Translate

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Vần O và P bản DANH MỤC (Repertoire) về người VN ở Tân đảo - Tân Thế giới



DANH MỤC
(Répertoire)
Vê người Việt nam ở Tân đảo – Tân Thế giới
và những địa danh, cơ sở liên quan.

Biên soạn : Jean Van Son – Vanuatu

1955. Bà con VK Port Vila Tân đảo mừng chiến thắng Điện Biên Phủ

LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử của người phu mộ Bắc kỳ ở Tân đảo là một trong những trang sử hào hùng vẻ vang về cuộc sống tha phương của người lao động Việt nam ở Hải ngoại nói chung. Bởi vậy việc ghi chép lại tên tuổi và những địa danh, cơ sở liên quan trước và sau thời kì nô lệ của các bậc cha mẹ, chú bác tại nơi đất khách quê người là một việc làm cần thiết.

Kho tàng về các sự kiện lịch sử của người VN ở Tân đảo rất nhiều và phong phú. Đến nay, ngoài công trình của Cụ cố Đồng Sỹ Hứa qua cuốn « Từ Châu Đại dương về Việt nam » (De la Mélanésie au Viêt nam), còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác. Ở đây tác giả chỉ muốn nêu và hệ thống hoá những con người, những sự việc và sự kiện theo góc độ và cách nhìn nhận của chính bản thân mình dựa theo các tư liệu khác nhau cho dễ tìm, dễ đọc mà thôi.

Bản tập hợp Danh mục này có thể có những thiếu sót, nhầm lẫn nhất định. Bởi thế, tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến phê bình, đóng góp của nhiều người, đặc biệt của số anh chị em Việt kiều Tân đảo – Tân Thế giới  thế hệ hai, ba đang sinh sống ở VN cũng như các nơi khác trên Thế giới.

Xin trân trọng cảm ơn tất cả các chú bác, các anh chị em và bạn bè xa gần đã chú ý theo dõi.

Chân dung cụ cố Đồng Sỹ Hứa (1915-2015)

Tài liệu tham khảo:
-       Tư liệu của cụ cố Đồng Sỹ Hứa.
-       Tư liệu trên trang Wikpedia về Tân đảo New Hebrides/Vanuatu.
-       Tư liệu của Virginia RIOU và Patrick O’REILLY.
-       Les Nouvelles Caledoniennes
-       Blog Café, The, La Soupe cuả BUI Hiệp
-       Blog Tiebaghi A.1719 cuả BUI Hiệp.
Sắp xếp: theo thứ tự vần ABC.
Kí tự viết tắt: ĐSH = Đồng Sỹ Hứa. ĐT = Đội trưởng. HLV = Huấn luyện viên. TM = Thủ môn
TT = Từ trần. VNCNĐTĐ = Việt Nam Công Nông Đoàn Tân đảo.
LĐAHVN = Liên đoàn Ái hữu Việt nam. USV = Union Sportive Vietnamienne
N.H. = Nouvelles-Hébrides (Tân đảo cũ nay là Vanuatu)
N.C. = Nouvelle Calédonie (Tân thế giới cũ nay là Tân đảo mới)

O.


·         Ô-LÊN (Ohlen Sở Ô-lền). Đồn điền hoặc Sở Ô-lền nằm ở khu vực đồng bằng phía Tây đảo Efate. Ở đây người ta trồng dừa là chủ yếu. Có mũi đất nhô ra biển quanh năm sóng dữ, được mệnh danh là mũi đất Quỷ (Poite du Diable. Sau trận động đất lớn năm 1952, nơi đây đã bị sóng thần gây thiệt hại, nhất là số súc vật chăn nuôi và vô vàn trái dừa bị cuốn trôi ra biển cả. Cũng may mà công nhân VN làm trong đồn điên đã nhanh chân trèo lên cây cao nên không việc gì



·         Ô Rạp và Ô Lùa (Aulua). Hai địa danh này năm ở phía Trung đảo Malakula. Thuộc khu vực rộng lớn của các đồn điền hợp nhất tại Tân đảo PRNH (Plantations Reunies des Nouvelles Hebrides). Hai nơi này có hai nghĩa địa chôn cất hàng trăm công nhân phu mộ VN làm trong các đồn điền PRNH bị tử vong.



P.

 Bãi biển múi đất Palakula  phía đông nam Đảo Santo


·         Palakula. Một địa danh năm phía đông đảo Santo. Trong những năm 1960-1970, nơi đây đã có nhà máy đông lạnh chế biến cá thu ngừ của Nhật. Đồng thời cũng là nơi tập trung các tầu đánh bắt cá của Nhật trong vùng Nam Thái bình dương. Người Việt nam ở đảo Santo thường vào đây câu và mua cá ngừ. 

Hình ảnh siêu bão PAM tàn phá Vanuatu ngày 13/3/2015

·         PAM. Tên của một siêu bão chưa từng có ở Nam Thái bình dương vừa tàn phá nặng nề quốc đảo Vanuatu ngày 13/3/2015. Làm 11 người dân thiệt mạng. 90% nhà cửa các loại đã bị phá hủy. Ước tính thiệt hại lên đến hơn 300 triệu USD. Nhiều cơ sỏ kinh doanh bị thiệt hại năng. Dự kiến phải nhiều năm mới khôi phục trở lại bình thường. Súc gió giật lên tới hơn 340 km/giờ. Thiệt hại nhất là các đảo Efate, Tanna và các đảo lân cận.

Mũi đât Pango (Ba ngò) quanh năm sóng vỗ
·         Pango (Ba ngò). Một địa danh nổi tiếng với ngọn Hải đăng làm tâm điểm cho tầu bè qua lại. Đồng thời là điểm săn bắn cá ưa thích của thanh niên VN trước và sau hồi hương. Ngoài ra Ba ngò còn có bãi tắm rất đẹp, quanh năm sóng vỗ. Rất được các nhà thể thao và vận động viên lướt ván ưa chuộng.

Trước năm 1960 New Hebrides tiêu đồng Pounds Úc,  Chuyển thành Dollar AU (internet)

·         Pa-on (Pounds). Đồng tiền Anh/Úc tiêu dùng ở Tân đảo từ năm 1940. Song song vời đồng tiền phờ-răng của Pháp. Đồng Pao của Úc tương đương với đô Mỹ. Nhưng đồng Pao Anh gấp 2,5 lần đô Mỹ. Sau đó đồng tiền Úc đã lấy tên là đồng đô-la Úc.

Đường phố mang tên Rue de Paris tại trung tâm Port Vila Vanuatu

·         Paris (Rue de Paris). Tên một đường phố tại Trung tâm Port Vila Tân đảo/ Vanuatu được đặt từ thời kì thuộc địa Pháp đô hộ. Ở dường phố này ta thấy có cửa hiệu của ông Lai văn Tỵ tức Long ngay ngã tư đường Pasteur và Paris. Ông Tỵ đã đưa gia đình hôi hương về VN. Nhưng tòa nhà của ông vẫn đứng vững. Thời kì hoàng kim oanh liệt nhất chắc là dưới thời ông Ouchida với Công ty LAHO. Đường phố này chạy dọc theo khu phố Tầu China Town.


Nhẩy Gôn (Gaul) ở đảo Pentecost Vanuatu

·         Păng ti cốt (Pentecost). Ở Tân đảo xưa, nay là Vanuatu có một hòn đảo duy nhất chỉ sử dụng tiếng Anh, không dùng tiếng Pháp. Đó là đảo Păng-ti-cốt gần giáp với đảo lớn Santo và Malakula. Cũng là đảo duy nhất có tập tục cổ truyền là môn nhẩy gôn, tổ chức hàng năm sau vụ thu hoạch củ từ.
Đảo còn nổi tiếng vì có anh em Walter và Ham LINI làm chính trị, đã từng giữ chức Thủ tướng và nhiều chức vụ quan trọng của chính phủ Cộng hòa Vanuatu. Walter Lini cũng được mệnh danh là cha đẻ của nền độc lâp của nước này năm 1980.




14/7 Quốc khành Pháp

·         Pha lăng sa. Tên gọi nước Pháp (France) theo chữ nôm. Dạo xưa học địa dư thế giới, nhiều tên nước ghe rất lủng củng, khó nhớ. Thí dụ : Ác-dăng-ti-na gọi Á-căn-đình. Méch-xi-cô đọc Mễ tây cơ. Hollywood lại đọc là Hoa Lệ ước, Oa-sinh-tơn gọi Hoa Thịnh đốn v.v… Bây giờ người ta phiên âm theo tên thực.


·         Pha Ti Ma (Đức Bà Fatima). Ngày Hội thánh tôn vinh Đức Bà Fatima có nguồn gốc từ Bồ đào nha. Thường tổ chức Lễ long trọng trong thời kì giữa ngày 13 tháng năm đến ngày 13 tháng mười hàng năm.
Ở Port Vila Tân đảo, năm 1955 Linh mục Nguyễn năng Vịnh đã tổ chức trọng thể Lễ hội Đức bà Đồng trinh từ Nhà thờ lớn đến Nhà thờ giáo xứ Thiên môn. Đồng thời cùng mời dân chúng chiêm ngưỡng hình ảnh Đực bà hiển thánh tại gác chuông Nhà thờ Porte du Ciel. Sự kiện này đã cuốn hút hàng ngàn người đến xem

·         Phán (quan). Ở Tân đảo xưa người ta thường quen gọi các vị quan chức của chính quyền bảo hộ, biệt phái từ Việt nam đến làm việc trong các cơ quan chính quyền Pháp là quan phán. Như ông Phán Hứa, ông Phán Thận v.v…



Tầu Neo-Hebridais

·         Pháo (Nguyễn Văn). Năm 1946. Được tin ở Tân đảo đã kéo Cờ đỏ Sao vàng ngày 30/6, cụ Pháo đã không quản ngại đường xá xa xôi từ đảo Wallis về Port Vila. Vượt chặng đường gần 6.000 km (khứ hồi) trên con tầu Néo Hebridais và các con tầu khác mất gần 3 tháng. May là cụ có người con trai làm việc trên con tầu này. Kịp dự lễ kéo cờ đỏ sao vàng nhân ngày  Quốc khánh 2-9 tổ chức tại trường học Việt nam đầu tiên ở Port Vila. (TLĐSH)


·         Phấn (Ninh Văn). Thường gọi là cụ Đồ Phấn vì cụ là một trong những nhà Nho uyên bác . Cụ thương tham gia biên soạn các câu đối chữ Nho ở các cổng đài tại Nghĩa trang ở Port Vila. Cụ sinh năm 1895. Số thẻ thân là 41937 và số thẻ đăng kí phu ộ ở Tân đảo là 1895. Quê quán ở Yên Phúc - Thiên trù - Ninh bình. Cụ hồi hương về VN ngay 29/7/1963.

1947.  Hội Việt nam Công đoàn Tagabe Tân đảo

1947. Hội Cộng Hòa tại Port Vila Tân đảo

·         Phe phái (Bè phái). Người Việt nam ở nước ngoài thường có tư tưởng bè phái, chống đối nhau. Một ví dụ cụ thể ở Tân đảo/Vanuatu: trước năm 1945 trong cộng đồng người Việt đã hình thành hội đoàn đầu tiên có tên là Hội Liên đoàn Ái hữu do ông Đặng Long Hưởng lãnh đạo. Cho đến năm 1946, Hội đã tổ chức kéo cờ đỏ sao vàng ngày 30/6 tại Thủ phủ Port Vila. Nhưng mấy ngày sau đó đã chia rẽ thành hai hội. Một bên là Hội Cộng hòa do ông Hưởng lãnh đạo và một bên là Hội Việt nam Công đoàn do ông Đồng sỹ Hứa lãnh đạo.
Ngay như Hội Công giáo cũng vậy. Từ khi xây dựng Nhà thờ giáo xứ thiên môn do Linh mục Nguyễn năng Vịnh chủ trì, thì đa số giáo dân đã rời bỏ để lập Hội những người công giáo yêu nước và kéo nhau đi dự lễ tại nhà thờ Pháp ở ngay bên cạnh cách đó khoảng 100 mét. Cho đến tận bây giờ, số bà con VK chả còn lại bao nhiêu, nhưng bè phái vẫn như xưa.

Giữa bối cảnh ấy, một điều lạ đáng chú ý là người Tầu không hề có phe phái. Họ chỉ có duy nhất một tổ chức gọi là Hội đồng khách sau này lấy tên là Câu lạc bộ Tầu (Chinese Club). 


             Felix NGUYEN đã về VN tìm lại được ông anh ruột cùng bố khác mẹ (ảnh Felix)

·         Phê-lích (Felix NGUYEN). Con trai cả của ông Nguyễn văn Được quê tại Thái bình. Khi có cuộc hồi hương năm 1963, ông ở lại và kết bạn với một phụ nữ địa phương và sinh hạ Felix năm 1966. Hiện nay Anh ta là một trong những người con lai thành đạt nhất ở Vanuatu. Vừa qua Felix đã trở lại VN và may mắn tìm lại được ông anh ruột cùng cha khác mẹ tại đồng bằng sông Mê kong.

FAO award for model aquaculturalist from Vanuatu
1.                  Posted Tuesday, October 18, 2005
2.                  Bangkok, 17 October 2005 - Today, Her Royal Highness Princess Maha Chakri Sirindhorn presented an FAO award to Felix Nguyen for outstanding achievements in aquaculture. The celebration was held during the World Food Day observance at the FAO Regional Office for Asia and the Pacific in Bangkok, Thailand. The text of the award citation is presented below
3.      Model aquaculturist from Vanuatu
4.      Felix Nguyen hails from Vanuatu, a group of islands in the South Pacific Ocean. Many people on this island nation are of mixed origins, but Felix is unique because his father is Vietnamese and his mother is Ni-Vanuatu, the local and dominant ethnic group. Mr Nguyen's father had traveled to the South Pacific islands to work as a coffee and cocoa planter.

Ông Nguyễn Văn Phề (đánh dấu X)

·         Phề (Nguyễn văn). Quê ông ở Tỉnh Hải dương. Ông từng giữ chức vụ thư ký kiêm giáo viên Hội Liên Việt Port Vila Tân đảo Ông là một trong những người rát tích cực trong việc thăm nom người ốm và loan báo tin người nào đó qua đời trong bà con VK. Ông thường làm công việc kiểm hàng trên các tầu như Caledonien, Tahitien, Polynesie v.v… Ông đã hồi hương về VN và sinh sống ở Hải phòng. Đén khi ông qua đời, bà con VK không hề ai biết tin để đến viếng và dự tang lễ của ông.


·         Phi (VŨ Thị Hồng). ·        Là con cháu hậu duệ thế hệ hai và ba của người phu mộ chân đăng tại Tân đảo – Vanuatu. Sinh ngày 20/5/1956 tại Tagabê Port Vila đảo Efate Tân đảo (New Hebrides). Bà Phi là con gái của bà Đặng thị Thi sinh năm 1939 (Sinh trưởng và Tạ thế ở Port Vila Tân đảo) và ông Vũ văn Vượng sinh năm 1916 tại Việt nam. Quê quán tại Làng Mai xuyên – Xã Tho Hoang – Huyện An thi – Tỉnh Hưng yên. Đi phu mộ năm 1938. Có thẻ thân mang  số: 4718. Thẻ đăng kí Tân đảo mang số : 5738 NH. Hồi hương về VN năm 1963, theo học trường phổ thông xã Thổ Hoàng huyên Ân thi Tỉnh Hưng yên. Học sư phạm mẫu giáo. Làm bảo mẫu từ năm 1975 đến năm 1986. Theo chồng chuyển công tác về Hà nội. Làm cô nuôi dậy trẻ cơ quan tại Đống đa Hà nội.
Hoạt động xã hội:
-        Sau thời kì mở cửa chuyển sang làm nghề kinh doanh buôn bán tại Chợ Đông xuân và trở thành doanh nhân thành đạt.
-        Đã từng được cử làm Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN nhiệm kì 2014-2019 và 2020-2024.
-        Đẫ được gặp gỡ và chụp ảnh lưu niệm với các vị nguyên thủ quốc gia như: Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân ; Bà phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Đoan ; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ; Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Thiện Nhân vân vân...
-        Từ nhiều năm nay bà vẫn giữ chức vị Chủ tịch Hội Phụ nữ Chợ Đồng Xuân. Và tham gia công tác tại Ủy ban quận Hoàn kiếm Hà nội.
-        Năm 2010 đã từng trở về thăm lại nơi sinh thành nay là quốc đảo Vanuatu. Thăm viêng và sưa sang mộ phần cho bà nội và mẹ đẻ đang yên nghỉ nơi đây.
Bà Phi là một trong những con cháu hậu duệ của bà con Việt kiều yêu nước từ Tân đảo – Vanuatu hồi hương về nước. Đã góp phần xứng đáng trong công cuộc xây dựng đất nước Việt nam giầu mạnh và phồn vinh ngày nay




 Nguyễn văn Vinh (Phên) số 1 bên trái hàng hai - Đội Amicale

·         Phên (Nguyễn văn Vinh). Ở Port Vila, rất nhiều người biết đến Vinh Từ còn có tên là Phên. Một cầu thủ VN nổi tiếng chơi cho Đội bóng đá Amicale của ông Đờ la vơ (Delaveuve) người Pháp. Đồng thời cũng là đội trưởng đội Bóng đá Bình minh của thành phố Port Vila. Vinh cũng  là nhân viên của Phòng Trắc địa (Topographique) của chính quyền địa phương. Ông Vinh đã hồi hương và sinh sống ở Hà nội. Năm 2013 ông bà đã trở về thăm lại quê hương thứ hai của mình ở Vila và Santo.



·         Phiến (Nguyễn Nhật).  Người công nhân phu mộ Việt nam làm việc tại mỏ Doniambo. Lãnh đạo đảng Cộng sản VN tại Tân Caledonie (hoạt động bí mật). Trên thực tế đây là chi nhánh của Đảng Cộng sản Pháp tai Caledonie. (TLĐSH)




Trại tnạn Poybidong tại Philippines

·         Philipin (Philippines).  Nhiều người biết đến Phi-luật-tân về các trại dành riêng cho người tị nạn đến từ VN, Lào, Campuchia, Trung quốc v.v... Tập trung nhiều nhất ở bán đảo Bataan.
" PRPC, located in the mountains of Bataan, was about a 3-hour bus ride from Manila. The PRPC opened in 1980 and closed around 1995. I worked there from 1984 to 1988. More than 400,000 Indochinese refugees (Vietnamese, Khmer, Lao, ethnic Chinese, and some other minority groups) passed through its gates. Almost all of them had already been accepted for resettlement in the U.S., and almost all of them had already spent months and years in first asylum camps in the Philippines, Malaysia, Thailand, Hong Kong, and Indonesia. During their stay in the PRPC, the refugees underwent final processing, health screenings, and studied English and U.S. culture. Most of the photos in this album were taken on one day...the day before I left. They're not the most beautiful, and they don't include ceremonies or friends' faces. I took the photos to remember the look of the camp. What the photos can't express is what the PRPC felt like...the amazing mix of languages, backgrounds, and cultures, the old hatreds and loyalties, the night sounds from the forest, the steam rising from the earth after a sudden downpour, the sound of students repeating an English phrase, the sound of prayers from a temple at sunset..."
~Gaylord Barr~

·         Phó. Một danh từ thường dung để gọi các bác làm nghề mộc. Thí dụ: ông Phó Ngoạn ở xưởng đóng tầu Garrido, ông phó Kiễn ở xưởng mộc Ba-lăng, ông Phó Ngang v.v..


   
Thán dã đồng bào Hồng bắc khứ (Bên phải). Câu đối tại Bia tưởng niệm nghĩa trang người VN tại Port Vila Tân đảo từ năm 1945. Nghe kể, đây là câu đối do cụ Đồ Phấn biên soạn. Viết bằng chứ Nho nên con cháu chẳng ai đọc được. Mãi đến năm 2010, sau khi JVJ đăng tải lên trang ảnh Panoramio thì may mắn được các ông Phạm quyết Chiên, Lưu đình Tuân và Đồng Hoàng nhiệt tình tham gia dịch thuật như sau: “Than ôi! Đồng bào ta đã theo chim Hồng bay về Phương Bắc”. Có nghĩa là: khi thác thì thân xác nằm lại nơi đây. nhưng hồn thiêng đã  theo cánh chim hồng bay về Quê hương bản quán.



·         Ta hồ ngã chủng cách Nam quy. Câu đối tại Bia tưởng niệm nghĩa trang người VN tại Port Vila Tân đảo. Nghe kể, đây là câu đối do cụ Đồ Phấn biên soạn từ năm 1945. Viết bằng chứ Nho nên con cháu chẳng ai đọc được. Mãi đến năm 2010, sau khi JVJ đăng tải ành chụp câu đối này lên trang ảnh Panoramio thì may mắn được các ông Phạm quyết Chiên, Lưu đình Tuân và Đồng Hoàng hưởng ứng tham gia dịch thuật như sau: “Tiếc thay ! Dòng giống cốt nhục này vẫn ở mãi với Trời Nam »





·         Phở. Trước khi bà con VK Port Vila hồi hương năm 1964. Trong các ngày Lễ Tết ở Thành phố cũng như trong trại Tagabe, món Phở bò bao giờ cũng được ưa thích hàng đầu. Nồi nấu nước dùng là cả thùng phuy 200 lít tráng kẽm. Bánh phở làm từ bột mì cán mỏng. Người ta ninh xương bò làm nước dung cho phở. Gia vị thì sá sung, thảo quả, quế, hoa hồi. Những thứ đó ở đâu ra? Đừng quên rang ở Port Vila có cửa hang thuốc bắc của người tầu. Cho nên gia vị chả thiếu thứ gì. Nước chấm thì có nước mắm phú quốc thượng hạng, xì dâu Nhật, Maggi Pháp. Cũng tái, cũng nạm nhừ đủ các kiểu. Rất đông kiều dân các nước đên dự ngày hội của ta chỉ vì món phở và chả nem rán.


100 franc CFP

·         Phở-răng Pháp (Franc du Pacifique).  Đồng tiền Pháp tiêu dùng ở Tân đảo từ những năm 1940. Giá trị đồng franc lúc bấy giờ là 50 franc/1 đô-la Mỹ. Lương tháng của một công nhân phu mộ VN, nam là 80 franc = 1,6 đô. Nữ là 60 franc = 1,2 đô. Sữa hộp chủ « cấp » cho người phụ nữ sinh đẻ. Nhưng cuối tháng trừ vào lương với giá là 7 franc một hộp. (TLĐSH)





·         Phu mỏ. Người phu mộ VN làm việc trong các sở mỏ bên Tân Thế giới thường được gọi là phu mỏ. Thời nô lệ, máy móc chưa có, người phu mỏ làm việc bằng tay chân cực kì vất vả. Đặc biệt khi đục lỗ nhồi thuốc nổ ở các vỉa nickel phải dùng choòng và búa tạ. Dùng vai đẩy các toa xe goòng nặng hàng tấn. Nhiều tai nạn đã xẩy ra trong việc khai thác mỏ. Gẫy tay, què chân không được bồi thường và chủ tìm mọi cách cho hồi hương để giảm chi phí thuốc men v.v… 


Hình ảnh người công nhân phu mộ tại Tân đảo
·         Phu mộ (Travailleurs engagés). Hồi Pháp thuộc, những người tình nguyện đăng kí đi lao động tại Tân đảo, Tân Thế giới hoặc đồn điền cao su Nam VN đều được coi là công nhân phu mộ. Riêng Tân thế giới, theo nguồn tin của nhiều nhà nghiên cứu thì người phu mộ VN làm công nhân trong các min mỏ đã tự đặt cho mình cái tên « chân đăng » để nói lên cái điều kiện bị trói buộc (Pieds liés), sinh hoạt bế tắc không lối thoát của chính minh thời kì nô lệ. 



·         Phùa (Frouin Louis Gabriel). Gia đình họ FROUIN có mặt ở Tân đảo từ thế kỉ 19. Một trong số người con của dòng hộ này thành đạt có ông Louis Gabriel. Là chủ đồn điền, Ông thi đỗ luật sư. Là chủ tờ báo “Le Néo-hébridais”. Ông làm phép cưới với bà Hoàng thị Lý con gái ông Hoàng đình Điền, một công nhân phu mộ làm việc trong đòn điền này., Ông là một trong số ít chủ đồn điền bênh vực quyền lợi của phu mộ VN. Năm 1946, Gia đình Phùa đã thỏa thuận dành riêng khu đất canh tác mầu mỡ ven sông Tagabe cho Hội VNCNĐ lập trại chăn nuôi trồng trọt sinh sống cho đế ngày hôi hương.



Điền chủ Frouin Louis Gabriel đã tự đặt tên cho đồn điền của mình la Faureville. Đồng thời cũng xuất hành một loại tiên dùng riêng cho đồn điên của ông ở trong Mê lê.


FROUIN, Louis Gabriel (1880) - Colon et journaliste. Ne le 21 mars 1880, fils de Theophile FROUIN. Etudes a l’ecole Surleau a Noumea. Passe aux Hebrides, avec son pere de 1890 a 1891. Suit des cours du Pasteur d’Erakor et apprend avec lui l’anglais. Revient aux Hebrides en 1895 apres la mort de son pere, avec son tuteur Maestracci, qui gere les affaires paternelles. Y sejourne depuis lors d’une maniere ininterrompue, ce qui fait de lui en 1956, avec 62 ans de presence, le plus ancien resident europeen des Hebrides.
A sa majorite en 1901, devient colon. Cette meme annee, le capitaine danois Peter Kaeec “cassant et brisant” tout dans l’hotel Frouin et devenant dangereux. Frouin et son ami Rodin s’arment et tirent. Kaeec est tue. La Commission navale mixte declare les deux jeunes gens en etat de legitime defense. Il rachete la propriete Rosiers, a Mele, dont il dirige l’exploitation. Fondateur et animateur de diverses societies et syndicats: Comite de defense des interets francais aux Nouvelles Hebrides, du Club Civil des N.H.
Il sera juge suppleant au tribunal de paix a competence etendue de Port Vila de decembre 1927,  a fevrier 1933., officier d’etat civil de Mele (Vate) du mois d’aout 1924 au mois de janvier 1933. Journaliste a la plume alerte et vive, L.G. Frouin est le fondateur du Journal des Nlles-Hdes, qui imprimé a Noumea, connaitra une longue carriere de 1909 a 1945. On y trouvera de nombreux articles signés ou non du directeur qui ayant son franc-parler, aura de nombreux accrochages avec l’admoinistration: ses pages contre les residents Noufflards et Carlotti, le juge Colona, sont particulierement virulentes. On y trouvera egalement, au gre des circonstances de nombreux articles interessant l’histoire locale, dont il se fait le chronique avisé. Pendant la Seconde guerre mondiale, il crée avec Marius Jocteur le “Comite Gaulliste des N.H.” dont il devient le secretaire. Il sera condamne a mort le 14 janvier 1942, pour cet acte de de fidelite a la France combattante par une cour martiale siegeant a Saigon. Condamnation annulee le 4 mars 1949 par la cour d’appel de Saigon.
De son union avec Alice Kuter, en mai 1908 (DCD en 1948), sont nes Gabriel (1909), Max (1911) volontaire au Bataillon du Pacifique, employe des finances du Condominium. D’un second mariage contracte avec Mlle Hoang Thi Ly sont nés Andre (1942), Jacqueline (1945), Cerisette (1948), Louisette (1949), Georgette (1952), Lyne (1955 DCD).

·         Phùng (Đào xuân). Một trong những nhà lãnh đạo tich cực của phong trào công nhân Việt nam tại Noumea Tân Thế giới. Đã bị chính quyên Pháp trục xuất về Việt nam cùng với gia đình trên con tầu Caledonien năm 1958.


·         Pích ních (Pick nick). Bữa cơm ngoài trời. Từ sau năm 1955, bà con VK ở Port Vila có phong trào tổ chức đi dã ngoại tại các bãi tắm ở Ê-tôn, Ren-ta-bau, Pang-gô (Ba ngò), Mê-lê, Bô-li-giáp v.v…  Tổ chức gia đình hoặc tập thể rất vui. Ăn uống, tăm biển, bắt sò ốc, câu cá, đánh bóng chuyền, pê-tăng  v.v…


·         Pô ly nê di (Polynesie). Tên một con tầu vận tải hàng hóa loại vừa. Làm con thoi cứ 21 ngày một chuyến giữa Sydney – Noumea – Vila – Santo. Một số thủy thủ VN đã làm việc trên con tầu này.
Được đóng và hạ thủy tại Nantes năm 1954. Lúc đầu sơn hai mầu đen và trắng. Từ 1963 sơn mầu trắng. Năm 1975 bán cho Singapour. 1979 phá làm sắt vụ ở Đài loan.
·         Lancé le 17 septembre 1954 aux Chantiers Dubigeon à Nantes. Affecté comme annexe à la ligne Sydney-Noumea-Nouvelles Hébrides, départ de Marseille le 13 juin 1954. Bicolore au départ    (coque noire, superstructures blanches), il est repeint en blanc en 1963. Il assure son service sans histoires jusqu'en août 1972 (rotations de 21 jours entre Sydney, Nouméa, Port Vila et Santo), où il est remis à l'Union Maritime du Pacifique Sud. Finalement vendu à Singapour le 20 décembre 1975 et prend le nom de GOLDEN GLORY. Démoli en 1979 à Taïwan. 


Bà giáo Pommadere JS nồi chính giữa

·         Pô-ma-đe (Bà giáo Jeanne Soana Pommadere). Một nhà giáo nổi tiếng giảng dậy tại trường trung cấp Pháp (Ecole Publique francaise) tại Port Vila. Sau bà được đè bạt làm hiệu trưởng. Bà có công lớn trong việc đào tạo học sinh tại đảo. Đặc biệt là học sinh Việt nam, rất đông sau này đã thành đạt. Như một số nhà hoạt động chính trị của Vanuatu sau này. Trong đó có  nguyên Thủ tướng Maxime Carlot Korman… Năm 1958 bà đã dẫn đoàn học sinh ưu tú của trường sang thăm đảo Santo, trong đó có nhiều học sinh VN. Đã được ông Võ Cao Tầng Hội trưởng Liên việt tại Santo đón tiếp chiêu đãi.

·         Poóc Săng đuýt (Port Sandwich). Là tên của một thị trấn nhỏ năm phía Nam đảo Malakula. Một địa danh nổi tiếng đối với người công nhân phu ộ VN trước năm 1945. Hầu hết người cu-li phu mộ từ VN đến Port Vila phân bổ đến Malakula hoặc đi, đều tập kết ở Port Sandwich hoặc No-súp.


  
Thành phồ Port Vila Vanuatu (Chụp trên máy bay)
·         Poóc-Vila (Port Vila).  Tên của Thủ đô của nước Cộng hòa Vanuatu. Khi nhà Hàng hải Pháp Antoine de Bougainville tìm thấy đảo Efaté đã đặt tên thủ phủ là Franceville. Sau này khi thiết lập chế độ đồng quản giữa Pháp và Anh, lúc đó mới đổi tên thành Port Vila. Và sau này đã trở thành Thủ đô của Tân đảo. Một trung tâm văn hoá, chính trị và kinh tế của Tân đảo xưa  và Vanuatu hiên nay. Dân số ở đây bây giờ là trên 40 ngàn người.


Bãi tắm trong vịnh Havannah phía Tây bắc đảo Efate Vanuatu

·         Poóc Ha va na (Port Havannah). Năm 1943, khi quân đội Hoa kì đổ bộ vào Tân đảo thì vịnh Lelepa – Moso phía Tây bắc đảo Efate đã được chọn làm Quân Cảng và đặt tên là Port Havannah. Một phần do địa thế nơi đây gần giống với khu vực Havannah của Cuba. Hơn 70 năm đã qua, nhưng người ta vẫn còn thấy nhiều di vật chiến tranh để lại nơi đây như : xác xe tăng, máy bay. xe ủi, bể chứa nước ngọt v.v… Bây giờ một số khách sạn và resort đã thu hut nhiều khách du lịch.


Mũi đất Pô li giáp phía Tây đảo Efate Vanuatu

·         Pô-li-giáp (Pointe du Diable). Tên của mũi đất nhô ra biển tại phía Tây đảo Efate quanh năm sóng dữ được mệnh danh là « mũi đất quỷ ». Người Việt đọc trệch thành Pô-li-giáp hoặc Bô li giáp. Giáp ranh với các đồn điền Ohlen – Belloc – Tuku Tuku v.v… Rất nhiều công nhân phu mộ làm trong các đồn điền này. Năm 1952 các đồn điền này bị sóng thần làm hư hại năng nề.


Xe đạp Pơ giô 1954   

·         Pơ giô (Peugeot). Ấn tượng tốt đẹp trong cuộc hồi hương lịch sử của bà con VK Tân đảo – Tân Thế giới rất nhiều. Một trong những kỉ niệm khó phai mờ được chắc chắn đó là chiếc xe đạp Pơ-giô. Hầu như nhà nào cũng sắm cho bằng được từ mọt vài chiếc cho đên vài chục chiếc. Xe đạp Pơ giô mang về VN có giá trị kinh tế đặc biệt trong sinh hoạt, công tác. Nhất là trong thời gian chiến tranh phải đi sơ tán.




·         PRNH (Plantations Reunies des Nouvelles Hebrides). Tổ hợp các đồn điền ở Tân đảo. Tên gọi một doanh nghiệp lớn ở Tân đảo tập hợp toàn bộ các đồn điền trong khu vực. Tiền thân của doanh nghiệp này là SFNH (Societes Francaises dé Nouvelles Hebrides) thâu tóm khoảng gần 780.000 hec-ta rừng canh tác. Cha đẻ của SFNH là ông Higginson người Anh. Sau này người ta đặt tên cho đường phố chính ở Port Vila là Rue Higginson tới ngày mà Tân đảo độc lập trở thành Vanuatu. Khu vực trồng nhiều dừa nhất của PRNH nằm tại phía Bắc đảo Malakula. Rất đông công nhân phu mộ VN đã làm việc tại nơi đây.


http://www.refugeecamps.net/images/tube16.jpg
Trại tị nạn ở đảo  Pulau Bidong Malaysia·   

      Pulau Bidong. (Pô ly Bi đông). Tên gọi trại tị nạn tập trung lớn nhất ở hòn đảo nhỏ cùng tên  tại  Malaysia. Pulau Bidong Refugee Camp 1978 - 1991, Malaysia. Trại được xây dưng để đón nhận 4.500 người. Nhưng lúc cáo điểm vượt trên 40.000 người. Điều kiện sinh hoạt khó khăn thiếu thốn. Thời gian đầu mỗi người được cấp phát 7 gói mì ăn liền trong tuần. Đến năm 1990 giảm xuống còn 5 gói. Cũng may mà chung quanh đảo cá nhiều vô kể. Các nhà báo đều đặt tên đây là « Hell isle » tức đảo địa ngục.
Tị nạn VN đến cư trú tại Niu Caledonia thường được gọi biệt danh là dân pôli bi đông.
Although this tiny island only had the capacity to accommodate for 4,500 refugees, however during some very ‘peak’ seasons, it once sheltered almost 40,000 people. To ensure the better living condition, long houses were built with schools, workshops, post office, church, temple, tailors, hair salons, bakery, noodle shops, sundry shops, even disco and bar etc. as to serve the basic needs



 Me PUJOL René - Luật sư kiêm điền chủ Bi-dôn


Maitre PUJOL René
Avocat, écrivain, poète
1905-1983

Après des études de droit, ce catalan - et fier de l’être - de PERPIGNAN, s’exile aux Nouvelles Hébrides, une colonie franco-britannique du Pacifique, où il entre au service de la Compagnie Cotonnière, avant de s’établir comme planteur de café en 1938. Puis il devient directeur de sociétés. C’est alors qu’en 1947 il accepte la charge d’avocat des indigènes auprès du Tribunal mixte du condominium, à Port-Vila la capitale, une mission qui changera sa vie.
Après avoir plaidé, en anglais comme en français, pendant une vingtaine d’années, il renoncera à sa carrière en 1969 à la suite d’un accident de voiture en France où sa femme trouvera la mort et où il sera lui-même gravement blessé. Il prend alors sa retraite à Nouméa.
En dehors de ses occupations professionnelles, René Pujol montre une grande activité sociale. C’est ainsi qu’il présidera le syndicat agricole, le club des Nouvelles Hébrides et l’Automobile Club local. Pendant la guerre du Pacifique où les japonais menaçaient l’archipel, il s’occupera également de nombreuses œuvres de bienfaisance.
Par ailleurs, membre actif du Syndicat des Journalistes et écrivains, il collabore épisodiquement à des journaux français et australiens (France Australe, le Sun) sous le pseudonyme de Jacques Roussillon. Il sera lauréat du concours littéraire du centenaire de la Nouvelle-Calédonie en 1953. Il est l’auteur d’un volume : Echos d’ici et d’ailleurs et écrira ses Souvenirs 1905-1960.
La peinture, la poésie et le piano étaient ses violons d’Ingres.
De son union avec Paulette LAPORTE, la fille du médecin-colonel Joseph LAPORTE (1881-1949) avec TRAN Thi VINH (Sud vietnamienne), qui servit comme médecin administrateur délégué à Malicolo, sont nés six enfants dont l’aînée, Odette Pujol (1932-2014) qui épouse Paul Bottin ; Michelle (1933) qui epouse Ian Bryce McIntyre ; Marie-José (1935) ; Jean-Louis 1936) ; Didier (1940) et René (1947).

·         Puy dôn (Pujol). Luật sư kiêm chủ đồn điền tại Tân đảo. Nhưng người VN biết ông nhiều hơn ở chỗ luôn sở cậy ông chạy án khi cần. Ông nguyên là một luật sư có tài biện luận.  Lấy vợ là con gái người phu mộ VN. Ở đây người ta quen gọi là thầy kiện Bi-dôn. Người con gái thứ hai xinh đẹp  của ông Tên Michele lấy anh Bill Bryce. Trở thành cô giáo nổi tiếng tại trường Ecole Publique ở Port Vila. Rât nhiều học sinh VN đã học cô giáo Bi-dôn. Nhiều người đã thành đạt. Trong số đó có Maxime Carlot sau này trở thành Thủ tướng nước Cộng hòa Vanuatu.



 Tác giả xin kính chào và chân thành cảm ơn quý vị gần xa đã ghé thăm và động viên, chia sẻ cùng góp ý phê bình. Dể biêt thêm về Vanuatu, xin mời quý vị xem trang ảnh của Jean van Jean : http://www.panoramio.com/user/5191672

Xin chúc mọi người luôn vui khỏe và hẹn gặp lại trên trang 
DANH MỤC vần tiếp theo Q R S 








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét