/Vanuatu, xin mời quý vị click vào link này :
Trước hết cháu xin cảm ơn Blog Tân Đảo xưa và nay đã cho cháu và mọi người biết về lịch sử của những người mộ phu Tân Đảo năm xưa trong đó có bố cháu. Cháu là Vũ Tiến Việt, con ông Vũ Tiến Tỵ sinh năm 1917, quê quán Trực Nội - Đông Quan - Thái Bình đã mất năm 1993 tại quê nhà. Ông đi mộ phu Tân đảo năm 1938 tại Noumea sau đó ông sang Santo đi làm ở đó cho đến khi về nước năm 1964. Khi xem danh sách vần T cháu không thấy có tên ông. Hay danh sách của Blog chỉ đăng những người nổi tiếng ngày đó và thành đạt ngày nay hoặc có con cháu thành đạt đang sống ở Tân Đảo. Cháu xin trân trọng cảm ơn Tác giả Blog.
Trả lờiXóaXin chào bạn Viet Vu Tien,
XóaTác giả Blog rất hân hạnh và cảm ơn bạn đã xem và chia sẻ.
Đúng như bạn đã nhận xét. Người VN ở Tân đảo - Tân Thế giới rất đông. Tác giả không thể biết hết mọi người được. Những thông tin về số người có hoạt động trong các tổ chức hoặc cộng đồng người VN tại các đảo cũng hạn chế. Bởi vậy tác giả chỉ dám ghi lại những gì tai nghe mắt thấy hoặc trích đoạn trên các trang báo chí mà thôi.
Về bác Vũ Tiền Tỵ tác giả sẽ tìm hiểu qua bạn bè ở Santo xem sao. Nếu có thông tin chính xác tác giả sẽ chuyển vào Blog.
Chúc bạn và gia đình vui khỏe và may mắn.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaCháu xin cảm ơn bác Đại. Cháu sẽ gửi cho bác mấy tấm hình về bố cháu để tiện cho việc sưu tầm của bác.
XóaTrân trọng !
Commentaire des lecteurs FB
Trả lờiXóaTokim Ngan: Chào anh Đại, đọc Blog Tân Đảo xưa và nay của anh em lại nhớ đến chuyến thăm Port Villa 2014, khi tháp tùng ĐS Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị trình quốc thư ở Vanuatu. Lần đầu và có lẽ là lần duy nhất được thăm Vanuatu nhưng rất ấn tượng về đất nước và con người ở đây, đặc biệt là tình cảm nồng ấm của bà con kiều bào đã giành cho đoàn. Những tư liệu trong Blog của anh rất quí, anh đã rất công phu để thu thập, biên soạn và sắp xếp để những người quan tâm có thể tra cứu, để con cháu thế hệ mai sau biết đến trang sử hào hùng của người phu mộ Tân đảo xưa. Chúc anh chị, gia đình và cộng đồng người Việt tai Vanuatu sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt và luôn hướng về quê hương với những tình cảm tốt đẹp. Lúc nào anh chị về VN nhớ liên hệ với em nhé. Số đt của em ở VN
Xin chào và chân thành cảm ơn anh Nghĩa đã ghé thăm và xem bài trên Blog. JVJ rất hân hạnh được anh mên mộ và chia sẻ. Công việc mà tôi đang làm chủ yếu là ghi chép và tập hợp những điều và sự việc có thực. Tai nghe mắt thấy. Nhằm hệ thống lại tạo thành bản Danh mục. Mục đích cũng như anh Nghĩa nói: giúp cho những ai có nhu cầu tìm hiểu về lịch sử cuộc đời tha phương của ông bà cha mẹ mình được dễ dàng. Tôi vẫn đang tiếp tục tuy tìm những sự kiện nổi bật, những người công nhân phu mộ trước sà sau năm 1945 để bổ sung vào bản Danh mục anh ạ.
XóaTheo thống kê của nhà quản lý Blogger thì số người tìm đọc Blog ngày một tăng. Không chỉ riêng Việt kiều, mà rất đông bà con trong nước cũng tìm đọc
Bản thân tác giả cũng thấy phấn khởi vì công việc ghi chép của mình đã có ích cho mọi người.
Như anh thấy đấy. Ngoài bản danh mục ra, còn có rất nhiều bài nói về cuộc sông của bà con VK trước và sau khi hồi hương.
Sau này có dịp về VN nhất định sẽ tới thăm anh chị và gia đình. Xin chúc anh chị luôn vui khỏe và hạnh phúc.
Vũ Tiến Việt, cháu xin cảm ơn chú Đại.
Trả lờiXóaTrân trọng !
Bình luận của chị Lang Hong Tuyen trên FB:
Trả lờiXóaCảm ơn tác giả BLOG " Tân đảo xưa nay"
Một cây đại cổ thụ viết về những những người Việt tại Tân đảo và Tân thế giới.Với lối viết văn sinh động ,đầy ắp hình ảnh và hành văn trôi chảy,dí dỏm và nhiều tâm huyết .Tác giả đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp của thế hệ cha ông phu mộ xưa.Năm mới chúc gia đình tác giả BLOG " Tân đảo xưa và nay " bác Jean Đại
Và gia đình nhiều sức khỏe ,vạn sự may mắn ,hạnh phúc !
Xin chào và chân thành cảm ơn bạn Lang Hồng Tuyến đã ghé thăm Blog và chia sẻ với lời bình vô cùng tốt đẹp. Trang sử vẻ vang của người Phu mộ chân đăng noi chung và con cháu của họ nói riêng đã đi vào lịch sử của người tha phương (La Diaspora).
Trả lờiXóaJVJ cố gằng ghi lại một cách tòm lược để giúp cho mọi người hiều thêm về trang sử vẻ vang đó. Tác giả cũng mong muốn nhận được thật nhiều ý kiên phê bình đóng góp nhằm tô điểm thêm cho sự ghi chép này càng ngày cang phong phú.
Xin chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe và hạnh phúc...
Commentaire de Mr Bich Tran Ngoc sủ FB
Trả lờiXóaÔng Võ Cao Tầng ở Trại Camp Ballande-Santo- Nouvelles Hébrides, nhà ông Tầng ở bên cạnh gia đình ông bà Trần Hữu Câu (Tài Câu) là ba má tôi, ông sinh hoạt ăn uống cùng gia đình nhà tôi cùng với ông Chư, ông Quản vì các ông sống độc thân. Theo Giấy chứng nhận của Chi Hội Liên Việt Santo cấp cho các hội viên ngày 25/8/1963 trước ngày bà con Santo hồi hương có chữ ký của ông Chi hội trưởng Võ Cao Tầng và đóng dấu của Chi hội. Nội dung của Giấy chứng nhận ghi : Ngày 20/7/1946 toàn thể kiều bào Santo cùng nhau hội họp tại Khách sạn Gardel khu đất Sở Russet để biểu dương mầu sắc Quốc kỳ Nước VNDCCH, chào mừng Tổ Quốc, chào mừng Quốc kỳ nền Đỏ tươi giữa sao vàng 5 cánh, và thành lập Liên Đoàn ái hữu Việt Nam. Đến ngày 21/9/1946 là ngày đầu tiên Lá Quốc kỳ nền đỏ sao vàng được nêu cao tại nhà trụ sở của của Kiều bào Santo Tân Đảo và lâp lên Hội Việt Nam Tương Tế. Đến ngày 11/9/1949 theo tiếng gọi của Tổ Quốc, Mặt trận Việt Minh Liên Việt, toàn thể Kiều bào các cơ quan, các tỉnh Đảng bộ lại thành lập lên Chi hội Liên Việt Santo -Tân Đảo, qua các thời kỳ thay đổi tên Hội thì ba tôi ông Trần Hữu Câu được Hội Liên Việt Santo -Tân Đảo Cử ra làm Hội trưởng từ ngày 10/2/1955 đến 10/12/1955, vì công việc làm ăn ở đảo xa nên không tiếp tục đảm nhiệm chức Hội trưởng. Rất nhiều ông được đề cử gánh vác nhiệm vụ Hội trưởng qua các năm, nhưng ông Võ Cao Tầng là người có năng lực và người Lãnh đạo Hội thời gian dài nhất. Tôi vài năm mới về Santo một lần thăm gia đình nên không biết ông được bầu làm Hội trưởng từ năm nào? Chắc các bạn sinh sống và ở liên tục ở Trại Ballande gọi là Trại số 3 mà không rời Đảo sẽ biết rõ hơn tôi về ông Võ Cao Tầng. Ông hồi hương chuyến sau cùng với bà con Port-Vila, ông về sinh sống ở Phố Đồng Xuân TP Hải Dương gần Phố Đại lộ Hồ Chí Minh, ông làm việc ở Ty lương thực tỉnh Hải Dương đến ngày về hưu, ông xây dựng gia đình có 2 người con trai tên Vũ Văn Hải và Vũ Cao Dương hiện cũng đang làm việc kinh doanh tại TP Hải Dương. Rất mong có sự đóng góp của ace theo dõi Blog TĐXVN bổ sung các thông tin về các sự kiện nói chung và con người cụ thể nói riêng liên quan đến bà con VK TTG-TĐ của các giai đoạn của bà con
1
Gérer
J’aime
· Répondre · 4 h
Bich Tran Ngoc
Bich Tran Ngoc VK để anh Đại tiếp tục ghi chép đăng tải cho bà con ta biết thêm thông tin. Rất cám ơn anh ĐẠI có tâm huyết đã dày công sưu tầm, nghiên cứu, tập hợp các thông tin được cung cấp để viết và đăng tải trên Blog TĐXVN, nhờ có anh bà con VK mới hiểu rõ được về các giai đoạn lịch sử khác nhau của bà con VK TTG-TĐ, tôi bày tỏ sự khâm phục của tôi đối với anh. Chúc anh chị gữi gìn sức khoẻ cho thật tốt, và anh Đại tiếp tục đầu tư cho Blog TĐXVN. Cám ơn anh.
Xin chào và thành thực cảm ơn bạn Bich Tran Ngoc đã xem và chia sẻ thông tin quý giá về các cụ hồi xưa ở Trại số 3 Ba-lăng. JVJ sẽ bổ sung vào Blog.
XóaRất mong nhận được nhiều thông tin bổ ích khác của các quý vị và các bạn để làm cho bản DANH MỤC sẽ dược phong phú và hoàn thiện hơn.
Chúc các bạn cùng gia đình luôn vui khỏe và hạnh phúc...