DANH MỤC
(Répertoire)
Vê người Việt nam ở Tân đảo – Tân Thế giới
và những địa danh, cơ sở liên quan.
Biên soạn : Jean Van Son – Vanuatu
Hội Tân Thanh - Tiền thân của Hội Liên đoàn Ái hữu VN tại Port Vila Tân đảo
LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử của người phu mộ Bắc kỳ ở
Tân đảo là một trong những trang sử hào hùng vẻ vang về cuộc sống tha phương
của người lao động Việt nam ở Hải ngoại nói chung. Bởi vậy việc ghi chép lại
tên tuổi và những địa danh, cơ sở liên quan trước và sau thời kì nô lệ của các
bậc cha mẹ, chú bác tại nơi đất khách quê người là một việc làm cần thiết.
Kho tàng về các sự kiện lịch sử
của người VN ở Tân đảo rất nhiều và phong phú. Đến nay, ngoài công trình của Cụ
cố Đồng Sỹ Hứa qua cuốn « Từ Châu Đại dương về Việt nam » (De la
Mélanésie au Viêt nam), còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác. Ở đây tác
giả chỉ muốn nêu và hệ thống hoá những con người, những sự việc và sự kiện theo
góc độ và cách nhìn nhận của chính bản thân mình dựa theo các tư liệu khác nhau
cho dễ tìm, dễ đọc mà thôi.
Bản tập hợp Danh mục này có thể
có những thiếu sót, nhầm lẫn nhất định. Bởi thế, tác giả mong muốn nhận được
nhiều ý kiến phê bình, đóng góp của nhiều người, đặc biệt của số anh chị em
Việt kiều Tân đảo – Tân Thế giới thế hệ
hai, ba đang sinh sống ở VN cũng như các nơi khác trên Thế giới.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả các chú bác, các anh chị em và bạn bè xa
gần đã chú ý theo dõi.
Tài liệu tham khảo:
-
Tư liệu của cụ
cố Đồng Sỹ Hứa.
-
Tư liệu trên
trang Wikpedia về Tân đảo New Hebrides/Vanuatu.
-
Tư liệu của Virginia RIOU và
Patrick O’REILLY.
-
Les Nouvelles Caledoniennes
-
Blog Café,
The, La Soupe cuả BUI Hiệp
-
Blog Tiebaghi
A.1719 cuả BUI Hiệp.
Sắp xếp: theo thứ
tự vần ABC.
Kí tự viết tắt: ĐSH = Đồng Sỹ
Hứa. ĐT = Đội trưởng. HLV = Huấn luyện
viên. TM = Thủ môn
TT = Từ trần. VNCNĐTĐ = Việt Nam Công Nông Đoàn Tân đảo.
LĐAHVN = Liên
đoàn Ái hữu Việt nam. USV = Union
Sportive Vietnamienne
N.H. =
Nouvelles-Hébrides (Tân đảo cũ nay là Vanuatu)
N.C. = Nouvelle
Calédonie (Tân thế giới cũ nay là Tân đảo mới)
Q.
Ông Trừ Văn Quả (thứ hai hàng đầu bên phải)
Ông Trừ Văn Quả (thứ hai hàng đầu bên phải)
·
Quả (Trừ Văn). Quê ông ở Hà đông. Nguyên là Cựu chiến binh trong đội quân thuộc địa chống phát
xít Đức tại Pháp năm 1914-1918. Sau đó ông đăng kí đi phu mộ làm trong đồn điên
Houchard đảo Santo. Sau ông chuyển về sinh sống tại Port Vila. Sau thời kì nô
lệ ông đã từng buôn bán dừa khô giữa các đảo. Ông cũng từng là một trong những
cầu thủ bóng đá đầu tiên của Đội phu mộ Việt nam tại Port Vila Tân đảo. Trước
khi qua đời ông đã làm di chúc để lại toàn bộ tài sản của ông cho các cháu ruột
của ông.
·
Quách (Lê đắc). Tên tuổi của một trong những công nhân phu mộ VN liên quan đến vụ án
Malo Pass tại đảo Santo. Bị chính quyền Pháp tại địa phương kết án tử hình và
hành quyết bằng máy chém 6 giờ sáng ngày 28/7/1931, tại trại lính Bảo an Port
Vila Tân đảo.
·
Quai (Vanessa). Nữ ca sĩ nổi tiếng của Vanuatu. Sinh ngày 13/7/1988. Cô đã ghi âm nhiều
album ca nhạc ở Noumea, ở Luân đôn, PNG v.v..
Năm 12 tuổi đoạt huy chương vang giọng hát trẻ ở Ai cập.
Đứng thứ hai giải Golden Ster Tại Bucarest Rou-ma-ni
Ghi Album số 1 năm 1998 với tên Aitape with Love tại PNG
Năm 2000 album số 2 có tên Beautiful Pacific Islands tại Noumea NC.
Năm 2001 album số 3 có tên The Untouched Paradise Tại Mangrove NC
2003 Album số 4 có tên Pacifika tại Mangrove NC
2004 Album « Promise » tại PNG.
Hiện nay cô đi biểu diễn tại nhiều nước trong vùng và trên Thế giới.
Năm 12 tuổi đoạt huy chương vang giọng hát trẻ ở Ai cập.
Đứng thứ hai giải Golden Ster Tại Bucarest Rou-ma-ni
Ghi Album số 1 năm 1998 với tên Aitape with Love tại PNG
Năm 2000 album số 2 có tên Beautiful Pacific Islands tại Noumea NC.
Năm 2001 album số 3 có tên The Untouched Paradise Tại Mangrove NC
2003 Album số 4 có tên Pacifika tại Mangrove NC
2004 Album « Promise » tại PNG.
Hiện nay cô đi biểu diễn tại nhiều nước trong vùng và trên Thế giới.
·
Quắc (Bùi Văn). Quê ở Ninh Bình. Ông đã giữ chúc hiệu trưởng và giảng dậy tại Trương
Liên Việt từ năm 1958 đến khi hôi hương.
Khu Cảng và Nhà máy sàng lọc quặng măng-gan tại Forari đảo Efate Tân đảo
·
Quặng mang-gan (manganese). Một thứ kim loại mầu xám dùng làm chất xúc tác tạo hợp
kim với sắt. Mỏ mang-gan ở khu Forari phía đông bắc đảo Efate được Cty CFPO
khai thác từ năm 1959 đến năm 1979 thì đống cửa.
Ông Quạt Dominique Khat - đứng thứ hai bên trái (Đội bóng đá Bình minh Vila)
TG Nguyễn Trọng Quế - người đưng đầu bên trái hàng dầu
·
Quế (Nguyễn Trọng). Quê ở Sơn Tây. Ông đã từng làm
giáo viên giảng dậy tiếng Việt tại trường Việt nam Cộng hòa năm 1947-1950. Đồng
tác giả với Thầy giáo Bùi Gia Dzự và Nguyễn hứu Đăng về cuốn sách giáo khoa đạo
đức luân lý có tên là « Lưu Bình – Dương Lễ). Sau làm thông ngôn tại văn
phòng chính quyền Pháp tại Port Vila Tân đảo. Ông mất năm 2013, thọ 102 tuổi ở
bên Noumea Tân Caledonie.
Bia mộ 6 tử tù bị hành hình ngày 28/7/1931 tại Port Vila Tân đảo
·
Quế (Vũ văn). Tên tuổi của một trong những công
nhân phu mộ VN liên quan đến vụ án Malo Pass tại đảo Santo. Bị chính quyền Pháp
tại địa phương kết án tử hình và hành quyết bằng máy chém 6 giờ sáng ngày
28/7/1931, tại trại lính Bảo an Port Vila Tân đảo.
Ngày 30/6/1946 Cũng hát Quốc ca kéo Cờ đỏ Sao vàng lần đầu tiên tại Port Vila Tân đảo
·
Quốc ca Việt nam tai Tân đảo. Không rõ ai là tác giả bài
quốc ca VN ở Tân đảo từ năm 1945. Lời Việt hát theo nhạc quốc ca Pháp “La
Marseillaise”. Có đoạn như sau :
« Bồng cờ Việt minh bay cao phấp phới Sơn hà,
Giữ nước non nhà, há thua Năm châu.
Lòng yêu nước dẫn giắt chí nam nhi,
Cùng xông pha chiên đấu chống xâm lăng… »
« Bồng cờ Việt minh bay cao phấp phới Sơn hà,
Giữ nước non nhà, há thua Năm châu.
Lòng yêu nước dẫn giắt chí nam nhi,
Cùng xông pha chiên đấu chống xâm lăng… »
Người Pháp nghe quốc ca hát
bằng tiếng Việt thích lắm. Đều ngả mũ đứng nghiêm, rất trịnh trọng.
Nguyễn văn Quỳ - người đứng thứ 3 từ trái (đội tuyển USV)
·
Quỳ (Nguyễn văn). Con trai cả cụ Nguyễn văn
Khải quê gốc ở Tỉnh Hải dương. Là một cầu thủ xuất sắc của Đội tuyển bóng đá
Thanh niên Việt nam tại Port Vila Tân đảo. Một hậu về tài ba đã giúp đội tuyển
USV đoạt Cúp luân lưu và giải Vô địch của Hiệp hội bóng đá Tân đảo. Hiên đang
sinh sống tại Hải phòng.
Hai ông Trừ văn Quý và Vũ Đức Khuynh
·
Quý (Trừ Văn). Việt kiều sinh trưởng tại
Santo Tân đảo. Quê gốc ở Hà đông. Một cây đàn ghi-ta tầm cỡ. Hồi hương về VN đã
từng tham gia ban nhạc VK Hà nội những năm chiến tranh 1966. Sau định cư tại
Port Vila Vanuatu. Hiện là chủ hiệu TVQ và chủ nhân tòa nhà 5 tầng ngay tại
trung tâm Thủ đô Port Vila. Có một trai một gái đều học hành thành đạt ở Úc.
Bà Vũ Thị Quý - người đứng thứ hai bên cạnh Thủ tướng Vanuatu Ham Lini
·
Quý (Vũ Thị). Bà là con gái thứ hai của cụ
Vũ Tiến Hiếu – nguyên là công nhân phu mộ VN sau trở thành nhà nhiếp ảnh nổi
tiếng ở Santo – sinh tại Luganville. Theo cha mẹ hồi hương về VN năm 1964. Tốt
nghiếp và giảng dậy bộ môn tiếng Pháp, tiếng Anh tại trường Đại học Ngoại ngữ
Ha nội. Nhiều năm công tác ở Ủy Ban liên lạc với người nước ngoài thuộc Bộ
Ngoại giao. Năm 2008, bà là thành viên trong đoàn cán bộ cao cấp Bộ Ngoại giao
sang công tác ở Vanuatu do Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình dẫn đầu. Hiện
nay bà là Phó Tổng Thư kí – Chánh Văn phòng Ủy ban Liên lạc với người nước
ngoài tại Hà nội.
R.
Hàng rào bê-tông ống thép này do cụ cố Nguyễn văn Hộ chỉ huy xây dựng năm 1948
·
Rào
(Hàng rào). Tại
Nghĩa trang của người VN ở Port Vila Vanuatu có hàng rào bằng xi-măng ống thép
mạ kẽm. Theo lời kể của cụ cố Nguyễn Văn Hộ (Hỗ) thì hàng rào nay do chinh cụ
chỉ đạo việc xây dưng từ năm 1948. Mục đích xây hàng rào là để ngăn chăn bò
không vào phá phách. Hai là để làm ranh giới giữa nghĩa trang người Việt với
người Âu. Có nghĩa là: Nghĩa trang này dành riêng cho người VN ở Port Vila Tân
đảo.
Rạp chiếu bóng (nhà xanh) ngay sân vận động trung tâm Port Vila
·
Rạp
chiếu bóng ở khu Stade. Ở Port
Vila Tân đảo hồi xưa có hai rạp chiếu bóng. Rạp đầu tiên là xi-nê Stade ở cạnh
sân vận đông trung tâm (Municipal Stadium), giáp khu nghĩa trang Thành phố. Sau
này không hiểu sao rạp này không hoạt động nữa. Có thông tin không chính thức
là do nhiều người khi đến đây xem phim, luc ra về muộn ban đêm thường hay gặp
ma.
Cinema Michel cũ trở thành Cine Pacifique tại Port Vila Tân đảo
·
Rạp chiếu bóng Cinema Michel. Rất nhiều người VN biết và
thương đến xem phim tại rạp này vì nó nằm ngay trung tâm Thành phố Vila. Ở đây
đã diến ra nhiều buổi diễn ca nhạc show của anh em Hars ở Noumea do Gilbert
Thông tổ chức. Cũng như những buổi biếu diễn của nhà ảo thuật thôi miên Rock
Martin người Úc.
Đám cưới của anh Chi Noumea và chị Ên Ngạn Tagabe cugx được tổ chức tại rạp này.
Đám cưới của anh Chi Noumea và chị Ên Ngạn Tagabe cugx được tổ chức tại rạp này.
·
Ratard
(Sở Ra-tà). Một
trong những đồn điền trông dừa lớn nhất tại đảo Santo Tân đảo. Một số đông
người công nhân phu mộ VN đã làm việc tại đây. Năm 1945, tại đây đã xẩy ra vụ
án đẫm mãu. Hai người công nhân VN đã bị bắn gục trong cuộc biểu tình đình
công.
Trước khi VK hồi hương, rau xanh ở thị trường do người VN ở Tagabe cung cấp.
·
Rau
xanh. Từ năm
1946, Trại VN số 2 Tagabe đã được chính quyền và dân địa phương công nhận là
một cơ sơ sản xuất rau xanh số một của đảo Efate. Không những giải quyết cho
thị trường Port Vila, mà còn cung cấp cho các tầu bè neo đậu trong Vịnh Vila.
Kể cả các loại tầu chiến v.v… Ngoài rau xanh các loại còn có các loại củ như:
cà-rốt, xu hào, củ cải trắng đỏ, khoai tây, khoai lang, ta-rô, sắn, từ v.v..
Các loại quả : dưa hấu, dưa mơ-lông, dưa chuột, chuối cam bòng bười quýt, dứa,
mít ta đủ loại.
Ông Đinh Văn Thân đón tiếp bà con VK Tân đảo-Tân Thế giới từ VN qua tại Blue Hole Rentapau
·
Ren-ta-pao
(Rentapau). Khu
rừng rộng lớn khoảng vài ngàn héc-ta thuộc tài sản của gia đình ông Đinh văn
Thân Gilbert. Chuyên trồng hồ tiêu, các loại hoa quả. Phần lớn đất
canh tác chủ yếu chăn nuôi bò thịt xuất khẩu. Tại vùng ven biển Rentapau, ông
Thân xây dựng nhiều khu nghỉ mát như Blue Hole Resort (Vịnh nước xanh) hoặc
Blue Crystal Resort. Ở đây ông kết hợp du lịch với việc nuôi trồng thủy hải sản
như tôm cua, đồi môi, các loại cá v.v…
·
Riệm
(Jean Pierre Dinh Ngọc). Một
người con chân đăng thế hệ hai sinh trưởng tại Tân Thế giới. Quê ở Liễu đề Nam định. Chủ tịch Hội Ái hữu VN
Tân Caledonie. Có nhiều đóng góp trong việc vận động, tổ chức sinh hoạt của
cộng đồng người Việt ở Noumea như: tổ chức các lớp học tiếng Việt, thăm hỏi
người cao tuổi ở VN, làm cầu nối giữa VK Caledonie với người trong nước, tổ
chức các ngày Lễ Tết v.v... Đồng thời giải quyết việc xin visa cho anh chị em
và bà con nguyên là VK đang sinh sống ở VN có nguyện vọng trở lại thăm nơi sinh
trưởng của mình tại đây.
Ông Đinh vừa được Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự đầu tiên của Việt nam tại Noumea New Caledonia.
Ông Đinh vừa được Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự đầu tiên của Việt nam tại Noumea New Caledonia.
·
Rĩnh
(Ông Kép). Là một
công nhân phu mộ VN. Quê ông ở Nam định. Người ta quen gọi ông là
« kép » bởi ông là người tài hoa. Biết sử dụng thành thạo các loại
đàn bầu, nhị, đánh trống, hát chèo v.v… Ông sống độc thân cho đến khi hồi hương
về Hải phòng.
·
Rụ (Nguyễn văn). Một người công nhân phu mộ VN.
Đến năm 1946 được bầu làm Tổng đại biểu vủa Hội Việt nam Công đoàn Tân đảo. Bị
nhà cầm quyền địa phương trục xuất về Hải phòng năm 1947 trên con tầu Ville
d’Amiens.
·
Rư (Trần Văn). Một trong những người hoạt
động tích cực trong Hội Việt nam Công đoàn.
Giữ chức vụ Thư kí của Hội. Đã bị trục xuất về Hải phòng trên con tầu
Ville d’Amiens cùng với ông Đồng sỹ Hứa năm 1947.
Cảnh chặt phá rừng bu-rao lấy đất trồng dừa ở Tân đảo
·
Rừng (chặt phá). Cây dừa là loại cây ưa trồng ở
vùng đồng bằng giáp bờ biển. Để có đất canh tác, người ta phải chặt phá rừng
chủ yếu là cây bu-rao phủ kín các đồng bằng ven biển.
Ry (Hà Văn). Một công nhân phu mộ VN đã tham
gia Hội Việt nam Công Đoàn. Là một cố vấn đắc lực của ông Đồng Sỹ Hứa. Dẫ bị
nhà chức trách địa phương trục xuất về Hai phong năm 1947.
·
Tác giả Blog xin chân thành cảm ơn quý ông bà, anh chị em và các bạn đã nhiệt tình ghé thăm động viên, phê bình và góp ý. Để biết thêm về Vanuatu, xin mời quý vị bấm vào link dưới đây:
http://www.panoramio.com/user/5191672
Xin kính chào quý vị và hẹn gặp trên trang tiếp theo với vần S T
của bản DANH MỤC này.
Dến thời điểm này con lại mấy cụ Chân Đăng nữa anh Jean Van Jean
Trả lờiXóaXin chào và cảm ơn bạn Mẫn đã xem và chia sẻ.
XóaBên Lu me thì JVJ không rõ lắm. Riêng ở Port Vila hiện không còn cụ nào nữa. Trừ các cụ đã về VN như cụ Dậu (Bà cụ Bằng) ở Vũng Tàu. Cụ Vũ viết Lân ở Nam định. Cụ Hoàng Văn Trù ở Hải phòng đều trên dưới 100 tuổi cả rồi nhưng vẫn khỏe mạnh.
Chúc bạn vui khỏe và may mắn...