Translate

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

K và L - DANH MỤC (Repertoire) về người VN ở Tân đảo - Tân Thế giới



 DANH MỤC
(Répertoire)
Vê người Việt nam ở Tân đảo – Tân Thế giới
và những địa danh, cơ sở liên quan.




Biên soạn : Jean Van Son – Vanuatu


Chân dung người Công nhân phu mộ VN ở Tân đảo


LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử của người phu mộ Bắc kỳ ở Tân đảo là một trong những trang sử hào hùng vẻ vang về cuộc sống tha phương của người lao động Việt nam ở Hải ngoại nói chung. Bởi vậy việc ghi chép lại tên tuổi và những địa danh, cơ sở liên quan trước và sau thời kì nô lệ của các bậc cha mẹ, chú bác tại nơi đất khách quê người là một việc làm cần thiết.

Kho tàng về các sự kiện lịch sử của người VN ở Tân đảo rất nhiều và phong phú. Đến nay, ngoài công trình của Cụ cố Đồng Sỹ Hứa qua cuốn « Từ Châu Đại dương về Việt nam » (De la Mélanésie au Viêt nam), còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác. Ở đây tác giả chỉ muốn nêu và hệ thống hoá những con người, những sự việc và sự kiện theo góc độ và cách nhìn nhận của chính bản thân mình dựa theo các tư liệu khác nhau cho dễ tìm, dễ đọc mà thôi.

Bản tập hợp Danh mục này có thể có những thiếu sót, nhầm lẫn nhất định. Bởi thế, tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến phê bình, đóng góp của nhiều người, đặc biệt của số anh chị em Việt kiều Tân đảo – Tân Thế giới  thế hệ hai, ba đang sinh sống ở VN cũng như các nơi khác trên Thế giới.

Xin trân trọng cảm ơn tất cả các chú bác, các anh chị em và bạn bè xa gần đã chú ý theo dõi.



Cụ cố ĐỒNG Sỹ Hứa (1915-2005)


Tài liệu tham khảo:
-       Tư liệu của cụ cố Đồng Sỹ Hứa.
-       Tư liệu trên trang Wikpedia về Tân đảo New Hebrides/Vanuatu.
-       Tư liệu của Virginia RIOU và Patrick O’REILLY.
-       Les Nouvelles Caledoniennes
-       Blog Café, The, La Soupe cuả BUI Hiệp
-       Blog Tiebaghi A.1719 cuả BUI Hiệp.
Sắp xếp: theo thứ tự vần ABC.
Kí tự viết tắt: ĐSH = Đồng Sỹ Hứa. ĐT = Đội trưởng. HLV = Huấn luyện viên. TM = Thủ môn
TT = Từ trần. VNCNĐTĐ = Việt Nam Công Nông Đoàn Tân đảo.
LĐAHVN = Liên đoàn Ái hữu Việt nam. USV = Union Sportive Vietnamienne
N.H. = Nouvelles-Hébrides (Tân đảo cũ nay là Vanuatu)
N.C. = Nouvelle Calédonie (Tân thế giới cũ nay là Tân đảo mới)




K.


Thổ dân Kanak ở Tân Caledonie và Quốc kỳ của họ

·         Kanak (Ca-nắc). Tên gọi thổ dân địa phương của Tân Caledonia. Nguồn gốc có tên là Kanaka maoli đến từ các đảo Hawaii. Năm 1967 đã có cuộc nổi dậy chống lại sự thống trị của người da trắng. Nhưng đã bị dập tắt. 90 % dân số theo đạo thiên chúa và nói tiếng Pháp. Thủ lĩnh Jean Marie Tjibaou đã bị sát hại năm 1984. Ở Tân đảo trước năm 1960, ai vô ý gọi dân bản địa là kanak sẽ bị phản ứng kịch liệt.

Kanak society has several layers of customary authority, from the 4,000–5,000 family-based clans to the eight customary areas (aires coutumières) that make up the territory.[34] Clans are led by clan chiefs and constitute 341 tribes, each headed by a tribal chief. The tribes are further grouped into 57 customary chiefdoms (chefferies), each headed by a head chief, and forming the administrative subdivisions of the customary areas.[34]

Jean Lèques during a ceremony honoring U.S. service members who helped ensure the freedom of New Caledonia during World War II

The Customary Senate is the assembly of the various traditional councils of the Kanaks, and has jurisdiction over the law proposals concerning the Kanak identity.[35] The Customary Senate is composed of 16 members appointed by each traditional council, with two representatives per each customary area.[35] In its advisory role, the Customary Senate must be consulted on law proposals "concerning the Kanak identity" as defined in the Nouméa Accord.[35] It also has a deliberative role on law proposals that would affect identity, the civil customary statute, and the land system.[35] A new president is appointed each year in August or September, and the presidency rotates between the eight customary areas.[35]

Kanak people have recourse to customary authorities regarding civil matters such as marriage, adoption, inheritance, and some land issues.[34] The French administration typically respects decisions made in the customary system.[34] However, their jurisdiction is sharply limited in penal matters, as some matters relating to the customary justice system, including the use of corporal punishment, are seen as clashing with the human rights obligations of France.[34]



Ông Hoàng văn Đường  - dứng đàu bên tay  phải - 
Đội trưởng đội bóng đá Việt Trung Port Vila Tân đảo

·         Kakan (ca-can). Tên thường gọi của người dân tộc đến từ đảo Java Indonesia (Nam dương) đến sinh sống làm việc tại Tân đảo hay New Caledonia. Người Việt có nước da rám nắng cũng được gọi là "kakan" luôn. Điển hình có ông Hoàng văn Đường cũng được mang biệt danh là "Kakan". Vì ông có nước da bánh mật rất nổi tiếng. Sau ông hồi hương và làm kinh tế mới ở vùng Tuyên quang.



 Nhà tù ở Port Vila - Dân đây gọi  là ka-la-bút (kalabus)

       Kalabus (Ca-la-buột). Hồi xưa ở Tân đảo người ta thường dùng câu này để nói về nhà tù, trại giam. Nó là một từ của tiếng Bô-đào-nha. Các cụ phu mộ hồi xưa thường hay dung tiếng này. Bây giờ dân ở đây thường dung câu: “nam ba xích – number 6” để ám chỉ nhà tù.

Một cửa hàng ở Port Vila dùng từ Kalolo làm biển quảng cáo
 
·         Kalolo (Ca lô lô). Tiếng khen ngợi thường dùng ở đảo Tân Caledonia


Đốc-tờ John Kalsakau đã từng làm việc tại bệnh viên này

·         Kan-sa-cao Đốc-tờ (Kalsakau John). Đốc-tờ Giôn Kan-sa-cao là người bản địa gốc ở đảo Vila ai-lan bây giờ la IFIRA. Ông đã được đi du học ở Pháp. Ông làm việc nhiều năm ở nhà thương đen (hopital indigene). Hầu hết người phu mộ VN sau thời kì nô lệ đều biết biết bác sĩ người da đen này. Vì ông là người nói tiếng Pháp và rất than thiện với người VN.
Ngoài ra ông còn có người em ruột lại đi học ngành y bên Anh tên là đố-tờ Ma-cao (Makau Kalsakau). Ong này làm bác sĩ bên nhà thương ăng-lê đảo IRIRIKI. Những anh chị em đi cắt a-mi-đan thường gặp ông bác sĩ này.


       
Cây và rễ củ Ka-và Quốc tửu của Vanuatu

·         Ka-va. Trên báo chí của VN, có người mô tả Ka-và là quốc tửu, là rượu quý của Vanuatu. Nhưng uống vào không say sưa như rượu đế hay quốc lủi. Chắc phải gọi thêm là quốc hồn, quốc túy nữa. Vì sau khi thưởng thức 3 chén (gáo dừa khô) thì sẽ thấy tâm thần như được bay bổng, chân tay bủn rủn, mồm miệng tê dại, nói năng ấp úng, người như muốn xỉu. Đánh một giấc. Hôm sau tỉnh dậy thấy người nhẹ nhõm, sảng khoái minh mẫn lạ thường. Đó là công hiệu tích cực của ka-và. Nhưng cũng có người không chịu nổi men ka-và thì ba ngày sau vẫn thấy ngây ngất khó chịu. Vậy ka-và là gì ? Nó là một loài cây cùng dòng họ vời cây hột tiêu. Có rất nhiều chủng loại, nhưng chỉ có một loại có tên khoa học là Piper methysticum trồng nhiều ở Vanuatu và số nơi khác như Wallis – Futuna mới được Viện khoa học ở Hawaii phân tích và công nhận đảm bảo cho sức khỏẻ. Không nên nhầm lẫn với một loại trái cây ka-và có tên khoa học là « pometia pinnata ». Trái tròn ăn ngon trong vùng Thái bình dương. Tên địa phương là nan-đao (nandao) gần giống nhãn nhưng không ngọt như nhãn.

Trái nan-đao (nandao) (Pometier Kava)


Quốc kỳ Việt nam tung bay tại Thủ phủ Port Vila Tân đảo.  
Cờ VN đứng giữa hai quốc kì Anh và Pháp (Ảnh minh họa)

·         Kéo Cờ đỏ Sao vàng tại Port Vila. Ngày 30/06/1946. Lần đầu tiên Cộng đồng người Việt Nam đại diện là Hội Liên đoàn Ái hứu Việt nam Tân đảo.  Ông Đồng Sỹ Hứa vinh dự được cử  kéo cờ đỏ sao vàng ngay giữa thủ phủ Port Vila Tân đảo. Hàng ngàn người từ các đảo xa xôi như Santô, Malakula, Pentecost, Epi, Banks, Paama, Tanna v.v… đã về đây chào mừng ngày hội lớn. Quốc kì được kéo lên ở giữa, hai bên là Cờ Anh và Pháp. Quốc ca lúc đó chưa có. Mọi người hát bài “Bóng cờ Việt minh bay cao phấp phới Sơn hà” theo điệu nhạc quốc ca Pháp”La Marseillaise”.


Trong ảnh từ trái:  ĐÀO Văn Khải (Đàn ác-cooc bên trái) - Kiều Ý Santo (Sáo) - 
Nguyễn thị Trong - Dương thị Hằng - Đỗ Viết Vinh (Băng zô) - Nguyễn thị Sạch - Nguyễn thị Tình - Lão Văn (Ghi-ta) - Mai hữu Thọ - Lê xuân Thủy (Nhị) - 
NguyễnThế Tân (Sáo) - Nguyễn Thế Tốt v.v...

·         Khải (Đào văn). Quê gốc ở Hà nam Phủ lý. Là công nhân phu mộ VN đến Tân đảo (Vanuatu) năm 1938. Sau thời kì nô lệ, ông làm nghề lái xe tải cho hãng Ba-lăng CFNH. Ông chơi đàn ác-cooc và đã tổ chức ban nhạc thanh niên VN Tagabe. Ông đưa gia đình về VN và sinh sống tại Thủ đô Hà nội.



·         Khải (Trần văn). Nguyên là công nhân phu mộ VN làm việc tại đồn điên Bê-lốc. Quê quán ở Nam đinh. Sau thời kí nô lệ, ông mở hiệu may mặc và chụp ảnh tại khu vực Máy Cà-phê. Con gái của ông lập gia đình với ông Đinh Văn Thân. Ông bà đưa gia đình hồi hương về VN. Ông đã bị bom Mỹ sát hại trong lúc đang làm việc tại nương rẫy ở xã Thái bình – Yên sơn – Tuyên quang.

·         Khách (Chú). Hồi xưa ở Tân đảo/Vanuatu, người VN ta thường gọi người Tầu Trung hoa là chú khách. Không rõ nguồn gốc từ đâu ra. Các cụ giải thích thế này : Thời xa xưa người VN ta thường gọi người Tầu là khách vì họ là người ở nơi khác đến chứ không phải người bản địa. Và gọi họ là chú coi như người em trong nhà. Khi nói chuyện với mấy chú Khách ở Tân đảo và nói : chúng bay là em út của chúng tao nên gọi là chú. Họ cãi : Chú cũng như Cha sao bảo là em được. Gọi Hội đồng khách quen rồi, nhưng bây giờ lại gọi câu lạc bộ Tầu. Không thây ai gọi CLB Trung quốc. Cãi nhau hoài chả ngã ngũ.


Georges TRINH Quang Khanh (1941-2012)

·         Khanh Thông (Georges Trinh quang). 1941-2012. Quê bố gốc ở Ninh bình. Là con trai ông Trịnh Thông thợ may mặc nổi tiếng ở Port Vila. Bố mẹ và anh em hồi hương về VN. Một mình ông ở lại Tân đảo. Nhiều năm làm nghề xây dựng nhà cửa. Là một trong số người lưu giữ được nhiểu hình ảnh cũ vô cùng quý giá về các hoạt đông của Hội Liên Việt, công cuộc hồi hương Việt kiều Vila và các đội bóng đá Thanh niện VN tại đây. Ông đã trực tiếp giúp đỡ 7 anh em ruột từ VN đi định cư tại Noumea. Ông mất vào đung ngày Lễ các Thánh Toussaint 1/11/2012, để laị bao nỗi nhớ thương cho bạn bè thân hữu và gia đình.


Múa rồng sư tử ở Bladinieres (Ảnh minh họa internet)

·         Khánh  hội Long vân. Tên Hội múa rồng của người phu mộ VN đầu tiên ra đời tại đồn điền Bờ-la-đi-nhe (Bladinieres) năm 1942-1943, khi quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng sân bay dã chiến tại đây. Cụ Nguyễn Đức Xuyến là một trong những người có công xây dựng Hội. Mục đích của Hội là biểu diễn múa rồng, sư tử góp vui trong những ngày Tết Nguyên đán, Lễ Quốc khánh của Pháp cát-tó giết dê (Quatorze Juillet) và binh lính Mỹ. Nhằm gây quỹ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thăm nom ngưới ốm, phúng viếng ma chay v…v… Hội cũng là tiền thân của các Tổ chức Công đoàn Việt nam sau này. Tồn tại cho đến năm 1947 thì giải tán do một số cán bộ chủ chốt đã bị chính quyền địa phương truc xuất về Hải phòng.



·         Khất (Đa Minh Hoàng Xuân). Còn gọi là cụ già Gạo. Một người công giáo ngoan đạo. Cụ được giao trông coi đồn điền của ông Cố tà (Coustard) trong Mê-lê, đường đi Bô-li-giáp (Point du Diable). Cụ là người cầm cở đỏ sao vàng trong ngày Lễ Kéo cờ ngày 30/06/1946 do Liên đoàn Ái hữu Việt nam tổ chức tại Thủ phủ Port Vila.


Ông Trần Khắc Khoan - Phó Tổng thư kí Hội VNCNĐ Tân đảo (áo trắng quần đen)


·         Khoan (Trần Khắc). Quê ông ở Nam định. Nguyên Phó Tổng Thư kí Hội VNCNĐ Tân dảo tại Santô. Phó Chủ tịch Uỷ ban Hồi hương VK Tân đảo năm 1961-1964 tại Santo. Hồi hương về Việt nam,  ông làm cán bộ tại Liên hiệp Công đoàn Tỉnh Nam định


Ông Vũ Đức Khuynh đứng bên Tượng đài "Chân đăng" tại Noumea N.C.

·         Khuynh (Vũ Đức). Sinh trưởng tại Tân Caledonie. Theo cha mẹ hồi hương về nước VNDCCH trong những năm 1960-1964. Đã từng du học ở Liên bang Nga. Hiện là nhà báo, phóng viên đài truyền hình VTV. Đã từng đi công tác tại nhiều nước. Ông vừa được bầu làm Chủ tịch Hội Việt kiều Tân đảo – Tân Thế giới của Thành phố Hà nội.



Cụ cố PHẠM Bình Kích

·         Kích (Phạm Bình). Một công nhân phu mộ VN quê gốc ở xã Đông mỹ - Huyện Đông hưng - Tỉnh Thái bình.  Nguyên là cựu chiến binh trong đội quân thuộc địa Pháp tham gia thế chiến thứ nhất tại Pháp chống quân phat xít Đức năm 1914-1918. Đăng kí đi phu mộ ở Tân đảo năm 1938. Ông là một trong những người  chủ chốt trong ban Bảo vệ Tổ chức Việt nam Công đoàn tại Santo. Sau này ông được bầu làm thủ quỹ, làm giáo viên Hội VNCNĐ Santô Tân đảo. Ông và gia đình hồi hương về VN năm 1963. (TLĐSH).



Ảnh chụp các cán bộ Ngoại giao VN tại đỉnh dốc Klehm Efate
Ảnh 1. Tđỉnh dốc nhìn xuống làng Mê lê Maat   và đảo Mê lê

·         KLEM (Cơ lêm). Tên một cái dốc cao và dài nhất ở đảo Efate Tân đảo. Đứng trên đỉnh dốc này có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Port Vila cách khảng 15 km đương chim bay. Dưới chân dốc có suối thác « La Cascade » rất đẹp và thơ mộng. Còn có tên là dốc Vánh xanh (Vingt Cinq) tức là độ dốc 25 độ. Nhiều vụ tai nạn dã xẩy ra tại dốc này.


Maxime Carlot Korman (Internet)

·         Koocman (Korman Carlot Maxime). Sinh năm 1942, bố Âu mẹ đen. Lấy vợ người làng Mê-lê. Học trường Pháp và Anh. 


Maxime Carlot gặp gông Trịnh Tài và đoàn VK năm 1912
 
Đội trưởng đội bóng đá Sumat. Làm việc cho chính quyền Pháp. Đến khi độc lập làm chủ tịch Đảng UMP. Đã từng giữ chức vụ Thủ tướng Vanuatu nhiều nhiệm kì. Làm Chủ tịch Quốc hội nhiều khóa. Có nhiều công lao đóng góp cho đất nước Vanuatu và quan hệ ngoại giao với Pháp. Ông có cảm tình với người VN tại Tân đảo.
 Maxime Carlot Korman is a Vanuatuan politician, formerly serving as Speaker of the Parliament and formerly as acting president. He served as Prime Minister of Vanuatu for nearly five years, first from 16 December 1991 to 21 December 1995 and again from 23 February 1996 to 30 September 1996. He was a member of the Union of Moderate Parties during his terms as prime minister, but now leads the Vanuatu Republican Party. He was the first Speaker of Parliament after independence, from July 1980 to November 1983, and also served in that capacity just before independence.


Khu mỏ Ko-niam-bô (Internet)

·         Koniambo (Cô- niam-bô). Mỏ kền lớn nhất vùng Tây Bắc Caledonie. Sau khi được nâng cấp đã được xếp hạng ngang tầm cỡ quốc tế. Thời nô lệ rất đông công nhân phu mộ VN làm việc tại đây.


Đông tiền giấy bạc 1.000 francs (10 đồng Đông dương) lưu hành ở Tân đảo từ năm 1944


Mr KUTER Commissaire Résident de France aux Nouvelles Hebrides

·         Kuter Commissaire-Resident de France (Chánh sứ Quýt-te). Nhậm chức chánh sứ Pháp tại Tân đảo từ năm 1940 đên năm 1947. Sau cuộc Tổng đình công của thợ thuyền VN do Việt nam Công đoàn tổ chức, Chánh sứ đã trực tiếp chỉ huy lính bảo an xông vào doanh trai VN số 2 Tagabe. Lục soát nhà ông Đồng Sỹ Hứa. Tịch thu máy in ấn Roneo, các giấy tờ và đồ dùng văn phòng, thu giữ cờ đỏ sao vàng và các ảnh lãnh tụ Hồ Chi Minh, Võ nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng v.v…
Khẩn trương yêu cầu chính phủ Pháp điều động chiến hạm Dumont d’Urville về Port Vila, Santo và Norsup để phô trương thanh thế, trấn áp tinh thần đấu tranh của người lao động VN.



Vần L.


Ông Bùi Như Lạc (mặc com-lê) và đội sư lân Trại VN số 3 Ba lăng Santo Tân đảo

·         Lạc (Bùi Như). Quê ở Tỉnh Hưng Yên. Còn gọi là ông “Lạc giò”, vì món giò lụa của ông ngon nổi tiếng ở Tân đảo. Ông cũng từng tham gia huấn luyên Đội Sư lân ở Santô. Làm ông bầu chỉ đạo đội Bóng đá Thanh niên Việt nam nổi tiếng của khu mỏ FORARI.



·         Lạc (Hoàng Vĩnh): Quê ở Hà nội. Nguyên là một Y sĩ Việt nam, một trong những quan chức Đông dương được biệt phái sang Tân đảo năm 1938 như một công chức thuộc địa Pháp, cùng thời vời ông Đồng Sỹ Hứa và ông Nguyễn Đức Thận. Ông được cử sang làm việc ở Norsup, phía Bắc đảo Ma-li-cô-lô thay thế bác sĩ người Pháp được thuyên chuyển đi nơi khác. Theo nguốn tin địa phương, năm 1943 ông đã bị mất tích trên đường đi làm việc. Con thuyền độc mộc chở ông đi chữa bệnh cho một người chủ đồn điền ở Sarmettre đã bị sóng lớn lật úp. (TLĐSH)

.
Tầu chở hàng La Bê-rui "La Perouse" (ảnh internet)
 
·         La Bê-rút (La Pérouse)  1923-1935. Con tầu thuộc hãng vận tải MM (Messageries Maritimes) do Hãng Ballande thuê để chuyên chở người phu mộ VN từ Hải phòng đến miền châu đại dương (Mélanésie) gồm Tân Thế giới (New Caledonia) và Tân đảo (New Hebrides). 


1944. Chiến hạm "La Grandiere" neo đậu tại cảng Canal Santo Tân đảo (Ảnh internet) 

·         La Grandiere (Chiến hạm). 1944. Cuộc tông đình công của người phu mộ VN tại đồn điền Launay trên đảo Santo nổ ra giữa lúc tầu chiến La Grandiere đang neo đậu tại Cảng Canal. Hai ông cầm đầu cuộc đình công là Hoàng văn Ái và Trần văn Mộc đã bị nhà chức trách địa phương bắt giam, nhốt trên con tầu này. Sau nhờ có sự can thiệp của ông Đồng sỹ Hứa và đại diện qua chwacs quân đội Mỹ tại đảo nên hai ông đã được thả tự do.

·         La-mập (LAMAP). Từ xa xưa, La-mập được coi là thủ phủ của hòn đảo lớn thứ hai ở Tân đảo sau đảo Santo. Một dải đất cao nho ra biển, nằm trong vịnh Poóc Xăng-đít (Port Sandwich) phía Nam của đảo này. Tại đây có Văn phòng Quyền uỷ Pháp, có nhà tù và trại lính Bảo an. Gần đấy có đồn điền dừa của Ca-riu (Cariou) và Mê-riô (Meriau). Mỗi đồn điền có khoảng từ 30 đến 40 phu mộ VN. Người ta kể lại rằng ở phía sau nhà Thờ La-mập có hơn chục ngôi mộ của người VN, không có nấm mồ, không bia mộ. Không biết rõ nguồn gốc sinh mệnh của những người này. Nhưng trong số đó có người tên Nguyễn Văn Thiết, một Y sĩ biệt phái sang đây từ những năm 1930.



·         Lai (người). Trước thười kì hồi hương năm 1963, người Việt nam ở Tân đảo lấy Tây, Tầu hoặc da mầu cũng có nhứng rất it. Đặc biệt là chỉ sau khi hồi hương việc người VN lấy người nước ngoài hoặc người bản địa đã trở thành phổ biến và bình thường trong cuộc sống cộng đồng ở đây.




·         Lăng-xông ( Đồn điền Lanson-Brossier Epi). Là một trong những đồn điền có diên tích canh tác trung binh từ 200 đến 300 héc-ta trong bông sơi, dừa, cà-phê, ca-cao tại phía nam đảo Ê-pi. Nổi tiếng vì ông Lăng-xông là chủ đồn điền đầu tiên ở Tân đảo về Việt nam trực tiếp  tuyển mộ 60 lao động không chính thức vào năm 1920 sang làm việc tại đảo Ê-pi.


·         Lay (Phùng văn Nay). Quê ở làng Kim sơn cũ nay là xã Tân trào Huyện Kiến Thụy Kiến an Hải phòng. Tên thật của ông là Xưa. Khi bị bắt đi phu vì ít tuổi nên ông anh tên Nay đã cho mượn thẻ căn cước. Nhưng do cách phát âm ngọng nên đã chuyển từ Nay sang Lay. Ông lấy vợ người địa phương ở làng Pô-nang-ghi-su phía Bắc đảo Efate. Sinh hạ được nhiều con cháu. Con trai cả là Maurice Phung đã về VN tìm được quê quán của bố đẻ.


Ông Đỗ Tích Lễ đứng đằng sau ông Đồng Sỹ Hưa bên cạnh cụ già Gạo cầm cờ

·         Lễ (Đỗ Tĩch). Quê ông ở Ninh Bình. Làm giáo viên trường Việt nam Công đoàn Tagabê. Đồng thời kiêm chức Phó Tổng Thư kí Hội Việt nam Công đoàn Tân đảo, thành viên trực thuộc Tổng Công hội Pháp C.G.T. (Confederation Generale du Travail de France). Cuối năm 1946, ông đã được cử sang Santô tổ chức lãnh đạo phong trào đình công, đòi quyền tự do tại đảo này. Ông đã bị chính quyền Pháp trục xuất cùng với các nhà lãnh đạo Công đoàn trên chuyến tầu Ville d’Amiens về Hải phòng năm 1947.


Thanh minh Tảo mộ tại Nghĩa trang Port Vila

·         Lễ hội. Cách đây hơn 50 năm,  Cộng đồng người VN ở Tân đảo nói chung và Thành phố Vila nói riêng, thường tổ chức long trọng những ngày Tết Nguyên đán, ngày Lễ mừng thọ sinh nhật Bác Hồ, Tuyên ngôn độc lập 2/9, thương binh Tử sĩ 27/7, Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Thanh minh Tảo mộ v.v…Thường có múa sư lân, múa rồng, thi đấu cờ người, thi ô-tô vượt chướng ngại, thi xe đạp, biểu diễn hát chèo, cải lương, ca kich. Ăn uống thi có phở bò, các loại bánh nếp, bánh tẻ, các loại giò nem v.v… Vui chơi giải trí có đánh cờ, tổ tôm, sóc đĩa, tam cúc v.v.. Rất vui. Có điểm đặc biệt là không thấy các loại rượu bia trong những ngày hội đó.



·         Liên Việt (Đoàn Thanh niên). Đoàn Thanh iên Hội Liên Việt được thành lập năm 1956. Gồm các anh chị : Trần Văn Bạch (Trưởng đoàn) – Trần Văn Thanh – Đinh Thị Tuyết – Nguyễn Thị Lý – Trịnh Thị Quý – Trịnh Quang Minh v.v…

 

·         Liên Việt Hội (Cộng Hoà).  Nguyên là Hội Cộng hoà được đổi tên thành Liên Việt năm 1952. Trụ sở chuyển lên nhà khum bên cạnh Ga-ra Valette. Cách trụ sở cũ khoảng 50 mét. Trường học Liên Việt lúc đó do thầy giao Trịnh Văn Thuật phụ trách. Từ năm 1958 do thầy giáo Bùi văn Quắc phụ trách. Sau năm 1950 ông Nguyễn Văn Mô làm Hội trưởng. Năm 1956 đến khi hồi hương do ông Trần Tich làm Hội trưởng. Hội Liên Việt là một tổ chức góp phần không nhỏ trong cuộc vận động bà con Việt kiều hồi hương về nước VNDCCH năm 1963-1964.



Liệt sĩ. Tác giả xin phép được trích đoạn bài thơ của Ngô Thái để tưởng niệm và vinh danh các chiến sĩ nguyên là Việt kiều Tân Thế giới Tân đảo đã hy sinh trên chiến trường tại Việt Nam



KHI PHÁCH HÀO HÙNG.
(Tri ân các anh hùng Liệt sĩ)

Chinh chiến một thời đã trải qua
Xông pha tuổi trẻ chẳng nề hà
Hy sinh  anh dũng cho dân tộc
Bất khuất  kiên trung bởi nước nhà
Khí phách ngàn thu còn toả sáng
Anh hùng  vạn thuở  mãi lan xa
Khí thiêng hội tụ hương hồn ngát
Rạng rỡ non sông dậy sắc hoa…!
25/7/2011
Ngô Thái


Ảnh của ông Henri Trần Chung

Sau này nếu tìm được ảnh sẽ đăng tải tiếp
Ghi chú: Trang đặc biệt dành cho các Liệt sỹ Niaoulis-Bouraos đã được đăng tải trên Blog Tân đảo Xưa và Nay. Xin kính mời quý vđón xem .

Xin mời quý vị bấm vào link dưới đây để mở trang Blog về TRI ÂN LIỆT SĨ :




Đọi Chiến thắng - ĐT Nguyễn văn Long đứng thứ hai bên trái

·         Long (Nguyễn văn). Sinh trưởng tại Port Vila Tân đảo. Đã từng làm đội trưởng Đội bóng đá “Chiến thắng” khu mỏ Forari Tham gia ban Văn nghệ Hội Liên Việt Port Vila.


 Chân dung cụ Trương Văn Long (Ảnh cho chị Lành Trương cung cấp)

Long (Trương Văn Long). Cụ sinh năm 1906. Quê quán ở Thông Trương lương - Xã Bảo Lý - Huyện Lý Nhân - Tỉnh Hà nam. Cđăng kí đi phu mộ sang Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu) năm 1936 trên chuyến tầu La Bê - rui. Cđược phân về làm việc Sở Phùa (Frouin). Sau khi mãn hạn 5 năm không có tầu vận chuyển giữa Tân đảo và Hải phòng. Cụ và gia đình đã làm nhà trên đất của cụ Phùa tại Lạc sần (Blacksand).
cđã từng làm nhiều nghề như: thợ nề, thợ mộc. Và đã từng tham gia ban Bảo vệ của Hội VNCNĐ ở Tagabe. Đến năm 1963 cđưa gia đình hồi hương về VN. Sau đó cđưa gia đinh đi làm kinh tế mới ở trên vùng Tuyên quang.

 



·         Lu-be (Père Loubière). Một cố đạo người Pháp thuộc dòng đạo Maristes ở Port Vila.  Đã làm phép rửa tội trước khi lên máy chém cho 6 người tử tù VN liên quan trong vụ án Malo Pass ở Santo năm 1929. Vào lúc 6 giờ sáng ngày 28/07/1931 tại Trại lính Bảo an Pháp bên cạnh nhà thương Tây và Nhà tù.




·         Lục (Trần viết).  Một phu mộ VN. Nghi can trong vụ ám sát tên chủ đồn điền khét tiếng tàn ác Na-tu-ren (Naturel Robert) ở đảo Ê pi. (Tư liệu DSH)



·          Luy-găng-vin (Luganville Santo). Thành phố lớn thứ hai ở Tân đảo sau Port Vila. Năm 1942 quân đội Mỹ đã đổ bộ vào Santo và xây dựng căn cứ quân sự lớn nhất vung Nam Thái Bình dương tại Luganville. Quân số đạt tới trên 200 ngàn quân. Xây dưng cảng quân sự ở Canal. Sân bay dã chiến v.v…


L’image contient peut-être : 1 personne

Ông Phạm văn Đức đến thăm ông Nguyễn văn Lượng tại Tuyên quang

Lượng (Nguyễn văn). Ông Nguyễn Văn Lượng là con trai ông Nguyễn văn Luận. Phu mộ chân đăng tại Nickel Noumea Tân Caledonie.  Ông sinh năm 1941, làm thợ điện tại nhà máy luyện kền (Nickel) ở Nouméa. Về nươc chuyến 2, cập cảng Hải Phòng ngày 10/2/1961. Công nhân điện, sau vì yêu cầu của tinh hình chung chuyển sang lái xe tải đến khi về hưu. Đã được bầu làm Đại biểu tỉnh Tuyên Quang. Và là Đại biểu  Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thống nhất khóa 1976-1981. Hiện vẫn mạnh khỏe và sinh sống tại Tuyên quang.


 Chân dung bà Hoàng thị Lý và hai con trai Andre và  Rémy

·         Lý (Hoàng Thị). Bà là cô con gái xinh đẹp của ông Hoàng đình Điền. Là người phụ nữ VN đầu tiên đã làm phép cưới chính thức với ông chủ đồn điền LG Frouin (Phùa) tại toà Thị chính Port Vila Tân đảo..


             
 



Tác giả Blog xin kính chào và trân trọng cảm ơn quý vị đã ghé thăm và chia sẻ.
Xin mời quý vị xem tiếp vần M N vào kì tiếp theo.
Để biêt thêm về Tân đảo cũ nay là Vanuatu. Xin mời quý vị bấm vào link này để xem hơn 2.000 ảnh của Jean van Jean:
http://www.panoramio.com/user/5191672


2 nhận xét:

  1. Kalolo (Ca lô lô). Tiếng khen ngợi thường dùng ở đảo Tân Caledonia
    Oh, kalolo...Mr Jean Van Jean!.

    Trả lờiXóa
  2. Hình như "Kakan (ca-can)" là để chỉ người đàn ông Nam dương thôi, còn họ gọi người phụ nữ là "bại i-u" phải ko anh ?

    Trả lờiXóa