Translate

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

M và N. DANH MỤC về người phu mộ VN tại TĐ - TTG



 DANH MỤC
(Répertoire)
Vê người Việt nam ở Tân đảo – Tân Thế giới
và những địa danh, cơ sở liên quan.




Biên soạn : Jean Van Son – Vanuatu


Port Vila New Hebrides (Tân đảo)



LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử của người phu mộ Bắc kỳ ở Tân đảo là một trong những trang sử hào hùng vẻ vang về cuộc sống tha phương của người lao động Việt nam ở Hải ngoại nói chung. Bởi vậy việc ghi chép lại tên tuổi và những địa danh, cơ sở liên quan trước và sau thời kì nô lệ của các bậc cha mẹ, chú bác tại nơi đất khách quê người là một việc làm cần thiết.

Kho tàng về các sự kiện lịch sử của người VN ở Tân đảo rất nhiều và phong phú. Đến nay, ngoài công trình của Cụ cố Đồng Sỹ Hứa qua cuốn « Từ Châu Đại dương về Việt nam » (De la Mélanésie au Viêt nam), còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác. Ở đây tác giả chỉ muốn nêu và hệ thống hoá những con người, những sự việc và sự kiện theo góc độ và cách nhìn nhận của chính bản thân mình dựa theo các tư liệu khác nhau cho dễ tìm, dễ đọc mà thôi.

Bản tập hợp Danh mục này có thể có những thiếu sót, nhầm lẫn nhất định. Bởi thế, tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến phê bình, đóng góp của nhiều người, đặc biệt của số anh chị em Việt kiều Tân đảo – Tân Thế giới  thế hệ hai, ba đang sinh sống ở VN cũng như các nơi khác trên Thế giới.

Xin trân trọng cảm ơn tất cả các chú bác, các anh chị em và bạn bè xa gần đã chú ý theo dõi.





Tài liệu tham khảo:
-       Tư liệu của cụ cố Đồng Sỹ Hứa.
-       Tư liệu trên trang Wikpedia về Tân đảo New Hebrides/Vanuatu.
-       Tư liệu của Virginia RIOU và Patrick O’REILLY.
-       Les Nouvelles Caledoniennes
-       Blog Café, The, La Soupe cuả BUI Hiệp
-       Blog Tiebaghi A.1719 cuả BUI Hiệp.
Sắp xếp: theo thứ tự vần ABC.
Kí tự viết tắt: ĐSH = Đồng Sỹ Hứa. ĐT = Đội trưởng. HLV = Huấn luyện viên. TM = Thủ môn
TT = Từ trần. VNCNĐTĐ = Việt Nam Công Nông Đoàn Tân đảo.
LĐAHVN = Liên đoàn Ái hữu Việt nam. USV = Union Sportive Vietnamienne
N.H. = Nouvelles-Hébrides (Tân đảo cũ nay là Vanuatu)
N.C. = Nouvelle Calédonie (Tân thế giới cũ nay là Tân đảo mới)




M.





·         Ma Thật (chuyện tâm linh). Trước hồi hương năm 1963, ở Tân đảo nói chung và ở Port Vila nói riêng đã tồn tại nhiều câu chuyện về ma quỷ. Không chỉ người Việt mà người Pháp, Anh cũng đều tin vào chuyện ma quỷ và đều khẳng định là đã nhìn thấy hình bóng ma trong đêm tối. Lạ là người ta chỉ đồn đại về những con đường đi vào Têu-ma, dốc nhà thương đen hoặc Sở dầu. Chứ dường đi vào Mê-lê không ai nhắc đến. Như chuyện ông Kh. chạy nhẩy trên cành cây si, ông Nh. bị đẩy xuống hố sâu trong rừng Ba-bìa, ông Ti. bị ma ám v.v…


Ma trơi (Feux folets)

·         Ma Trơi (chuyện có thật). Thực chất nó là những đốm sáng xanh lúc to lúc nhỏ lập lòe theo chiều gió do chất lân tinh từ củi gỗ mục, xương mục tạo thành chất phốt pho. Khi gặp gió và thời tiết thuận lợi là tự bốc cháy. Nhỏ thì băng đom đóm, lớn có thể bằng nửa cái chiếu. Di chuyển, đung đưa theo chiều gió. Người nhát gan bắt gặp lần đầu cũng sởn tóc gáy.


Mr Jojo MAHE

·         Ma–ê (MAHÉ). Thường gọi là ông May. Một người đốc công gốc mác-ti-níc đã mua lại của chủ đồn điền một phụ nữ Việt nam với giá 2 ngàn quan tiền franc. Lương tháng của một phu mộ VN lúc đó là 80 quan một tháng. Hiện con cháu của ông bà vẫn đang sinh sống tại Port Vila. Người phụ nữ bị bán cho ông Ma-ê làm vợ tên là Nguyễn Thi Can. (Tư liệu ĐSH)


Dương Bạch Mai

·        Mai (Dương Bạch). Từ năm 1946, ở Tân đảo Ông Đồng sỹ Hứa đã liên lạc trực tiếp với ông Dương Bạch Mai lúc đó đang công tác trong đoàn Ngoại giao VNDCCH cùng với ông Trần ngọc Danh tại Paris. Mục đích đẻ gửi tiền về ủng hộ quỹ Kháng chiến Hô Chi Minh.

Ông sinh ngày 17 tháng 4 năm 1904, sinh ở Phước Lễ, tỉnh Bà Rịa, trong một gia đình điền chủ giàu có. Ông có quan hệ họ hàng với tướng Nguyễn Văn Xuân, một trong những sĩ quan cao cấp người Việt trong chính quyền thuộc địa Pháp.[1] Thuở nhỏ, ông học ở quê nhà. Sau đó ông lên Sài Gòn học trung học, và sang Pháp du học tại Đại học Paris (Université de Paris).

Tháng 7 năm 1946, ông là thành viên trong phái đoàn Việt Nam sang Pháp dự Hội nghị Fonlainebleau, sau đó cùng ông Trần Ngọc Danh ở lại Pháp, đại diện cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đến khi Chính phủ cánh hữu Pháp nắm quyền, ngày 20 tháng 3 năm 1947 ông bị chính quyền chính quốc Pháp bắt giam, dù ông vẫn còn tư cách nhân viên ngoại giao của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.



Jean Vanmai

·         Mai (Jean Van) Jean Vanmai. Một nhà văn VN viết tiểu thuyết tiếng Pháp nổi tiêng tại Tân Caledonie và Thái bình dương. Bố mẹ và anh chị em hồi hương về VN năm 1960. Ở lại một mình tại Noumea Tân Caledonie. Kỹ sư ngành điện tử. Sau trở thành nhà văn với nhiều tác phẩm nổi tiếng như : « Chân đăng » đã được giải thưởng cao quý của hiệp hội nhà văn Châu Á Thái bình dương. Tiếp đên cuốn « con của chân đăng » và nhiều cuốn tiểu thuyết giá trị khác.

Jean Van Maï est né en 1940.
Enfance à la Mine Chagrin en Nouvelle-Calédonie, où ses parents, des Tonkinois, furent employés à leur arrivée sur le Caillou.
Scolarité à Nouméa.

Bibliographie
Chân Dang: Les Tonkinois de Calédonie au temps colonial. Nouméa: Société d'Études historiques, 1980.
Fils de Chân Dang. Nouméa: Éditions de l'Océanie, 1983.
Nouméa... Guadalcanal. Nouméa: Éditions de l'Océanie, 1988.
Chapeaux de paille (Pilou-Pilou 1). Nouméa: Éditions de l'Océanie, 1998.
L'Île de l'oubli (Pilou-Pilou 2). Nouméa: Éditions de l'Océanie, 1999.
La Ville aux mille collines (Pilou-Pilou 3). Nouméa: Éditions de l'Océanie, 2002.



Đảo Malakula

·         Ma-la-ku-là. (Malakula). Hòn đảo lớn thứ hai ở Tân đảo sau đảo Santô. Đồn điền trồng dừa tập trung ở phía Đông của đảo, trải dài từ Norsup xuống tận La-mập.. Phía Tây chủ yếu trông bong sợi và ca-cao cà-phê (South West Bay). Thổ dân ăn thịt người tập trung ở vùng Big Nambas phía bắc và Small Nambas ở giữa đảo. Đồn điền lớn hất ở đây là PRNH (Plantations Réunies des N.H.) với hơn một ngàn héc-ta rừng dừa. Có khoảng trên 100 phu mộ VN làm việc tại đây. Ngoài ra có các đồn điền nhỏ hơn như Lê-ông Tơi (Theuil Léon) và Pi-e Tơi. Rồi tiếp đến là Sở Mê-riô (Meriau), Ca-riu (Cariou) v.v… Mỗi đồn điền có khoảng 3, 4 chục người lao động VN.
Có rất nhiều nghĩa địa chôn cất người VN rải rác từ bắc xuống nam như Norsup, Ô-lùa, Ô-rạp, Sarmette, La-mập, Port Sandwich v.v… Y sĩ Ngô Vĩnh Lạc, Nguyễn văn Thiết đều bị tử vong ở đảo này. (TLĐSH)


·         Malo Pass (Đảo). Một đia danh của hòn đảo Malo phía nam Santô. Nơi đã xẩy ra vụ án lớn mang tính lịch sử. Năm 1929, vì không chịu khuất phục trước cảnh áp bức dã man của chủ đồn điền này, một số công nhân phu mộ đã tổ chức ám sát tên chủ Sơ-va-liê. (Xin mời đọc « Vụ án Malo Pass » trên Blog « Tân đảo Xưa và Nay »)

·         Màn-bụt (Manbush).  Người rừng. Thực ra đó là thứ tiếng dùng để ám chỉ một người chậm chạp hoặc kém thông minh. Tây hay chửi : « espece de manbush ». Người Việt hay nói đồ « ngố rừng ».


Cỗ máy chém đưa từ Pháp về Tân đảo năm 1931

·         Máy chém (Guillotine).  Máy chém được đưa từ Pháp về Tân Thế giới để xử trảm những tử tù ở Nouville và Camp Est. Sau đó đã đưa về Port Vila Tân đảo để chém đầu 6 từ tù người VN liên quan đến vụ án Chevalier ở Malo Pass lúc 6 giờ sáng ngày 28/07/1931 tại trại lính Bảo an Pháp bên cạnh nhà tù và nhà thương Pháp.

·         Mắm tép. Ở Port Vila ai cũng biết gia đình ông bà Phạm văn Hỷ trong đồn điền Tê-u-ma chế biến món mắm tép đặc biệt đỏ au. Mùi vị thơm ngon của mắm tép không thể lẫn với bất cứ mùi vị nào khác.


Búp măng bương nặng 10 kí

·         Măng bương. Ngoài măng tre, măng nứa ra. Có lẽ chỉ ở Tân đảo mới có loại măng bương này. Thương mọc nhiều ven bờ suối. Thân cây tre bương to, đường kính có thể 30, 40 cm. Búp măng bương dài tới 80cm, nặng trên 10 kí là thường. Măng bương mềm và thơm. Ăn sống hoặc chế biên kiểu gì cũng ngon tuyệt. Các cụ phu mộ hồi xưa thường dùng thân cây tre bương làm máng cất nước mưa rất tốt.

 
Bãi biển Mê lê


·         Mê-lê (Bãi biển). Cảnh quan thiên nhiên của bãi tắm tuyệt đẹp này đã đi vào  lịch sử. Đầu năm 1943, quân đội Hoa kì lần đầu tiên đã đổ bộ lên bãi biên này và lập căn cứ quân sự ngay tai đồn điền dừa gần đó. Nhằm mục đích ngăn chặn quân đội Nhật hoàng từ Solomon tràn xuống phía Nam Thái bình dương.


Cổng chào tại Thánh địa Mê lê xây dựng từ năm 1944

·         Mê-lê (Cổng chào của nhà thờ). Năm 1944, Cộng đồng giáo phu mộ VN tại Port Vila đã xây dựng cổng chào của nhà Thỏ tại đây, ngay tại nơi quân Mỹ đổ bộ trước đó một năm. Đến nay, sau 70 năm công trình này vẫn đứng vững.

Rạp chiếu bóng Cinema Michel

·         Mi-sên (Cinema Michel). Thường gọi là xi-nê Mi-sên. Được xây dưng trong những năm 1950 do gia đình ông Michel làm chủ. Thường chiếu các loại phim Tarzan, Cao bồi miền Tây, Phim ma quỷ, phim hành động, trinh thám, hoạt hình. Đủ các thể loại. Đôi khi có tổ chức biểu diễn ảo thuật, thôi miên, ca nhạc… Đến nay khu đất này tọa lạc Cơ quan bảo hiểm xa hội Vanuatu. 



·          Mít đen (Sa-kê)
      
      Mít đen. (Fruits à pain hoặc Bread fruit). Là một loại quả có bột được đặt trong nhóm các loại lương thực ở vùng Nam Thái bình dương. Ở miền Nam VN gọi là trái sa-kê. Có thể chế biến thành nhiều loại bánh. Dân địa phương ở vùng Nam Thái bình dương thường dự trữ bằng cách vùi dưới hầm đất cát để ăn dân.



·        
           Mit ta (Jacque). Một loại quả có múi, mùi vị thơm ngon. Có loại mít mật, mít dai. Người Tây bảo : mít này do người VN mang giống tới đây để trồng. Hồi xưa dân bản xứ không biết ăn mít. Bây giờ họ xơi cả múi lẫn xơ. 




·        MM (Messageries Maritimes). Tên một hãng vận tải biển do Công ty Ba-lăng (Ballande) làm đại lý tại Tân đảo. Hầu hết người phu mộ VN từ Hải phòng đến Tân thế giới - Tân đảo đều đi trên các con tầu của hãng này. Tầu La Perouse từ 1923 đến 1935 và tầu Pierre Loti từ 1936 đến cuối năm 1939. Sau đó hãng này chuyên làm đại lý vận tải hàng hóa trong khu vực Nam Thái bình dương và Pháp ới các loại tầu lớn như « Caledonien », « Tahitien » và nhiều tầu cỡ vừa như « Polynesie » và « Neo-Hebridais » v.v…



Ông Nguyễn Văn Mô - đứng đàu bên phải

·         Mô (Nguyễn Văn). Quê ông ỏ Thài bình. Đã tùng giữ chức Chủ tịch Hội Cộng hoà sau đổi tên là Liên Việt từ năm 1948-1960. Ông đã hồi hương về nước VNDCCH năm 1963.



Maurice PHUNG

·         Mô-rít (PHUNG Maurice). Con trai cả của ông Phùng văn Lay (Xưa). Sinh tại làng Pô-nang-ghi-su (Ponangisu). Đã tốt nghiệp khoa trắc địa tại Pháp. Hiện là giám đốc Công ty Trắc địa CTF tại Port Vila. Tuy là người mang hai dòng máu nhưng đã có nhiều cố gắng trong việc đi về VN tìm quê hương của bố đẻ ở xã Tân trào (Kim sơn cũ), Huyện Kiến Thụy – Hải phòng. Là một trong những người con lai gốc Việt thành đạt ở Vanuatu.


·         Mộc (Trần văn). Một trong những người cầm đầu cuộc đình công chống đối chủ tại đồn điền Simonsen Xu-răng-đa. Đã bị chính quyến địa phương bắt giam cùng với ông Hoàng văn Ái trên chiến hạm « La Grandiere » đậu ở Cảng Canal Santo năm 1944.


Cổng chính tại Khu Thánh địa Montmartre

·         Mông-mác (Montmartre). Được mênh danh là Thánh địa Mông-mác. Khu vực này năm trên đồi cao, do các cha đạo dòng Maristes quản lý. Có Nhà thờ, trường trung học dậy tiếng Pháp, có xưởng dậy nghề… Bên cạnh có nghĩa trang dành riêng cho các vị tu hành. Cũng là nơi nuôi dưỡng trẻ mồ côi. Trong đó có một số là con cái của người phu mộ VN.


Bà Bùi Thị Mùi - người đội khăn vuông đen đằng sau cụ Đình

·         Mùi (Bùi Thị). Bà sinh năm 1897 tại Hải quang – Hải hậu – Nam định. Chồng bà là ông Nguyễn Văn Son tức ông Cai Son. Cùng đi phu mộ sang Tân đảo năm 1924. Bà được phân về làm việc ở Sở Bê-lôc giáp khu Tuku Tuku miền Tây Bắc đảo EFATE.
Năm 1947, bà là một trong những người tự nguyện nấu cơm ủng hộ cuộc Tông đình công lớn của hàng ngàn người VN do Hiệp hội Thợ thuyền Việt nam tổ chức, nhằm đòi tầu Hồi hương và phản đối chiến tranh ở Đông dương. Bà là Hội viên VNCNĐ Tânđảo.
Gia đình Bà là một trong những nhà nghèo nhất ở Port Vila. Bà đã từng phải đi nhặt các đồ dư thừa ở các bãi rác để chăn nuôi ngan gà, nuôi nấng các con khôn lớn.
Bà cũng đã từng làm công nhân sản xuất các loại mì sợi, mì ống cho ông Cố-tà (Coustard de Nerbonne) và đã từng giặt đồ cho lính Mỹ những năm 1942-1946,khi quân Mỹ đổ bộ vào Tân đảo.
      Đến năm 1963, Bà đưa con cháu hồi hương về Việt nam và mất tại Nam định năm 1972.

Melanesian Spearhead Group


·         Mũi Lao thép (Spearhead). (Melanesian Spearhead Group) .  Một tổ chức Liên chính phủ gồm có: Fiji, Papua New Guinea, Solomon, Vanuatu, Phong trào dành độc lập Kanaki của Tân Caledonia.
Mục đích của tổ chức này nhằm phát triển quan hệ thương mại và xuất nhập khẩu giữa các nước trong khối tại vùng Nam Thái Bình dương.

·         My (đồn điền). Chủ đồn điền này cũng có tên là My. Rất hà khắc với công nhân phu mộ VN. Thanh tra lao động đã phát hiện nhiều sai lầm của ông ta trong việc thực hiên văn bản kí kết khi tuyển mộ nhân công VN.

·         Mỹ (Đồng sỹ). Một công nhân phu mộ VN tại Tân đảo. Ông cùng Họ với ông Đồng sỹ Hứa nhưng không có quan hệ gia đình. Vì ông là người Hải dương còn ông Hứa quê ở Huế. Ông Mỹ đã hồi hương về VN.





N.

Bùa ngải
 ·        Nakaimas (na cai mát). Một loại bùa ngải mà phù thủy đảo Ambrym thường dùng để làm mê hoặc phụ nữ. Người Việt cũng đã bị dính bùa ngải dẫn đến tình trạng mất trí nhớ, bị điên loạn.


·         Nakaman (Nakamal). Tên gọi của các quán bán rượu Ka-và. Điểm bán Ka-và thường được treo một cái đèn nhỏ mầu đỏ. Bên trong quán chỉ có một chiếc đèn mờ đủ sáng cho việc mua bán hàng. Chung quanh quán tối om. Theo truyền thuyết thì Ka-và chỉ phát huy tác dụng trong bóng đêm, bởi thế khi uống ka-và người ta thường chọn nơi không có ánh sáng.
Ở Port Vila và ở Noumea, một số quán Ka-và do người châu Âu làm chủ. Người da trắng dùng Ka-và rất nhiều mục đích để giảm stress. Nhưng nhiều người đã bị nghiện. Có người vì uống quá liều lượng nên đã bị nhiễm độc. Đặc biệt là các tế bào da bị hủy hoại.


Nakamal Chiefs Port Vila Vanuatu

·         Nakaman blo Chíp (Nakamal blong Chiefs). Là một khuôn viên lớn dùng làm nơi hội họp của các tù trưởng, các già làng. Còn có tên là Malvatu Mauri (Mal = Tù trưởng – Vatu = đảo đất nước – Mauri = sống đời) hay National (Quốc gia) Council (Hội đồng)  of Chiefs (các tù trưởng).
Thông thường, trước khi họp và khi bế mạc bao giờ cũng có tục lệ uống mỗi người một chén Ka-và.

The Malvatu Mauri, or National Council of Chiefs, is a formal advisory body of chiefs recognised by the Constitution of the Republic of Vanuatu. Members of the Council are elected by their fellow chiefs sitting in district councils of chiefs. The Council plays a significant role in advising the government on all matters concerning ni-Vanuatu culture and languages. "Mal" means chief, "vatu" means stone, island, or place, and "mauri" means something that is alive.[1]


Thở dân Nambas đảo Malakula

·         Nam bát (Nambas). Đảo Malakula có hai dân tộc thiểu số Nambas. Phía Tây bắc có Big Nambas và miền trung có Small Nambas. Nhưng Big Nambas nổi tiếng hơn về chuyện ăn thịt người. Thời kì nô lệ, người công nhân phu mộ VN làm việc tại Malakula sợ dân Big Nambas hơn sợ chủ. Nhưng cũng lạ là chưa nghe thấy dân Nambas ăn thịt người VN bao giờ cả.

Vanuatu’s last kaekae man (victim of cannibalism), went into a Big Nambas ground oven in 1969. The Condominium government of New Hebrides respected the traditional rights of the natives, circumstances that allowed human flesh to be eaten quite close to police stations at Norsup and Lakatoro. A more common form of cannibalism continued for some years: the ritual eating of flesh from a deceased relative, to keep something of the beloved among the living.


Chùa Nam Hải Phổ đà tại Noumea Tân Caledonie

·         Nam hải Phổ đà. Một ngôi chùa đẹp và khang trang được xây dựng ở Noumea Tân Caledonie ngay bên cạnh khu đất của ngôi Nhà VN thuộc Hội Ái hữu Caledonie. Là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở Tân Thế Giới, vào năm 1990, với sự đóng góp và quyên cúng của các Phật tử ngôi chùa đã được xây dựng trên địa điểm hiện nay. Những công việc xây dựng và tổ chức tại chùa do Hội Phật Giáo tân Thế Giới đảm nhiệm cùng với sự giảng dậy của các Sư Thầy và Sư Cô bên chùa Phước Huệ tại châu Úc. Chùa Nam Hải Phổ Đà là một niềm tự hào va an ủi lớn cho cộng đồng người Viêt Nam và các Phật Tử tại đây, đồng thời ngôi Chùa này cũng là một trong những danh lam của thủ đô Nouméa. (Báo A Di Đà Phật)



·         Nam Thái bình dương (Melanesie). Còn có tên là OCEANIA. Gồm một số đảo và quần đảo nằm giáp với Úc (Australia) :
1. Quần đảo Bismark. 2. Quần đảo Fiji. 3. Đảo Maluku. 4. - Niu Caledonia (Tân đảo mới). 5. Niu Guinea. 6. Solomon Islands. 7. Torres Islands. 8. Quốc đảo Vanuatu (Tân đảo cũ). Mới đây người sáp nhập them các đảo như: 10. Nauru. 11. Timor. 12. Flores. 13. Sumba.
Diện tích khoảng 1 triệu km2. Gồm trên dưới 2.000 hòn đảo lớn nhỏ. Dân số khoảng 12 triệu người.
Cái tên Melanesia do nhà hang hải Pháp Jules Dumont d’Urville đặt tên năm 1832 khi nghiên cứu các sắc tộc trong khu vực này.

Melanesia (from Greek, meaning "black islands") is a region extending from the western side of the eastern Pacific to the Arafura Sea, north and northeast of Australia. It consists of 2,000 islands with a total land area of about 386,000 square miles (one million square kilometers), and is home to about 12 million people. These islands have been inhabited for tens of thousands of years. The term "Melanesia" was first used by Jules Dumont d'Urville in 1832 to denote an ethnic and geographical grouping of islands distinct from Polynesia and Micronesia



Cố Thủ tương Edward NATAPEI (1954-2015)
  •      Na ta pây (Edward Natapei). Một nhà chinh trị nổi tiếng của nước Cộng hòa Vanuatu. Sinh ngay 17/7/1954 tại đảo Futuna Vanuatu. Là mục sư có tài biện luận. Hoạt động chính trị từ năm 1979. Chủ tịch Đảng Vanua’ku Party. Đã từng giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước Vanuatu, Thủ tướng 2 nhiệm kì, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thủ lĩnh phe đối lập v.v… Mất ngày 28/7/2015 tại bệnh viện Port Vila do căn bệnh hiểm nghèo. Thọ 61 tuổi.

    Edward Nipake Natapei Tuta Fanua`araki is a politician from Vanuatu. He was elected Prime Minister of Vanuatu on two separate terms, and was previously the Minister of Foreign Affairs briefly in 1991, the acting…
·         Na tô ren (Đồn điền Naturel Epi). Một đồn điền cỡ trung bình tại phía bắc đảo Ê-pi với hơn 300 héc-ta đât canh tác. Chủ yếu trồng dừa và bông sợi. Ông chủ đồn điền này đã bị anh em ông Trần ngọc Tất và Trần văn Lục 2 người công nhân phu mộ VN làm việc tại đây ám sát (TLĐSH).



Cựu Thủ tương Jo Natuman đã sang thăm Việt nam


·         Na tu man (Jo Natuman). Thủ tướng nước Cộng hòa Vanuatu người gốc đảo Tanna lên chức ngày 15/5/2014 và bị Sato Kilman lật đổ ngày 15/7/2015. Natuman vừa kí quyết định cách chức Bộ Trưởng Ngoại giao của Sato Kilman trong cuộc họp quốc hội. Hai hôm sau, Kilman đã cấu kết với phe đối lập lật đổ chính phủ Natuman để dành chức Thủ tướng. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các chính phủ của Vanuatu.
TT Natuman đã sang thăm chính thức Việt Nam kí kết nhiều văn bản hiệp định quan trọng



·         Nem (Chả Nem). Danh từ « nem » đã được đưa vào từ điển Larousse của Pháp và đã trở thành một tên gọi quen thuộc của món chả nem thơm ngon tuyệt vời của VN. Hầu như cả thế giới đều biết đến món ăn khoái khẩu này.

Danh từ nem trong từ điển Larousse:

Nem : Nom masculin singulier
       (cuisine) crêpe de riz vietnamienne farcie, roulée et cuite dans une friture

·         Neo – Hebridais. Tên một con tầu vận tải hàng hóa của hãng M.M. Con trai cụ Nguyễn văn Pháo là thủy thủ trên tầu này. Cụ đã từng đi trên con tầu này từ Wallis về Noumea. Chuyến tiếp sang tầu khác để về Port Vila dự Lễ quốc khánh 2/9 và kéo cờ đỏ sao vàng.


Ông Lưu đình Ngạn - Mặc com-lê đen đứng bên cạnh cây cột trắng
 
·         Ngạn (Lưu Đình). Quê ông ở Ninh Bình hay Hà nam. Sang Tân đảo làm phu tại đồn điền dừa Cô-lạc-đô. Ngay giáp trung tâm thành phố Port Vila. Ông là một trong những người tích cực tham gia phòng trào đấu tranh đòi quyên bình đẳng, Tự do của cộng đồng người VN ở Port Vila Tân đảo. Năm1947 ông và gia đình bị chính quyền địa phương trục xuất về Hải phòng trên tầu Ville d’Amiens cùng với gia đình cụ Đồng Sỹ Hứa.


Ông Nguyễn Văn Ngân  nguyên Chủ tịch CLB VK Ha nội

·         Ngân (Nguyễn văn). Là Việt kiều sinh trưởng ở Tân Thế giới đã từng là sĩ quan quân đội Nhân dân VN. Đã từng giữ chức vụ Chủ tich CLB Việt kiều Hà nội. Đã trở lại Noumea và ký kết bản  thỏa thuận hữu hảo với Hội Ái hữu VN Tân Caledonie và Chính phủ Tân Caledonie.


Ông Phạm văn Ngang - Người đứng cạnh nhà mồ bên trái có dấu X 

·         Ngang (Phạm văn). Còn gọi là cụ Đồ Ngang. Sau ngày ông Đồng Sỹ Hứa và các cán bộ chủ chốt của VNCNĐ bị trục xuất về VN, ông Ngang được bầu làm Tổng Thư kí. Đến năm 1949 ông Hồi hương trên chuyến tầu Ville d’Amiens về Hải phòng.


Nghĩa trang người Việt nam tại Port Vila Vanuatu


·         Nghĩa trang Việt nam tại Port Vila Vanuatu. Được Nhà chức trách địa phương cho phép đưa vào sử dụng từ năm 1944 (Căn cứ vào ngôi mộ đầu tiên chôn cất tại nghĩa trang này có niên đại 1944). Năm 1945 mới xây dựng Lễ đài tương niệm và Cổng chào. Mãi đến năm 1948, hàng rào bằng cột bê tông và ống thép mạ kẽm mới được xây dưng, Trở thành khu nghĩa trang dành riêng cho người Việt nam tại đây.


Nghĩa trang Công giáo Việt nam tại Port Vila Vanuatu

·         Nghĩa trang của Cộng đồng người Công giáo VN tại Port Vila. Trước năm 1944 đã có một nghĩa trang của người Việt do Cộng đồng Công giáo VN xây dưng bên tay trái, nằm giáp ranh với nghìa địa người Âu. Cũng có Cổng chào và Lễ đài tưởng niệm. Đến nay khu nghĩa trang này đã bị bỏ hoang.

·         Ngoạn (Ông Phó). Ông làm thợ mộc tại xưởng đóng tầu gỗ Ga-ri-đô (Garrido) khu vực Máy Cà-phê. Ông có hoa tay và vẽ rất đẹp. Ông là một trong những người vẽ kiểu mấu các vân hoa, hoạ tiết trên Lễ đài tưởng niệm tại Nghĩa trang người Việt nam tại Port Vila năm 1945-1946.


Đại gia đình cụ CHU Văn Ngọc tại Noumea Caledonie

·         Ngọc (CHU Van). Một công nhân phu mộ VN  làm việc tại mỏ Tây-ba-ghi. Sau năm 1945 đã về sinh sống và  thành đạt tại Noumea Tân Caledonie. Hiên nay tại Thành phố Noumea có một con đường mang tên CHU VAN Ngoc.

·         Ngọc (Lê Bách). Một trong những thầy giào dậy tiêng VN đầu tiên của trường VNCNĐ. Sáng tác các bài quốc ca (Bóng cờ Việt minh) và ca ngợi Bác Hồ (Cụ Hồ chúng ta, Trời kia đáng ví). Một cây đàn băng-giô nổi tiếng. Cũng là Thư kí của Việt nam Công đoàn. Bị trục xuất về Hải phòng năm 1947.

Mr Andre ĐANG Văn Nha


·          Nha (Andre DANG). Sinh ngày 27 tháng 7 năm 1936 tại mỏ Koniambo – Tân Thế giới. Con trai một gia đình công nhân phu mộ VN. Quê gốc của mẹ ông ở Phúc Am Thường Tín Hà nội. Cha bị tai nạn tử vong tại mỏ ni-ken Ko- niam bô hồi anh Nha còn nhỏ. Tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại Pháp. Suốt thời gian xây dung sự nghiệp gia đình anh đã gặp không ít khó khăn đặc biệt với sự tức tối của bon da trắng. Vì anh có quan hệ mật thiết với ông JM Tjibaou, lãnh tụ phong trào đòi Độc lập của người Kanak.
Là một trong những người con chân đăng thế hệ hai thành đạt nhất tại Tân Caledonie. Ông có nhiều công lao đóng góp trong việc xây dựng và phát triển kinh tế của Tân Caledonie. Đồng thời luôn ủng hộ phong trào đoàn kết của các Câu lạc bộ cúng như chi hôi Việt kiều các Tỉnh, Thành phố ở Việt nam.
Hiện ông là Chủ tịch – Tổng giám đốc tập đoàn SMSP (Societe Miniere du Sud Pacifique).


André Dang Van Nha (born Voh, New Caledonia, 27 July 1936) is a New Caledonian mining magnate, of Vietnamese origin and French /Australian/ Vietnamese citizenship. He is best known for brokering a series of remarkable mining deals that also supported the Kanak cause for independence from France.

This was unsustainable, and André Dang was then adopted by a Vietnamese couple of modest means and living in Noumea. He gradually integrated into the predominant French culture of the city. At the age of 6, US Marines arrived in Noumea after a major Pacific base was established by the Allies, and Dang was in frequent contact with them and learned English. He attended Sacré Cœur and then Frédéric Surleu public schools. In 1949 his mother finished her contract on the mines, moved to Noumea, and he returned to live with her along with two new siblings. Working as a mechanic, he married Bui Thi En at the age of 18 and gained a diploma and a job at the Doniambo nickel smelter. They had 4 children. He was supported to undertake a degree in engineering in Marseilles in the late 1950s, where he also took French citizenship.



Nhà thờ Giáo xứ Thiên môn tại Port Vila Vanuatu

Nhà Thờ Giáo xứ Thiên môn (Porte du Ciel). Do Linh mục Giu-se NGUYỄN Năng Vịnh chỉ đạo xây dựng từ năm 1954. Ngài  được biệt phái từ Bùi chu đến Port Vila năm 1953 do có quan hệ trực tiếp vời gia đình tại Port Vila. Nguyên là một nhà khum của quân đội Mỹ để lại từ thế chiến thứ hai. Dùng làm trường dậy học của Công đồng Công giáo tại đây. Sau đố được nâng cấp lên. Bên trên là nhà thờ. Bên dưới là hội trường. Nhà thờ này nằm trong khu đất của Giáo xứ dòng Marystes  (tôn thờ đức bà Đồng trinh) Port Vila.

Vietnamese Catholic church.
The structure dates from 1954 with an inscription in Vietnamese romanized Quốc-ngữ "Đức Bà là cửa Thiên-đàng" [Our Lady is the gate to Heaven] and chữ Nho "
上天之門" (Thượng thiên chi môn) [Heaven's Door]. The garden has a number of graves dating to the early 20th century interring early Vietnamese settlers of Port Vila and the New Hebrides.
Nearby cities: Port Vila, Vanuatu, Efate Island, We
Coordinates:   17°44'2"S   168°18'55"E 



·         Nhà thương Ta (Hôpital indigene)  Còn gọi là nhà thương đen. Bằng bê-tông. Được xây dựng trước năm 1920. Toạ lạc trên đồi bên trên khu tập trung người phu mộ (Đề-bô). Dành để chữa bệnh cho người Việt nam và người da đen địa phương. Thời kì nô lệ người lao động VN cũng chỉ ngang hàng với dân da đên ở đây. Mặc dù vậy, Giám đốc bệnh viện lại là bác sĩ người Pháp. Các y si, y tá, hộ lý đều là các bà sơ người Pháp. Trước năm 1930, có đốc-tờ Thái biệt phái từ VN sang làm việc tại đây. Những năm 1960 có chị Trần Thị Phong làm Y tá trưởng. Đốc tờ đen đâu tiên nói tiếng Pháp là ông John Kalsakau người đảo Vila ai-lan.
Tòa nhà này đã bị phá bỏ. Thay vào đó là tòa nhà mang tên Pompidou, nơi làm việc của cơ quan Bộ đất đai và tài nguyên của Vanuatu.


Nhà thương Tây năm 1960 tại Port Vila Tân đảo

·         Nhà thương Tây (Hôpital francais) . Được xây dựng trước những năm 1920. Toạ lạc phía trên nhà thương đên bên cạnh trại lính Bảo an Pháp. Chuyên chữa trị do người Pháp hoặc người có quốc tịch Pháp tại Port Vila.

Nhà tù mới xây dưng tại khu Municipal stadium Port Vila

·         Nhà tù ở Port Vila Tân đảo. Hồi xưa, nhà tù của Pháp xây dựng năm gần trại lính bảo an và nhà thương Tây. Ngay bên canh nhà ông Chánh cẩm. Chuyên nhốt người bản xứ say rượu. Nhưng một số người VN cũng bị giam giữ tại đây. Vì nhiều tội danh khác nhau : cãi lộn với chủ, bán rượu lậu cho dân bản xứ, đánh bạc v.v… Ông Đồng sỹ Hứa cũng đã từng bị nhốt một đêm ở nhà tù này, chỉ vì tội dám lý sự làm bẽ mặt tên quản lý nhà máy điện trong quán rượu Rossi ở thành phố.


·         Nhà Việt Nam (Le Foyer vietnamien). Được cộng đồng VN Tân Thế giới xây dựng năm 1974. Đồng thời cũng là Trụ sở của Hội Ái hữu VN Caledonie. Là nơi tụ họp của công đồng người Việt nam tại Tân Thế giới. Thường xuyên tổ chức vui chơi các ngày Lễ Tết. Mở lớp dậy tiếng Việt, Phong trào Văn nghệ Thể duc thể thao được duy tri.
Trong vùng Nam Thái bình dương hiện còn tồn tại hai nơi tụ họp của công đồng người VN : một là Giáo xứ Thiên môn tại Port Vila. Đang trong tình trạng hư hỏng, cần phải đầu tư sửa chữa nâng cấp. Hai là nhà VN tại New Caledonia.



Ông Hoàng Duy Nhã 

·         Nhã (Hoàng Duy). Việt kiều sinh trưởng tại đảo Santo. Ông đã từng giữ chức Trưởng đoàn Thanh Thiếu niên Ái quốc của Hội Việt nam Công nông đoàn, đồng thời là Trường đoàn Thanh niên VK hồi hương Santo. Ông và Gia đình đã hồi hương về VN và sinh sống tại Tuyên quang.


Biểu diễn nhạc nước


·         Nhạc nước : Ở Vanuatu có một thể loại nhạc do một tốp nữ hoặc nam biểu diễn bằng cách vỗ tay dưới mặt nước. Họ có thể biểu diến trong bể bơi, ngoài bãi biển. Họ vỗ tay xuống mặt nước tạo ra một âm thanh trầm bổng như tiếng trống. Họ có thể vừa hát vừa vỗ tay xuống nước. Phổ biến ở đảo Gaua trên vùng Băng kích (Banks). Các đảo khác ở Vanuatu không thấy có thể loại nhạc nước này.





·         Nho (Nguyễn Quang) còn gọi là Cụ Xếp Nho. Quê ở Hải dương. Người VN đầu tiên mở xưởng sửa chữa ôtô ở Port Vila. Trước năm 1944, cụ làm thợ sửa chữa ôtô cho chủ đồn điền ở Su-răng-đa (Surenda). Cụ có một cô con gái nuôi lai Tây tên Nguyễn thị Liễu hồi hương về Hải dương.


Lễ khánh thành nhóm tượng Chân đăng tại Noumea

·         Nhóm Tượng Chân đăng. Được thuê đúc tại làng Đại Bái Tỉnh Bắc Ninh. Do Ái hữu VN Tân Caledonie đầu tư kinh phí xây dựng. Hiện được đặt tại khu phố người Á đông (Quartier Asiatique) bên cạnh tòa nhà China Town của người Tầu ngay tại trung tâm Noumea. Tượng trưng cho thế hệ người công nhân phu mộ làm việc trong các min mỏ ở Tân Thế giới.




Ni kên (Le Nickel).  Kền là một kim loại quý. Nguyên thủy là một loại quặng xanh do ông Jules Garnier tìm thấy khi đi khảo sát tại một con suối ở đảo Caledonie năm 1854.
Đến năm 2014, sau 160 năm thì Cty Nickel SLN trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất ở Tân Caledonia. Hiện nay họ có 5 khu khai thác lớn đang hoạt động và 9 cơ sở khai thác nhỏ.
Trước khi hồi hương, rất đông công nhân VN làm việc tại các sở mỏ nickel này.

          
·                 1864 : Jules Garnier, ingénieur des Mines français en mission en Nouvelle-Calédonie,   découvre, sur les bords de la rivière Dumbéa, une roche énigmatique de couleur verte. Il en confie l'étude à d'éminents minéralogistes qui confirment la découverte d'un minéral inconnu, un silicate hydraté de nickel et de magnésium. C'est la naissance de la "garniérite". Si cette forme particulière de saprolite fût un temps une importante source nickélifère, elle est aujourd'hui devenue secondaire mais son nom est toujours traditionnellement utilisé par les mineurs pour désigner tous les minerais silicatés extraits des gisements néo-calédoniens.
1877 : deux sociétés se lancent dans l'exploitation de la "garniérite" que l'on appelle        désormais "l'or vert"..
Aujourd'hui, la SLN dispose de 5 sites miniers en activité: Thio, Kouaoua, Népoui Kopéto, Tiébaghi et Poum et de 9 sites « tâcheronnés » (exploités par des sous-traitants et des entreprises locales).



·         No-súp (Đồn điền Norsup Malakula). Một trong nhữn đồn điền trồng dừa lớn nhất ở phía Bắc đảo Malakula, do Cty Tổng hợp các đồn điền tại Tân đảo PRNH (Plantations Reunies des Nouvelles Hebrides) quản lý khai thác. Từ năm 1930 đên 1945, rất nhiều công nhân phu mộ VN đã đến lam việc tại đây. Ít nhất cũng có vài chục người đã không may mắn phải gửi thân bón gốc dừa ở nghĩa địa Ô-lùa, Ô-rạp v.v…
Bây giờ No-súp cũng đã có sân bay cho các máy bay nhở hạ cánh.


·         Nông (Tạ Công). Một người gốc phu mộ VN tại Tân đảo. Là một trong những người đóng góp tích cực trong phong trào biểu tình đình công đòi quyên lợi ở Port Vila. Ông bà đã bị trục xuất trên con tầu Ville d’Amiens. Tầu gần tới Hài phogf thi bà sinh hạ một bé trai đặt tên là Tạ công Dzân. (TLĐSH).



·         Nu-me (Noumea). Thủ phủ của dảo Tân Caledonie. Người đầu tiên đặt chân đến Noumea lại là người Anh tên James Paddon năm 1851. Đến năm 1854 người Pháp mới di chuyển tới và đặt tên là Port de France. Năm 1866 mới chính thức đổi tên la Noumea.
Năm 1942, quân đội Mỹ đã lập căn cứa quân sự  đặt trung tâm chỉ huy tại Noumea. Dùng nơi đây làm bàn đạp tấn công quân đội Nhật hoàng đóng ở Solomon và PNG.
Là trung tâm văn hóa chính trị kinh tế của Tân Caledonie. Dân số 100 người trên 1 km2. Trung tâm Noumea có 99.926 người. 4% là người Việt Nam. Tính cả ngoại thành thì Noumea lớn có 179.509 người (Thống kê năm 2014).
Tổng dân số Caledonie có khoảng trên 269.000 người.

Nouméa (French pronunciation: ​[numeˈa]) is the capital city of the French special collectivity of New Caledonia. It is situated on a peninsula in the south of New Caledonia's main island, Grande Terre, and is home to the majority of the island's European, Polynesian (Wallisians, Futunians, Tahitians), Indonesian, and Vietnamese populations, as well as many Melanesians, Ni-Vanuatu and Kanaks that work in one of the South Pacific's most industrialised cities. The city lies on a protected deepwater harbour which serves as the chief port for New Caledonia.
At the August 2014 census, there were 179,509 inhabitants in the metropolitan area of Greater Nouméa (French: agglomération du Grand Nouméa), 100,237 of whom lived in the city (commune) of Nouméa proper.[2] 66.8% of the population of New Caledonia live in Greater Nouméa, which covers the communes of Nouméa, Le Mont-Dore, Dumbéa and Païta.



·         Nước mắm (Nuoc mâm). Trước năm 1950, bà cụ Cai Son ở Port Vila Tân đảo là người nấu nước mắm ngon từ cá mòi, cá nục, cá trích.
Một loại nước chấm làm gia vị không thể thiếu trong chế biến thức ăn của người VN. Danh từ nước mắm của Việt nam đã được đưa vào từ điển Larousse. Người nước ngoài ở Vanuatu cũng đều gọi nuoc mâm. Vì không uốn lưỡi được nên đọc trệch thành nuoc-mâm. Larousse viết :


nuoc-mâm

Nom masculin invariant en nombre
(cuisine) (mot vietnamien) condiment d'origine vietnamienne à base de poisson fermenté






Xin chân thành cảm ơn quý vị đã ghé thăm Blog. Để biết thêm đôi điều về Tân đảo tức Vanuatu. xin mời quý vị bấm vào link dưới đây để xem tập ảnh của jeanvanjean:
http://www.panoramio.com/user/5191672

Hẹn gặp lại quý vị trong tập DANH MỤC tới với vần O P Q