DANH MỤC
(Répertoire)
Vê người Việt nam ở Tân đảo
và những địa danh, cơ sở liên quan.
Chân dung người Phu mộ ở Tân đảo
Biên soạn : Jean Van Son – Vanuatu
LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử của người phu mộ Bắc kỳ ở Tân đảo là một trong những trang sử hào hùng vẻ vang về cuộc sống tha phương của người lao động Việt nam ở Hải ngoại nói chung. Bởi vậy việc ghi chép lại tên tuổi và những địa danh, cơ sở liên quan trước và sau thời kì nô lệ của các bậc cha mẹ, chú bác tại nơi đất khách quê người là một việc làm cần thiết.
Kho tàng về các sự kiện lịch sử của người VN ở Tân đảo rất nhiều và phong phú. Đến nay, ngoài công trình của Cụ cố Đồng Sỹ Hứa qua cuốn « Từ Châu Đại dương về Việt nam » (De la Mélanésie au Viêt nam), còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác. Ở đây tác giả chỉ muốn nêu và hệ thống hoá những con người, những sự việc và sự kiện theo góc độ và cách nhìn nhận của chính bản thân mình dựa theo các tư liệu khác nhau cho dễ tìm, dễ đọc mà thôi.
Bản tập hợp Danh mục này có thể có những thiếu sót, nhầm lẫn nhất định. Bởi thế, tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến phê bình, đóng góp của nhiều người, đặc biệt của số anh chị em Việt kiều Tân đảo – Tân Thế giới thế hệ hai, ba đang sinh sống ở VN cũng như các nơi khác trên Thế giới.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả các chú bác, các anh chị em và bạn bè xa gần đã chú ý theo dõi.
Tài liệu tham khảo:
- Tư liệu của cụ cố Đồng Sỹ Hứa.
- Tư liệu trên trang Wikpedia về Tân đảo New Hebrides/Vanuatu.
- Tư liệu của Virginia RIOU và Patrick O’REILLY.
- Les Nouvelles Caledoniennes
- Blog Café, The, La Soupe cuả BUI Hiệp
- Blog Tiebaghi A.1719 cuả BUI Hiệp.
Sắp xếp: theo thứ tự vần ABC.
Kí tự viết tắt: ĐSH = Đồng Sỹ Hứa. ĐT = Đội trưởng. HLV = Huấn luyện viên. TM = Thủ môn
TT = Từ trần. VNCNĐTĐ = Việt Nam Công Nông Đoàn Tân đảo.
LĐAHVN = Liên đoàn Ái hữu Việt nam. USV = Union Sportive Vietnamienne
N.H. = Nouvelles-Hébrides (Tân đảo cũ nay là Vanuatu)
N.C. = Nouvelle Calédonie (Tân thế giới cũ nay là Tân đảo mới)
30/6/1946. Người phu mộ làm cách mạng tại Port Vila Tân đảo.
Hội Liên đoàn Ái hữu do cụ Đặng Long Hưởng sáng lập và lãnh đạo.
Từ trái có các cụ: Trần Tích - Vũ văn Tám - Đặng Long Hưởng - Trịnh Thông - Hoàng Xuân Khất (cầm cờ) - Đồng Sỹ Hứa - Nguyễn đắc Cát (Cầm cặp da) - Bùi Gia Dzự - Hoàng Bách - Vũ văn Mạo.
· Cách mạng (tại Tân đảo). Sự có mặt của Quân đội Hoa kì ở Tân đảo từ những năm 1943-1944 đã dấy lên phong trào đoàn kết keo sơn trong khối cộng đồng người VN tại đảo Efate. Khởi đầu bằng sự hình thành Long vân Khánh hội tức Hội múa rồng sư tử trong đồn điền Bladinieres. Liền sau đó là Hội Liên đoàn Ái hữu do ông Đặng Long Hưởng sáng lập và lãnh đạo. Dẫn đến việc kéo cớ đỏ sao vàng tại Thủ phủ Port Vila ngày 30/06/1946.
Ảnh chụp một ông Cai và gia đình tại đồn điền PRNH Norsup MalicolloCai kí. Trong các đồn điền hoặc min mỏ ở Tân đảo - Tân
Thế giới, đều có các loại nhân viên gọi là cai kí hoặc đốc công. Là những người
được điền chủ hoặc chủ tuyển mỏ trực tiếp hoặc lựa chọn trong hàng ngũ những
người lao động biết tiếng Pháp để thay chủ điều hành giám sát mọi công việc. Họ
được trao quyền hạn rất lớn. Một số cai kí mẫn cán đã thực hiện nhiệm vụ vượt
quá quyền hạn, bị công nhân phản đối hoặc
tổ chức ám sát thủ tiêu. Như vụ Cai T. ở đồn điền Ăng-ghền (Hagel) đảo Santo năm
1945.
Cây ca cao và thanh sô-cô-la
Ca-cao
(Cacao). Là một loại cây công nghiệp lâu năm vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới. Người công nhân phu mộ VN đến Tân đảo khai phá rừng hoang để trồng
loại cây này. Chủ yếu để lấy hạt phươi khô làm nguyên liệu chễ biến gia vị và đặc
biệt là sô-cô-la. Cây cao khoảng 8 mét, ra quả quanh năm. Để tránh nạn chuột ăn
ca-cao, các chủ đồn điền trồng ca-cao và cà-phê ở Tân đảo đã phải nuôi rắn để bảo
vệ rừng ca-cao.
Cá mòi (harengs)
Cá mòi (bone
fish). Là một lo cá thuộc dòng cá trích, có nhiều xương. Thịt
thơm ngon. Một đàn cá mòi có thể đông tới mấy ngàn con. Cá mòi to hơm bàn tay, có
thể nặng từ 300 đến 350g một con. Ngon nhất là làm món gỏi cá mòi hoặc trộn
sa-lát kiểu tai-siềng. Kho nhừ hoặc chiên dòn ngon tuyệt. Những năm 1960, anh
Dũng thả lưới bắt cả mấy tạ. Bán ở tỉnh chả ai mua. Đem vào trại Tagabe cho
không cũng chả ai thèm lấy. Phải bỏ lên thuyền mang ra tận Cà pháo. là một
loài cây lâu năm thuộc họ Cà (Solanaceae),
nhưng thường được trồng lấy quả sử dụng làm rau ăn trong ẩm thực ở nhiều nước
trên thế giới như là cây một năm. Về phân loại thực vật học của cây này hiện
chưa có sự thống nhất cao trong các tài liệu nhưng hầu hết đều xếp nó là
một biến chủng của
loài cà tím (danh pháp hai phần: S.
melongena), một số lại xếp nó thành một loài riêng.
Cà pháo có thể được trồng ở độ cao đến 600 m. Ở Việt Nam, nó có
thể trồng làm hai vụ: vụ sớm gieo hạt vào tháng 7 - tháng 8, thu hoạch vào
tháng 11 – 12; vụ chính gieo hạt vào tháng 11 - tháng 12, thu hoạch quả vào
tháng 3 – tháng 5 Ở Việt Nam, hầu
như chỉ có quả được sử dụng trong ẩm thực, phổ biến nhất là muối chua (muối nén
hoặc muối nước), muối xổi. Tuy vậy nhiều người tin rằng cà là món ăn có thể ảnh
hưởng không tốt đến sức khoẻ nên thường không ăn cà khi thể trạng yếu hoặc bị
bệnh.
cửa vịnh để vứt đi.
Thật tiếc. Bây giờ bói cũng chả thấy một con.
Cá ruộiCá ruội. Là một loại cá thân nhỏ chứa hàm lượng Omega 3 rất cao. Có cả chất sắt (4,5mg trong 100gr). Giầu vitamin B3 (11,3mg trong 100gr) và D (11mg trong 100gr). Phơi khô, chiên dòn hoặc kho đều thơm ngon. Ở Tân đảo, cá ruội thường xuất hiện vào mùa thu đông.
Cây và quả cà-phê
Cà-phê
(café). Cà
phê (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp: café [/kafe/])[2] là
một loại thức uống được
ủ từ hạt cà phê rang,
lấy từ quả của cây cà phê.
Các giống cây cà phê được bắt nguồn từ vùng nhiệt đới
châu Phi và các vùng Madagascar, Comoros, Mauritius và Réunion trên
các khu vực thuộc đường xích
đạo.[3] Giống cây này được xuất
khẩu từ châu Phi tới các nước trên thế giới và hiện nay đã được trồng tại tổng
cộng hơn 70 quốc gia, chủ yếu là các khu vực nằm
gần đường xích đạo thuộc châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ và châu Phi. Hai giống
cà phê được trồng phổ biến nhất là cà phê chè, và cà phê vối. Sau khi chín, quả cà phê sẽ
được hái, chế biến và phơi khô. Hạt cà phê khô sẽ được rang trong nhiều điều
kiện nhiệt độ khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu thị hiếu. Hạt cà phê sau khi
rang sẽ được đem đi xay và ủ với nước sôi để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống. Người
phu mộ VN đến Tân đảo khai phá rừng để trồng cây cà-phê, ca-cao và dừa. Cà-phê có thể trồng xen
kẽ với các hàng dừa. Ở Tân đảo, cà-phê ngon nhất được trồng ở đảo Tanna. Có
thương hiệu là “café Tanna”.cá mòi nào.
Cà pháo
Cà pháo. là một
loài cây lâu năm thuộc họ Cà (Solanaceae),
nhưng thường được trồng lấy quả sử dụng làm rau ăn trong ẩm thực ở nhiều nước
trên thế giới như là cây một năm. Về phân loại thực vật học của cây này hiện
chưa có sự thống nhất cao trong các tài liệu nhưng hầu hết đều xếp nó là
một biến chủng của
loài cà tím (danh pháp hai phần: S.
melongena), một số lại xếp nó thành một loài riêng.
Cà pháo có thể được trồng ở độ cao đến 600 m. Ở Việt Nam, nó có
thể trồng làm hai vụ: vụ sớm gieo hạt vào tháng 7 - tháng 8, thu hoạch vào
tháng 11 – 12; vụ chính gieo hạt vào tháng 11 - tháng 12, thu hoạch quả vào
tháng 3 – tháng 5 Ở Việt Nam, hầu
như chỉ có quả được sử dụng trong ẩm thực, phổ biến nhất là muối chua (muối nén
hoặc muối nước), muối xổi. Tuy vậy nhiều người tin rằng cà là món ăn có thể ảnh
hưởng không tốt đến sức khoẻ nên thường không ăn cà khi thể trạng yếu hoặc bị
bệnh.
Patton Hospital. Nhà thương Ăng-lê trên đảo Iririki
· Cai Son (Nguyễn Văn Son). Tên thường gọi của cụ Nguyễn Văn Son (1890-1946). Quê quán tại Xã Hải thanh - Huyện Hải hậu - Tỉnh Nam định. Năm 1914, cụ bị bắt vào lính khố xanh xung vào quân đội thuộc địa đưa sang Pháp đánh nhau với quân Đức. Đồn trú ở Tỉnh Carcassone miền Nam nước Pháp. Sau đình chiến năm 1918, cụ được thăng lon cai (caporal). Hồi hương năm 1920. Nhà nghèo không có ruộng đất, cụ đăng kí đi phu mộ sang Tân đảo năm 1923, làm phu đồn điền ở Sở Belloc bên cạnh Bô-li-giáp (Pointe du Diable). Hết hạn 5 năm, cụ trở về VN. Cụ đăng kí đi phu mộ khóa 2 đưa vợ con trở lại Tân đảo năm 1928. Năm1946, cụ là một trong những người đầu tiên ủng hộ việc bầu ông Đòng Sỹ Hứa làm Chủ toạ cuộc mít tinh lớn và kéo cờ đỏ sao vàng tại Thủ phủ Port Vila ngày 30/06/1946.
Ngày 26/09/1946, cụ Cai Son mất tại Nhà thương làm phúc có tên Patton Hospital bên đảo Ăng-lê tức đảo Iririki.
Nhà tù ở Port Vila Tân đảo
· Ca-la-bụt (Tiếng Bồ đào Nha Kalabus). Tên gọi nhà tù, trại giam ở Tân đảo. Các cụ phu mộ VN thường hay goi là đi ca-la-buột tức đi tù.
Bản đồ Tân Thế giới (New Caledonia) nay là Tân đảo.
· Ca-lê-đô-ni (Tân Thế giới). Nguyên là thuộc địa của Pháp từ thế kỉ 18. Hình thon dài như điếu xì-gà. Rộng chừng 50 km, dài trên 400 km. Giầu thứ nhì Thế giới về quặng Ni-ken. Bây giờ là lãnh thổ cuả Pháp ở Hải ngoại với số dân khoảng trên 260.000 người. Dân tộc Kanak 90%. Còn lại là Pháp, Java. Người Việt có trên dưới 4.000 người. Người Việt có mặt sớm nhất tại đây năm 1891. Là những tù chính trị bị lưu đầy và thuyên chuyển từ nhà tù Côn đảo tới. Thu nhập GDP đứng thứ ba trong vùng với 32.000 US Dollard/người.
Hình ảnh về Nhà chí sĩ Cả Lê và gia đình của cụ tại Noumea Tân Caledonie (Báo N.C)
Cả Lê (Calé) (Lê Ngọc Đoàn). Nhà chí sĩ yêu nước Việt nam bị bắt giam và lưu đầy sang Tân Caledonie.
Trích đoạn bài viết của ông Louis Cale viết về Tiểu sử
cuẩ chí sĩ yêu nước Cả-Lê như sau:
“Tên thật của thân phụ chúng tôi là Lê Mạnh Đoàn. Vì là
con cả trong gia đình nên được gọi là Cả. Sau này trở thành Cả Lê. Khi bắt đầu
hoạt động chính trị ông đã đổi tên thành Lê Ngọc Liên. Người ta quen gọi là
Calé.
Ông bị bắt giam tại Hỏa lò cùng với một cộng tác viên
khác tên là Phan Tuấn Phong sau vụ ném lựu đạn giết mấy sĩ quan Pháp tại sân
thượng KS Hanoi. Ngày 5/9/1913, ông và một số người khác đã bị đưa đi đầy trên
chuyến tầu Caledonien. Tới Noumea Tân Caledonie ngày 16/5/1914. Bị giam ở đảo
Brun 2 năm, sau đó chuyển về trại giam ở đảo Mare. Ông được đặc cách sinh hoạt
ngoài trại giam làm nghề chụp ảnh và viết báo. Năm 1924 ông được xóa án. Ông đã
xây dưng phòng chụp ảnh với tên “Cale studio”. Ông mất năm 1942, thọ 62 tuổi”.
Cảng Canal Santo - nơi bà con VK lên tầu Eastern Queen về VN
· Cảng Canal du Segond. Cảng Canal là bến tầu lớn nhất ở Tân đảo lúc bấy giờ do quân đội
Mỹ xây dưng từ những năm 1942, nằm ngay trên eo Canal du Segond. Năm 1963-1964, con tầu Eastern Queen tức Hoàng hậu Phương đông đã áp mạn vào Cảng này để chở bà con Việt kiều Santo về Hải phòng.
Cảng Noumea - Nơi bà con VK lên tầu hồi hương
· Cảng Nouméa New Caledonia. Cảng chính lớn nhất cuả thủ phủ Noumea. Nơi đã từng chứng kiến hàng vạn người dân phu mộ VN đến làm công nhân trong các khu mỏ kền. Và cũng từ đây lên đường trờ lại Hải phòng sau khi hết hạn hợp đồng 5 năm. Đặc biệt là nơi tập trung hồi hương về Hải phòng cuả gần 1 vạn bà con Việt kiều tại bến Cảng này những năm 1960-1964.
· Cao (Lê đình). Một đốc-công người VN. Đã từng vận động phu mộ không tham gia biểu tình đình công tại các đồn điền ở đảo Santô. (tư liệu ĐSH)
· Cảnh vệ (Ban) – Force de l’ordre. Ngay từ buổi mít-tinh lớn hôm 30/06/1946, Hội Liên đoàn Ái hữu đã tổ chức thành lập ban Cảnh vệ nhằm mục đích giữ gìn trật tự, bảo vệ an toàn cho các lãnh đạo, chống lại sự phá rối của nhà chức trách địa phương v.v... Trưởng ban Cảnh vệ hồi ấy là ông Nguyễn viết Đoản hay ông Binh Đoản. Cành vệ binh gồm đa số là các cựu chiến binh đã tững tham gia chiến tranh chống Đức ở Pháp trong Thế chiến 1. Như các ông binh Đoản, binh Quả, binh Nắp, binh Quán, binh Bằng, binh Đảng, binh Dụ v.v...Sau khi thành lập khu trại tập trung ở Tagabê lấy tên là Trại VN số 2, ông Đỗ Tích Lễ đã làm trưởng ban kiêm giáo viên cho đến ngày bị trục xuất năm 1947.
1946. Ông Nguyễn Đắc Cát - Thủ quỹ của Hôi Liên đoàn Ái hữu VN là người cầm chiếc cặp da đứng bên cạnh ông Đồng Sý Hứa.
· Cát (Nguyễn Đắc). Quê ở Nam định. Ông làm việc ở Câu lạc bộ Cercle Civil ở Port Vila. Được cử làm Thủ quỹ đầu tiên của Hôi Liên đoàn Ái Hữu VN tại Thủ phủ Port Vila. Sau khi chia tách, một bộ phận trở thành Việt nam Công đoàn Tân đảo. Ông và gia đình đã bị Chính quyền Pháp tại địa phương trục xuất về Hải phòng trên con tầu Ville d’Amiens cùng với gia đình cụ Đồng Sỹ Hứa và các cán bộ chủ chốt của Việt nam Công đoàn Tagabê. (Tư liệu ĐSH)
Quốc khánh Pháp 14/7 tại Tòa Công sứ Pháp Port Vila . Dự tiệc coktail do chánh sứ Pháp chiêu đãi.
Đại biểu người VN. Từ trái gồm có các ông: Trần Tích - Thầy giáo Trịnh Văn Thuật - ông Nguyễn Văn Đại và ông Georges MILNE người Pháp.
· Cát-tó giết dê (14 Juillet). Ngày Lễ quốc khánh Pháp 14/07. Hồi xưa, hàng năm cứ đến ngày 14/07, nhà chức trách Pháp tổ chức mừng Lễ quốc khành của họ ở Thủ đô Port Vila. Có nhiều trò chơi giải trí như : cá ngựa (course aux chevaux), treo giải trên cột cây nêu bôi đầy mỡ, đuổi bắt lợn dưới nước tại cầu xéc (cercle civil). Vui nhất có lẽ là môn bịt mắt bắt dê. Mỗi lần bị dê húc ngã ngửa, khán giả vỗ tay reo ầm ĩ. Có người may mắn chộp được dê đem về giết thịt, làm tái và tiết canh vô cùng hấp dẫn. Từ đó có câu : « cát-tó giết dê»… (Cát-tó = quatorze = 14 - Juillet đọc duy-dê = giết dê).
· Cặc bò Roi gân bò (Nerf de boeuf). Hầu hết trong các đồn điền thời kì nô lệ, từ chủ đến các cai kí đều sử dụng cặc bò hoặc roi tết bằng da bò để đánh người lao động VN về các tội: trễ nải, chây lười, làm việc chậm, caĩ vã. Hoặc vô cớ, cứ ngứa tay là đánh.
Sân bay dã chiến của Quân đội Hoa kì ở Bladiniere
· Cặp-tên (Captain Bauer). Sở Cặp-tên tại đồn điền Bladinieres. Năm 1942, Quân đội Hoa kì đã đổ bộ vào các đảo Santo, Tanna và Efate nhằm ngăn chặn Quân đội Nhật hoàng từ Solomon tràn xuống phía Nam quân đảo New Hebrides. Ở Efate, họ xây dựng sân bay dã chiến ở Si-vi-ri và đồn điền Bladinieres do Captain Bauer chỉ huy. Sau ông này đã được thăng chức thiếu tá và bị tử vong trong trận không chiến với Nhật ngay trên bầu trời Solomon. Để tưởng nhớ công lao của ông, người ta đặt tên sân bay tại Bladinieres là Bauerfield. Mà người Việt nam lại quen gọi là Sở Cặp-tên.
Cho đến nay sân bay Bauerfield đã trở thành sân bay Quốc tế của Vanuatu. Được mỏ rộng, nâng cấp đón nhận các loại máy bay lớn như Boeng 737 và 727 hạ cánh an toàn.
Ông Nguyễn văn Cân - người mặc áo mầu đen thủ môn Đội bóng đá trung niên Tagabe Tân đảo,
· Cân (Nguyễn Văn). Một trong những người lái xe lâu năm cuả Hội VNCNĐ ở Tagabê. Chuyên lái chiếc xe Citroen thùng đưa học sinh ở Trại Tagabê đi học trường Pháp và đón học sinh vào học tại trường VN ở Tagabê. Năm 1964, ông hồi hương về VN, đi xây dựng kinh tế mới ở Hà tuyên <Tuyên quang>.
· Cận (Phạm Văn). Quê ở Kiến xương Thái bình. Nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, chủ hiệu ảnh nổi tiếng “Stella Photo” ở Port Vila. Sau chuyển sang định cư ở Noumea New Caledonia.
Cầu Hải quan (Douanes) nơi bà con VK tập kết hồi hương về VN
· Cầu Đoan (Hải quan). Địa điểm tập kết Hồi hương năm 1963. Hồi đó, ở Port Vila chưa có Cảng cho loại tầu lớn áp mạn phải neo đậu trong Vịnh. Xuồng máy áp mạn tầu đón khách Du lịch vào đất liền và đưa trả khách ra tầu. Bà con Việt kiều hồi hương tập kết ở bãi chợ để làm thủ tục qua Trạm Hải quan ở cầu tầu để xuống sà-lan tăng-bo ra tầu Eastern Queen neo đậu giữa Vịnh. Gặp phải hôm sóng to gió lớn rất vất vả và vô cùng nguy hiểm.
Cây cầu Xéc (Cercle Civil) ở Port Vila Cầu xéc (Cercle
civil). Là cầu tầu được xây dựng sát cạnh Câu lạc bộ hỗn hợp của
Pháp và Anh cho nên có tên cầu cảng xéc. Là nơi mà các loại tầu buôn nhỏ áp mạn
và bốc dỡ hàng hóa. Đồng thời, nơi đây cũng là di tích lịch sử mà số công nhân
phu mộ Bắc kì theo hợp đồng lao động chính thức đã bước chân lên mảnh đất Tân đảo
lần đầu tiên qua cây cầu này.
· Thẻ Hội viên VNCNĐ TĐ - thành viên của Tổng Công hội Pháp C.G.T.
CGT (Confédération Générale du Travail). Tổng Công Hội Lao động Pháp. Hội Việt nam Công Nông Đoàn là môđt thành viên cuả C.G.T. từ năm 1946. Hội viên cuả VNCNĐ đều được cấp thẻ Hội viên và đóng tiền nguyệt phí. CGT thường xuyên gửi thông tin, báo chí. Là một cơ quan luôn quan tâm và bảo vệ quyền lợi cuả người lao động VN tại Tân đảo.
Đức Cha Loubiere
· Cha Lu-be (Père Loubière). Một cha đạo dòng Maristes ở Port Vila Tân đảo. Ngày 28/07/1931 đã làm lễ “rửa tội” cho ̉6 tử tù VN liên quan trong vụ án Malo-Pass ở đảo Santo. Mỗi tử tù được cha Lu-be đọc đoạn kinh sám hối và đưa cây thánh giá vào môi tử tù, trước khi lên máy chém đặt ở trại lính Bảo an bên cạnh nhà tù.
· Chánh sứ Pháp (Commissaire Resident de France): Bản tổng hợp Tên các vị Chánh sứ Pháp ở Tân đảo trong suốt thời kì người phu mộ VN đến làm việc tại đây. Chính thức từ 1923 cho đến khi có cuộc Hồi hương lịch sử năm 1964 :
Từ 1921 – 1929 : Joseph d’Arboussier. Từ 1929 – 1930 : Joseph Thaly.
Từ 1930 – 1931 : Georges Troney. Từ 1931 – 1933 : Antoine Louis Carlotti.
Từ 1933 – 1940 : Henri Sautot. Từ 1940 – 1947 : Henri Kuter.
Từ 1947 – 1949 : André Ménard. Từ 1949 – 1958 : Pierre André Jean Anthonioz.
Từ 1958 – 1959 : Favrau. Từ 1959 – 1960 : André Marie Théodore Bijon. Từ 1961 – 1965 : Maurice Charles Jules Delaunay.
Cụm tượng đài Chân đăng ở Thủ đô Noumea Tân Caledonie
và bìa cuốn tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của Nhà văn Jean Vanmai
"Chân đăng" và "Người con của Chân đăng". Tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng
của nhà văn Jean Vanmai - Việt kiều Tân Caledonie
đã đoạt giải thưởng văn học "ASIE" 1981 và "AREMBO" 2017.
· Chân đăng (chan dang). Không rõ nguồn gốc của cụm từ « chân đăng » xuất xứ từ đâu. Vì không tìm thấy trong từ điển. Người Tây họ dịch là « pieds liés ». Chân là pieds và đăng là liés. Có nghĩa là chân bị trói, ám chỉ là bị ràng buộc. Hoặc là “engagés” tức tình nguyện kí kết giao kèo. Người VN ở TTG giải thích câu chân đăng là do hết hạn hợp đồng 5 năm, người lao động không có tiền hồi hương phải đăng kí tiếp hợp đồng khoá hai, khoá ba ở lại tiếp tục làm việc cho chủ. Như vậy cũng sát nghĩa với câu chân bị trói.
a.
Chúng ta đều đã biết rằng cụm từ “chân đăng” trước đến
nay không tìm thấy trong các bộ sách từ
điển. Nó đã được nhiều học giả ở NC dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp với chân là “pieds” và đăng là “liés”. “pieds liés”
đồng nghĩa với đôi chân bị trói buộc hoặc
là “pieds engagés”. Có người còn dịch là “pieds dans l’étrier” tức chân
sỏ vào bàn đạp của yên ngựa. Bởi vậy, từ trước đến nay, người ta vẫn quan niệm “chân
đăng” có nghĩa là không có lối thoát, nên tự đặt cho mình cái tên này.
b. Trên thực tế
nếu dịch từng chữ theo ngôn ngữ của từ điển online Việt Hán Nôm thì chữ “chân” có nghĩa là một sự việc có thực, là chính thức, là hợp pháp
(vrai, légal, officiel). Chữ Hán真实 = Thật thà,
chất phác. Chữ nôm = 真chân thực.
c.
Chữ “đăng” theo từ điển online Việt Hán Nôm có nghĩa là ghi vào sổ
sách, viết trên báo chí (enregistré, publié). Tóm lại “chân đăng” là ghi tên
chính thức vào một văn bản nào đó. (Enregistrement officiel). Và kí kết hợp đồng
chính thức đi lao động là signé un contrat de travail officiel. Chữ hán 登记 = đăng kí, Ghi
chép. Chữ nôm
登= đăng tải.
d.
Theo nguồn tin về bài viết dưới đây thì năm 1891, do thiếu
hụt nhân công trầm trọng nên Bộ máy thuộc địa của Pháp đã chính thức đưa 800 tù
nhân ở Côn đảo sang Tân Caledonie để làm việc khổ sai trong các sở mỏ. Như
chúng ta đã biết là trước đây họ cũng đã đưa rất nhiều tù nhân VN sang Guyane
Nam mỹ, sang đảo Réunion châu Phi, sang đảo Marquises thuộc Polynesia và các
nơi khác. Năm 1891 mới chỉ là chuyến thử nghiệm đầu tiên, sau đó đã có nhiều chuyến
tầu tiếp theo với hàng ngàn tù nhân người Việt và các nước thuộc Pháp khác đến
làm việc tại New Caledonia. Và họ gọi đó là nhân công tội phạm hoặc phạm pháp (main-d’oeuvre
pénale). Nếu có điều kiện, mời quý vị quá bộ đến Trung tâm
lưu trữ Quốc gia số 1 tại địa chỉ 5, Vũ Phạm Hàm Cầu giấy Hà nội. Quý vị có
thể truy tìm danh sách đầy đủ của những tù nhân bị thuyên chuyển từ nhà tù Côn đảo (Poulo Condor) sang cấm cố
tại New Caledonia từ năm 1891 và những năm khác nữa.
e.
Đến năm 1921 mới có chuyến tầu đầu tiên chở 550 người lao
động theo diện hợp đồng chính thức (engagés sous-contrat officiel) La
main-d'œuvre légale tonkinoise en Calédonie đến Nouméa.
Trong số này có 405 người dành cho NC và 145 người dành cho đồn điền De Béchade
Santo Nouvelles Hebrides. Từ đó, có giả thiết cho rằng: ở Nouméa người ta đã đặt
cái tên cho người lao động theo hợp đồng chính thức là “chân đăng” để phân biệt
với những người bị cưỡng bức lao động là phạm nhân mang án tù khổ sai Main-d'œuvre
pénale annamite et tonkinoise en Nouvelle Caledonie bị thuyên
chuyển từ Côn đảo sang lưu đầy cấm cố ở NC từ năm 1891 đang làm việc trong các
sở mỏ lúc bấy giờ.
Cỗ Máy chém - La guillotine
· Chém (Máy chém) - La Guillotine. Theo dòng Lịch sử thì cỗ máy chém chặt đầu 6 vị phu mộ VN ở Tân đảo ngày 28/07/1931 sau vụ án Chevalier. Đã từng có vinh dự chặt bay đầu Vua Louis XVI và có thể cả cái đầu cuả Thủ lĩnh Robespierre nữa. Trước khi vượt chặng đường dài trên 22 ngàn km đến Noumea Tân Thế giới thực hiện tiếp việc xử trảm hàng trăm tử tù khác tại đây. Hiện vật còn trưng bầy ở Phòng Triển lãm Noumea.
Đội Chèo Ca kịch Thanh niên Tagabe do Thê Tân phụ trách
· Chèo – Cải lương. Không rõ đội chèo – cải lương ra đời từ bao giờ. Nhưng từ năm 1954 người ta đa được xem biểu diễn các vở chèo như Điêu Thuyền Hí Lã Bố, Triệu Tử Long phò A đẩu v.v.. Cải lương có các vở Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Lưu Bình Dương Lễ... Do các ông: kép Rĩnh, ông bà Biến, ông Tác, ông Tẩm, ông Tịch, ông Viết v.v... chủ trì. Sau đó có nhiều anh chị em thanh niên tham gia diễn xuất như anh Thọ, chị Lan, chi Khánh, anh Quế, chị Gái, chị Hằng, anh Tốt v.v...
Đội bóng đá Chiến thắng của Khu mỏ Forari
· Chiến Thắng (Đội bóng đái). 1960-1963. Đội bóng đá được xây dựng trong Khu mỏ FORARI, cách thành phố Vila khoảng trên 60 km. Hầu hết là anh em thanh niên làm việc tại khu mỏ, gồm có : Nguyễn Văn Long (ĐT) - Vũ văn Nghếch – Bùi Thành – Đặng Xuyên – Quách Huân – Phạm Hoành – Văn Uyên - Đinh Ngảnh – Tăng văn Thu – Định Mê-lê và ông bầu Bùi Như Lạc.
Ngôi mộ ông Trần Văn Chùa Tại Nghĩa trang người Việt nam ở Port Vila Vanuatu
Chim gù (Notou hoặc Nawimba). Là một loại chim rừng có bộ lông mầu ghi hồng ở bụng. Cánh và đuôi mầu xanh lơ sẫm. Hai chân mầu đỏ sẫm. Nặng từ 350gr đến 450gr. Thịt thơm ngon đậm đà hương vị.
Chim xanh (Pigeon vert hoặc Green pidgeon). Cũng là loại chim rừng lông mẫu xanh lá cây. Chân mầu đỏ sẫm. Nhỏ hơn chim gù. Nặng khoảng 300gr. Thịt mệm và thơm ngon hơn chim gù.
· Chùa (Trần văn). Tạ thế năm 1946. Cụ theo đạo Thiên chúa. Nhưng ngôi mộ cuả cụ to và đẹp nhất do được xây theo kiều một ngôi chùa thật khang trang. Tại Nghiã trang người VN tại Port Vila Tân đảo.
Thầy giáo Chúc và Hội Trống Ngũ lôi Nhà thờ Giáo xứ Thiên môn Port Vila Tân đảo
· Chúc (Trần hữu). Là một trong số thầy giáo đầu tiên dậy tiếng Việt tại trường Công giáo VN ở Port Vila từ năm 1954 ở Tân đảo. Thầy cũng là một trong những tay trống ngũ lôi cự phách thời kí đó kiêm huấn luyện viên của Hôi trỗng Ngũ lôi Thanh thiếu niên của Nhà thờ Giao xứ Thiên môn.
Đồn điền dừa Cô-lạc-đô nhìn từ phía nhà thương ăng-lê
· Cô-lạc-đô (Colardeau). Đồn điền cuả dòng họ Cô-lạc-đô (Colardeau) nằm giáp trung tâm Thành phố Vila. Người phu mộ làm việc tại đây có phần dễ thở hơn các đồn điền xa. Rộng hàng mấy chục héc-ta. Dừa được trồng tới sát mép thành phố lúc bấy giờ. Trải dài xuống tận khu Biền hồ (Lagon). Ông Lưu đình Ngạn và gia đình cũng làm việc tại đây. Ông là một trong những người hoạt động cách mạng đầu tiên ở đây. Ông và gia đình đã bị trục xuất về VN cùng với ông Đồng sỹ Hứa năm1947 trên chuyến tầu Vin-đa-miêng (Ville d’Amiens). Hiện nay trục đường lớn chạy từ ngã ba đi Tê-u-ma tới Siêu thị Au Bon Marche mang tên ông chủ đất cũ: Avenue Colardeau.
Tầu quân sự Mỹ S/S President Coolidge
· Cô-lít-dơ (Tầu President Coolidge). Năm 1942, con tầu quân sự lớn của Quân đội Mĩ khi tiến vào eo biển Canal du Segond đã bị dính thủy lôi của chính họ và bị chìm. Hôm đó trên tấu chở hơn 5 ngàn lính thủy đánh bộ Huê kì nhưng chỉ có 1 sĩ quan và 1 thủy thủ bị tử vong. Bây giờ địa điểm này trở thành nổi tiếng thu hút hàng chục ngàn khách du lịchThế giới.
· Con-cóc (tầu Concorde). Tầu nhỏ thuộc quản lí của Chánh sứ Pháp. Được đóng bằng gỗ dài khoảng 15 mét, rông gần 5 mét. Làm con thoi chở thư từ, hàng hoá, hành khách đến các đảo hẻo lánh phía Bắc Tân đảo. Thuyền trưởng là ông Narcisse Cugola và Máy trưởng là ông Trần văn Bằng.
Hội quán Công nông đoàn Tagabe
· Công đoàn Việt nam (Syndicat Vietnamien). (Hội VNCNĐ). Sau khi Hội Liên đoàn Ái hữu bị chia tách. Một phái do ông Đặng Long Hưởng lãnh đạo đặt tên là Hội Cộng hòa. Một phái được thành lập cuối năm 1946 do ông Đồng Sỹ Hứa lãnh đạo có tên là Liên hiệp Thợ thuyền VN tại Tân đảo. Sau đổi tên là Việt nam Công đoàn. Gồm hơn hai ngàn hội viên Vila và Santô. Chủ trương đấu tranh đòi tầu hồi hương về VN và quyền bình đẳng tự do bằng thị uy. Đến năm 1950, đổi tên là Việt Nam Công Nông Đoàn Tân đảo. Tồn tại cho đến đầu năm 1964 sau chuyến tầu hồi hương cuối cùng. Hoạt động cuả Hội rất đa dạng:
1. Tổ chức khu định cư tập thể (phalanstère). Mỗi gia đình hay cá nhân tức giai một đều được phân chia một phần đát canh tác hoặc chăn nuôi.
2. Xây dựng Trường học đồng thời là Hội quán sử dụng cho việc hội họp, vui chơi giải trí.
3. Xây dựng Trụ sở văn phòng cuả Hội. Có Hội Phụ nữ, Đội Cảnh vệ, Đoàn Thanh niên, Ban Văn nghệ, Đội chèo, Ban Thể dục Thể thao, Ban Đại biểu v.v...
Cộng đồng Công giáo Việt nam tại Port Vila
· Công giáo VN tại Port Vila. Cộng đồng công giáo VN ở Port Vila là một trong những tổ chức Hội đoàn ra đời sơm nhất ở Tân đảo. Đã có công xây dựng Cổng chào tại Thánh đường Mê-lê từ năm 1944. Cổng chào và Lễ đài tưởng niệm tại Nghĩa trang Công giáo Port Vila. Xây dựng trường học và Giáo xứ Thiên môn. Từ năm 1955 chia thành hai phái. Môt phần theo Cha Nguyễn Năng Vịnh chống đối lại VNCNĐ và Liên Việt. Đa số đã hồi hương về Hải phòng.
Hội quán Công nhân Tân Thế giới
· Công nhân Việt nam TTG. Hội đoàn cuả cộng đồng người VN đầu tiên được thành lập tháng 7 năm 1947 ở khu mỏ Tây ba ghì (Tiébaghi). Đến năm 1950 mới chuyển trụ sở về Noumea. Sau bị nhà cầm quyền địa phương cấm hoạt động công khai. Hội mở trường lớp dậy tiếng Việt và các hoạt động văn hóa khác. Một số lãnh đạo hủ chốt cuả Hội bị trục xuất về Hải phòng.
Cụ Nguyễn Viết Công
Cụ Nguyễn Viết Công (Đứng đàu phía trái) nguyên Tổng Thư kí Hội VNCNĐ Tân đảo
· Công (Nguyễn Viết). Nhân viên lái xe cho Chánh sứ Pháp tại Port Vila Tân đảo. Sau lái xe Lu cho Sở Công chính. Biết viết và nói tiếng Pháp. Từ 1950 đến 1958 được bầu làm Tổng Thư kí Hội VNCNĐ. Sau đó xin nghỉ vì tuổi cao, sức yếu. Đến năm 1963 Hồi hương về Hải phòng.
Bà con VK tập trung đón chào ông Vũ Hoàng tại Trụ sở VNCNĐ Tagabe
· Công Nông Đoàn VN (Hội). Sau khi các nhà lãnh đạo chủ chốt cuả Việt nam Công đoàn bị nhà chức trách địa phương trục xuất năm 1947. Ông Phạm văn Ngang đã được bầu làm Tổng Thư kí và đã đổi tên thành Việt nam Công Nông đoàn Tân đảo. Nhưng chủ trương chính sách vẫn không có gì thay đổi. Đến năm 1952, ông Ngang xin từ chức và cùng với một số bác giai một mua vé máy bay về Hải phòng.
· Công (Phạm Văn). Ông Phạm Văn Công sinh năm 1915 tại thôn Cổ Khúc, xã Phong Châu, huyện Tiên Hưng (Đông Hưng ngày nay), tỉnh Thái Bình. Mồ côi cha mẹ từ năm 14 tuổi, không có ruộng vườn, ông phải đi làm thuê từ nhỏ.
Năm 1939, ông cùng vợ là Nguyễn Thị Quyển rời quê hương đi phu mộ sang Tân Thế Giới (Nouvelle - Calédonie) - thuộc địa của Pháp - làm công nhân khai thác mỏ "kền" (nickel) cho chủ Pháp.
Là một trong những nhà hoạt động cách mạng trong đội ngũ Công nhân Việt nam tại Tỉnh Nouméa. Ông đã được bầu làm Tổng Thư kí Hội Việt nam Công nhân Tân Thế giới. Ông đã bị chính quyền sở tại bắt giam. Hồi hương về Hà nội ông làm việc trong cơ quan Nhà nước. Không may bị tai nạn và tử vong trên đường công tác. Thọ 51 tuổi.
Bài viết bổ
sung của Nhà Văn Phạm Văn Giao Hà nội:
"khi về nước, (không" làm cơ quan Nhà nước") Theo đề nghị của Uỷ ban Hành chính TP Hà Nội đă thành lập và là chủ nhiệm HTX
may đo đầu tiên của VK lấy tên là "Tân - Thái" tại số 3 Hàng Ngang,
quận Hoàn kiếm nhằm giải quyết công ăn việc làm cho Việt kiều Tân Thế Giới và
VK Thái Lan mới về nước. Ông cũng là Uỷ viên Uỷ ban Trung Ương MTTQVN .Năm 1966
được Bác Hồ triệu tập dự "Hội nghị chính trị đặc biệt" của toàn dân
quyết định công cuộc "chống Mỹ cứu nước". Gia đình ông đã được Bác Hồ
đến nhà thăm vào dịp Têt năm 1963.
Đảo IRIRIKI. Nguyên tọa lạc Cơ quan của Công sứ Anh trước năm 1980
· Công sứ Anh. Résidence britannique New Hebrides. Văn phòng Chánh sứ ăng-lê tọa lạc giữa đỉnh đồi mỏm núi đá đảo Iririki, thiết lập năm 1906. Nhưng văp phòng quản trị hành chính lại tập trung bên đất liền tại khu đất giáp ranh với đồn điền Cô-lạc-đô. Thường gọi là khu người ăng-lê.
· Công sứ Pháp. Résidence de France aux Nouvelles Hebrides. Tọa lạc trên đồi cao có tầm nhìn bao quát cả thành phố Vila.Ngay bên cạnh Bia đài Tưởng niệm <Monument aux Morts>. Sau ngôi nhà hoán cải trở thành khu trường công dậy tiếng Pháp. Công sứ Pháp được xây dựng mới trên khu đồi cao bên cạnh Toà án mới.
Bản hợp đồng lao động với điền chủ Lăng-xông đảo Ê-pi Tân đảo
· Công-ta (Contrat). Bản giao kèo hay hợp đồng. Hồi xưa các cụ gọi là ký kết giao kèo đi phu mộ ở Tân thế. Đăng kí chính thức đi Tân Thế giới làm công nhân khai thác quặng nickel từ năm 1921. Thời hạn 5 năm.
Đi Tân đảo, giao kèo kí kết chính thức 1920 làm công nhân khai phá đồn điền trồng dừa, cà phê, ca cao, bông sợi. Lương nam giới 80 quan tiền franc một tháng. Nữ 60 quan/tháng. Mỗi năm được cấp phát hai bộ quần áo, 2 đôi giầy, 1 cái màn, 1 mũ hoặc nón. 2 năm 1 cái chăn chiên. Nữ sinh đẻ được nghỉ 1 tháng. Có nhà giư trẻ. Cấp phát thuốc chữa bệnh miễn phí v,v,,,
Ngày làm 9 tiếng. Chiều thứ bẩy và chủ nhật nghỉ.
Khẩu phần ăn hàng ngày: gạo 500g, thịt hoặc cá 250g, bánh mì 250g v.v...
Thời hạn 5 năm. Có thể kí kết 3 năm tiếp theo.
Cổng chính vào Nhà thờ Thánh địa Mê-lê
· Cổng chào tại Thánh đường Mê-lê. Cổng chào tại Thánh đường Mê-lê do Cộng đông người Công giáo VN xây dựng năm 1944. Đúng 1 năm sau khi quân lính thuỷ đánh bộ Mỹ đổ bộ lên bãi biển Mê-lê ở gần đó. Ông bà Nghịnh là những người trông coi quản lí khu vực Nhà thờ tại đây.
Cổng chào Nghĩa trang Công giáo cũ tại Port Vila
· Cổng chào tại Nghĩa trang Công giáo Port Vila. Cũng do Công đồng người Công giáo VN xây dựng năm 1944 và hòa thành năm 1945. Phía bên trong có Lễ đài tưởng niệm uy nghi. Nhưng nghĩa trang đã bị bỏ hoang sau đó. Không rõ lí do.
Cổng chào và Lễ đài Tưởng niệm tại Nghĩa trang người Việt nam Port Vila
· Cổng chào tại Nghĩa trang người VN tại Port Vila. Công chào uy nghi giản dị không có hoa văn họa tiết. Phía bên trong có xây Lễ đài tưởng niệm khang trang đều được xây dựng năm 1945 và hoàn thành năm 1946. Do công lao của bà Nguyễn Thị Bút và các Tỉnh bộ Nam định, Thái bình, Hải dương, Hưng yên, Ninh bình, Kiến an v.v... và các nhà hảo tâm khác.
Cổng chào đón PV Vũ Hoàng ở Tagabe treo 3 lá cờ Việt nam Pháp Ăng-lê
· Cổng chào đón Phái viên Vũ Hoàng tại Tagabe. Cổng chào hoành tráng do Ban Hồi hương Việt kiều xây dựng để đón chào phái đoàn Bộ Ngoại giao nước VNDCCH do ông Vũ Hoàng dẫn đầu trước cổng Hội quán Việt nam Công nông đoàn.
Liên Việt ( trước là Cộng hòa). Thầy giáo Trịnh văn Thuật phụ trách và giảng dậy tại trường Liên Việt từ năm 1952.
· Cộng hoà (Hội). Sau khi kéo cờ đỏ Sao vàng tại Thủ phủ Port Vila năm 1946, ông Đặng Long Hưởng và nhóm ly khai đã tách khỏi Liên đoàn Ái hữu và thành lập Hội Cộng hoà. Trụ sở là nhà khum Mỹ đằng sau Hội đồng Khách (Chinese Club) đồng thời cũng là Trương học đậy tiếng VN. Cũng dựng ba cột cờ trước hội quán. Hội Cộng hoà chủ trương đường lối đâu tranh ôn hoà. Trong Hội quán cũng treo cờ đỏ sao vàng và chân dung Bác Hồ v.v… Đến năm 1952 Hội đổi tên thành Liên Việt và chuyển lên nhà khum Mỹ trên dốc giáp với ga-ra Valette.
Trường học Việt nam Cộng hòa tại Port Vila
· Cộng hoà (Trường VNCH). Tiền thân của trường này là Trương Liên đoàn Ái hữu. Ngoài Thầy giao Bùi Gia Dzự và Nguyễn Hữu Đăng, có thêm thầy giao Nguyễn Trọng Quế giảng dậy. Trường này toạ lạc đằng sau Hội đồng khách. Đằng trước nhà trường có 3 cột cờ kéo 3 quốc kì Anh Pháp và giữa là Việt nam. Nhà trường đồng thời cũng là Hội quán để họp và vui chơi những ngày Lễ Tết.
Hầu hết các trường dậy tiếng Việt lúc bấy giờ thường có: lớp vỡ lòng hoặc cours enfantin, lớp dự bị tức cours préparatoire. Sau đó các Thầy khuyên học sinh chuyển sang trường Pháp học tiếp.
Chính quyền Đồng quản Condominium tại Tân đảo
· Công-đô-mi-nhôm (Condominium). Sau một thời gian dài tranh chấp quyền lực cai trị Tân đảo không phân thắng bại. Năm 1906, Anh và Pháp đã quyết định thành lập một Cơ quan hành pháp đồng quản trị lấy tên là Công-đô-mi-nhôm (Condominium). Cơ quan đầu não nằm tại Trung tâm Port Vila. Tồn tại cho đến năm 1980 thì giải thể, vì New Hebrides đã trở thành nước Cộng hoà Vanuatu.
Ông Cố-tà - Henri Coustard de Nerbonne
· Cố-tà (Henri Coustard de Nerbonne). Ông đến Tân đảo từ bao giờ không ai biết. Chỉ biết rằng vợ ông là người Việt nam. Ông có đồn điền dừa trong Mê-lê, ở Anabrou. Ông có lò bánh mì, có máy làm mì sợi, mì ống. Ông còn là thợ đóng và sửa chữa giầy da ở Máy Cà-phê (MildCoffee). Ông vẽ và viết chữ rất đẹp. Ông còn có tài bói quẻ tìm người mất tích hoặc bị lạc. Ông thường giúp đỡ những người nghèo khó trong đó có cả người VN.
Anecdotes des Nouvelles-Hebrides/Vanuatu.
Câu chuyện lạ ở Tân đảo xưa (Vanuatu)
Anciennes relations franco-vietnamiennes aux ex Nouvelles Hebrides/Vanuatu.
Tình hữu hảo Pháp – Việt ngày xưa ở Tân đảo/Vanuatu
(Extrait du Repertoire « HEBRIDAIS » de Patrick O’Reilly - Edition 1957)
(Documentation de Frederic PETIT)
COUSTARD de NERBONNE, Henri (1888).
* Colon et commercant. Né à Marseille le 27 Janvier 1888.
Engagé volontaire en 1907. Circule de 1909 a 1911 aux Hebrides sur le
Pacifique, stationnaire des Messageries Maritimes. S’installe d’abord en
1911 comme boulanger à Port Vila. Puis devenu proprietaire d’une
plantation à Mele. Sera un temps assesseur au Tribunal du Condominium.
Un des personnages les plus originaux et les plus serviables des Hebrides.
Habile artisan. Il fabrique tout lui-même : tanne les cuirs, fabrique ses chariots, fabrique des nouilles, macaronis.
Il est sourcier, penduliste. Dévoué aux œuvres de sa paroisse. Il sera Vice-president de l’Action Catholique.
Epouse le 19 Avril 1913, Antoinette Clemenceau. Veuf en 1925, il se
remarie en 1938 a une annamite, veuve elle-même avec 5 enfants.
Il a
recueilli de nombreux enfants. Portent le nom de nom de Coustard de
Nerbonne : Marguerite deux fois mariee, neuf enfants. Merie Rose, une
fille et trois garcons. Anna, institutrice a Santo. Therese, secretaire a
la Police de Port Vila. Laurent, employe de commerce a Santo. Jean,
employe de commerce a Vila. Alphonse, employe de commerce a Santo.
Ông Cố Tà (HENRI COUSTARD de NERBONNE -1888) Trích dịch từ Danh mục «HEBRIDAIS » của Patrick O’REILLY – Xuất bản năm 1957
Là chủ đồn điền và thương gia. Sinh ở Marseille (Pháp) ngày 27/01/1888.
Tự nguyện đăng kí năm 1907. Làm việc trên con tầu PACIFIC làm con thoi
trong vùng Nam Thái bình dương, trực thuộc hãng Vận tải biển Messageries Maritimes. Năm 1911, ông định cư và mở lò làm bánh mì tại
Port Vila. Sau đó ông sở hữu khu đồn điền tại Mê lê. Đã có thời kì ông
làm trợ lý thẩm phán tại Tòa án liên hợp Condominium tại Port Vila.
Là một trong những nhân vật đặc biết có nhiều cống hiến cho xã hội tại đây.
Ông là một người có tài năng đa dạng : tự chế biến da bò để đóng giầy
dép, tự thiết kế và sản xuất xe bò, xe ngựa kéo. Sản suất mì sợi, mì ống
v.v…
Ông còn là người chuyên đi tìm nguồn nước mạch, là người có biệt tài dùng quả rọi gieo quẻ tìm người thất lạc hoặc mất tích.
Một mực trung thành hy sinh cho nhà thờ. Ông đã từng giữ chức vụ phó chủ tịch Hội Hoạt động Thiên chúa giao.
Ngày 19/04/1913, Ông đã kết bạn với bà Antoinette Clemenceau.. Góa vợ
năm 1925. Ông tái giá làm phép cưới với một người phụ nữ Việt nam năm
1938 cũng góa bụa và đã có tới 5 người con.
Như vậy ông đã cưu mang
nuôi nấng nhiều dứa trẻ. Tất cả đều mang tên ông Coustard de Nerbonne.
Chị Marguerite có hai đời chồng với 9 người con. Chị Marie Rose (lấy ông
Bourgeois) có 1 con gái và 3 con trai.
Chị Anna dậy học ở đảo
Santo, Chị Therese làm thư kí tại Sở Cẩm (Police) Port Vila. Các anh
Laurent và Alphonse làm nhân viên trong các hãng buôn. Anh Jean làm việc
tại Port Vila.
Dốc Creek Ai - Hồi xưa quen gọi là dốc ông Hưởng vì ông bị tại nạn tử vong ở đây
· Cờ-rích-cay Dốc Creek Ai. Là một trong những dốc dựng đứng nguy hiểm nhất tại đảo Efatê. Dốc này cách Port Vila gần 25 km về phiá Tây bắc. Nhìn sang đảo Lelepa. Đầu năm 1947, chiếc xe Jeep của ba ông Đặng Long Hưởng, Vũ Thê Nhân và Đào Duy Từ đã gặp tai nạn thảm khốc lao xuống vực sâu. Riêng ông Từ sống sót, chỉ bị thương nhẹ. Ông Hưởng và ông Nhân tử vong.
Con cua dừa ở Tân đảo
· Cua dừa (coconut crab). Một loài cua quý hiếm mà chỉ sinh sống tập trung ở vùng Nam Thái bình dương. Đầu giống tôm, mai rùa, minh giống nhện. Đặc biệt hai còng rất khỏe có thể tự bóc vỏ và làm vỡ quả dừa để ăn cùi. Tự leo lên cây dừa để hái quả. Một con cua cỡ 3, 4 kilo ít nhất phải có độ tuổi từ 10 đến 15 năm sinh trưởng. Cua cái phải bò xuống biển có bãi đá để đẻ trứng. Cua con lớn dần và bò lên cạn để sinh sống. Thịt cua đậm và ngon.
Người Phu mộ VN hồi xưa Tây gọi là cu-li đang bổ và nậy cùi dừa
trong đồn điên trồng dừa iwr Tân đảo (ảnh 1928)
· Cu-li (Coolies). Một danh từ các chủ ở Tân đảo gọi người phu mộ VN làm trong các đồn điền thời kì nô-lệ. Họ gọi là cu-li tông-ki-noa.
Tác giả xin chân thành cảm ơn quý vị độc giả đã xem và chia sẻ góp ý.
Để giúp quý vị hiểu thêm về đất nước Tân đảo nay là Vanuatu. Xin mời quý vị bấm vào link này, để xem hơn 2 ngàn ảnh do jeanvanjean thực hiện:
Xin chúc quý vị luôn vui khỏe và hạnh phúc.
Hẹn gặp lại quý vị ở tập tiếp theo vần D và Đ trong kì tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét