Translate

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

D Đ. DANH MỤC vê người VN ở Tân đảo - Vần D và Đ.

DANH  MỤC
(Répertoire)
Vê người Việt nam ở Tân đảo - Tân Thế giới
và những địa danh, cơ sở liên quan.



Biên soạn : Jean Van Son – Vanuatu



Chân dung người Phụ nữ Việt nam ở Tân đảo

 
LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử của người phu mộ Bắc kỳ ở Tân đảo là một trong những trang sử hào hùng vẻ vang về cuộc sống tha phương của người lao động Việt nam ở Hải ngoại nói chung. Bởi vậy việc ghi chép lại tên tuổi và những địa danh, cơ sở liên quan trước và sau thời kì nô lệ của các bậc cha mẹ, chú bác tại nơi đất khách quê người là một việc làm cần thiết.

Kho tàng về các sự kiện lịch sử của người VN ở Tân đảo rất nhiều và phong phú. Đến nay, ngoài công trình của Cụ cố Đồng Sỹ Hứa qua cuốn « Từ Châu Đại dương về Việt nam » (De la Mélanésie au Viêt nam), còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác. Ở đây tác giả chỉ muốn nêu và hệ thống hoá những con người, những sự việc và sự kiện theo góc độ và cách nhìn nhận của chính bản thân mình dựa theo các tư liệu khác nhau cho dễ tìm, dễ đọc mà thôi.

Bản tập hợp Danh mục này có thể có những thiếu sót, nhầm lẫn nhất định. Bởi thế, tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến phê bình, đóng góp của nhiều người, đặc biệt của số anh chị em Việt kiều Tân đảo – Tân Thế giới  thế hệ hai, ba đang sinh sống ở VN cũng như các nơi khác trên Thế giới.

Xin trân trọng cảm ơn tất cả các chú bác, các anh chị em và bạn bè xa gần đã chú ý theo dõi.


Cụ cố Đông Sỹ Hứa (1915-2005)

Tài liệu tham khảo:
-       Tư liệu của cụ cố Đồng Sỹ Hứa.
-       Tư liệu trên trang Wikpedia về Tân đảo New Hebrides/Vanuatu.
-       Tư liệu của Virginia RIOU và Patrick O’REILLY.
-       Les Nouvelles Caledoniennes
Sắp xếp: theo thứ tự vần ABC.
Kí tự viết tắt: ĐSH = Đồng Sỹ Hứa. ĐT = Đội trưởng. HLV = Huấn luyện viên. TM = Thủ môn
TT = Từ trần. VNCNĐTĐ = Việt Nam Công Nông Đoàn Tân đảo.
LĐAHVN = Liên đoàn Ái hữu Việt nam. USV = Union Sportive Vietnamienne
N.H. = Nouvelles-Hébrides (Tân đảo cũ nay là Vanuatu)
N.C. = Nouvelle Calédonie (Tân thế giới cũ nay là Tân đảo mới)

D.

 

 Phái đoàn Chính phủ Việt nam dự Hôi nghị Fontaineblau năm 1946 (internet)
ơng Bạch Mai (đội mũ phớt) - Phạm Văn Đồng - Hồ Chí Minh - Trần Ngọc Danh - Vũ đình Huỳnh

·         Danh (Trần Ngọc). Trưởng Phái đoàn Bộ Ngoại giao nước VNDCCH sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau năm 1946. Là em ruột của ông Tổng Bí thư Trần Phú. Cuối năm 1946, Ông đã liên lạc trực tiếp với ông Đồng Sý Hứa trong việc biên nhận tiền của bà con Việt kiều Tân đẩo chuyển về nước ủng hộ quỹ  Kháng chiến của Cụ Hồ. (TLDSH)

Quê quán ở Hà Tĩnh nhưng sinh taị Quảng Ngãi năm 1908.  Năm 1926, ông cùng anh ruột là Trần Phú tham gia Việt Nam Cách mạng Đảng ( Sau đổi thành Tân Việt Cách mạng đảng ). 
Trần Phú cũng là cựu đàng viên VNCMĐ sang Nga theo học tại trường Stalin năm 1927.  Gặp lại Danh, Tập và Hồ, Phù rủ ba người chuyển theo CS. Cả ba theo học trường Stalin vào giữa năm 1929.  Sang năm 1930 Trần Ngọc Danh chuyển lên học trường Lénin là trường dành cho cán bộ CSQT cao cấp. Tham gia “Đoàn thanh niên Com Xô Môn Mạc Tư Khoa”.
Năm 1939 bị bắt lại cùng với Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Lê Duẩn…, ra Côn Đảo và bị giam cho tới 1945.
Tại Côn Đảo, Danh đã gặp những người có khuynh hướng theo Cộng sản nhưng chưa được kết nạp vào ĐCS như Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Kim Cương… cùng với những đảng viên đã được kết nạp vào Đảng như Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn, Hạ Bá Cang, Hà Huy Giáp…cũng như những đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp như Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Sô, Dương Bạch Mai…
Các ông đã thành lập chi bộ ĐCSĐD và biến nhà tù Côn Đảo thành một trung tâm đào tạo cán bộ Cộng sản, rất nhiều nhân vật được kết nạp vào Đảng tại đây.  Trong số những người lãnh đạo chi bộ Cộng sản tại Côn Đảo thì ông Trần Ngọc Danh thuộc hạng bậc thầy về lý luận Mác-Lê.



Danh mục (Repertoire). Bản Danh mục được lão Văn tập hợp biên soạn từ năm 2012. Đến năm 2014 mới bắt đầu chuyển vào Blog Tân đảo Xưa và Nay. Mục địch:
Lịch sử của người phu mộ Bắc kỳ ở Tân đảo là một trong những trang sử hào hùng vẻ vang về cuộc sống tha phương của người lao động Việt nam ở Hải ngoại nói chung. Bởi vậy việc ghi chép lại tên tuổi và những địa danh, cơ sở liên quan trước và sau thời kì nô lệ của các bậc cha mẹ, chú bác tại nơi đất khách quê người là một việc làm cần thiết.

Kho tàng về các sự kiện lịch sử của người VN ở Tân đảo - Tân Thế giới rất nhiều và phong phú. Đến nay, ngoài công trình của Cụ cố Đồng Sỹ Hứa qua cuốn « Từ Châu Đại dương về Việt nam » (De la Mélanésie au Viêt nam), còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác. Ở đây tác giả chỉ muốn nêu và hệ thống hoá những con người, những sự việc và sự kiện theo góc độ và cách nhìn nhận của chính bản thân mình dựa theo các tư liệu khác nhau cho dễ tìm, dễ đọc mà thôi.

Bản tập hợp Danh mục này có thể có những thiếu sót, nhầm lẫn nhất định. Bởi thế, tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến phê bình, đóng góp của nhiều người, đặc biệt của số anh chị em Việt kiều Tân đảo – Tân Thế giới  thế hệ hai, ba đang sinh sống ở VN cũng như các nơi khác trên Thế giới.

Xin trân trọng cảm ơn tất cả các chú bác, các anh chị em và bạn bè xa gần đã chú ý theo dõi.








































Lớp Bình dân Học vụ ban đêm (Ảnh minh họa internet)








·         Dân (Binh dân học vụ). Sau năm 1946, ở Port Vila và Santo đã rộ lên phong trào « Bình dân học vụ » hoặc chống nạn « mù chữ » khắp các xóm phố. Ngoài phố có trường Cộng hòa. Trại Tagabe có trường Công đoàn. ở trong trại số 1 Teeuma cũng mở trường lớp. Có rất nhiều thầy giáo tham gia giảng dậy : Thấy Hớn, Bỉnh, Đáp, Nghĩa, Đăng, Dzự, Quế, Từ, Chúc, Đài, Dư, Tich, Lễ, Sách, Thế v.v… Đặc biệt nhiều người học chỉ sau vài tháng đã có thể tìm đọc Truyện Chinh đông, Chinh Tây. Truyện Kiều v.v…


Cổng chính Nghĩa trang Công giáo VN tại Port Vila Tân đảo 


Nhà thờ Giáo xứ Thiên môn (Porte du Ciel) xây dựng năm 1954
 

Đài Tưởng niệm tại Nghĩa trang người VN tại Port Vila Tân đảo xây dưng năm 1946


2  vế Câu đối tại Lễ đài tưởng niệm Nghĩa trang của người VN xây dựng năm 1946. 

·         Di sản văn hóa. Các công trình xây dựng mang tính văn hóa Á đông của người Phu mộ VN ở Tân đảo đã được người địa phương coi là “Di sản văn hóa” của một dân tộc. Lễ đài tưởng niệm tại nghĩa trang người VN ; Cổng chào tại Thánh địa Mê-lê ; Cổng chào và Lễ đài tưởng niệm tai nghĩa trang Công giáo VN cũ ở Port Vila ; sau này có Nhà Thờ Giáo xứ Thiên môn ; Bia đài kỉ niệm ghi danh những người  có công xây dựng Giáo xứ v.v…đều được coi là một Di sản Văn hóa quý giá mà ông bà cha mẹ, những người phu mộ VN đã để lại.
Tất cả các công trình cổ xưa nhất cũng đã 70 năm. Nhưng vẫn đứng vững trước thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên.



Bia mộ tưởng niệm 6 người phu mộ Việt nam bị hành hình ngày 28/07/1931 tại Port Vila.
 
·         Di tích lịch sử. Một di tích còn in đậm dấu ấn của lịch sử tha phương của người Phu mộ VN tại Tân đảo. Đó là ngôi mộ chung của 6 người, trong đó có 4 người liên quan trực tiếp đến vụ án sát hại tên chủ đồn điền Xơ-va-liê tại Malo Pass ở đảo Santo năm 1929. Bị hành hình ngày 28/07/1931 tại trại lính Bảo an Port Vila.

·         Dốc tờ (Jocteur). Một đồn điền nhỏ gần giáp ranh với Bô-li-giáp (Pointe du Diable). Một số lao động VN làm việc tại đây, trong đó có gia đình ông bà Đàn, ông bà Quế v.v…


1. Dơi đang bay .    2. Dơi thịt quay vàng rộm

·         Dơi (Chauve-souris hoặc Roussette). Dơi thuộc loài động vật có vú. Đầu dơi có hình thù giống cáo. Ở Tân dảo có giống dơi thuộc dòng họ Australasia. Con đực  có sải cánh tới 1,5 mét, nặng trên 1 kg. Dơi chuyên ăn hoa quả. Nếu chẳng may rơi xuống đát sẽ không có khả năng tự bay lên như chim được.
Thịt dơi ăn ngon. Nấu sốt vang, nấu ca-ri, nấu giả cấy, nướng hoặc rán đều ngon. 


·         Dụ (Nguyễn Đình Rụ). Phu mộ VN làm ở đồn điền Phùa. Sau năm 1945, dậy học và làmThư kí văn phòng Hội VNCNĐ. Hồi hương về VN năm 1963.


Thầy giáo BÙI Gia Dzự - người đứng trên cùng bên cạnh thầy giáo Nguyễn Hữu Đăng.

·         Dzự (BÙI Gia).  Quê quán ở Huyện Kim Thành - Tỉnh Hải dương. Nguyên là đầu bếp giỏi. Thông thạo tiếng Pháp. Được chính quyền Pháp trưng dụng làm nhân viên phiên dịch. Năm 1946, Liên đoàn Ái hữu cử ông Bùi Gia Dzự và ông Nguyễn hữu Đăng làm giáo viên đầu tiên giảng dậy tiếng Việt tại Ecole Vietnamienne ở Port Vila. Thầy Dzự là một trong những người có chữ viết đẹp nhất lúc bấy giờ.
Thầy Dzự còn tham gia biên soạn và in ấn cuốn sách giáo khoa về luân lý đạo đức đầu tiên bằng tiếng Việt nam nhan đề là “Lưu Bình – Dương Lễ”, dùng để giảng dây môn « Luân lý» trong nhà trường. Sau đó Thầy Dzự thôi dậy học,  làm Thư kí kế toán cho hãng CFNH ở Port Vila. Thời gian sau Thầy Dzự được Hãng CFNH thuyên chuyển sang  làm Kế toán trưởng tại Hãng Ballande ở đảo Santô. Vợ Thầy là Cô Trần thị Nhật, con gái cả cụ Sinh gù, người Nam định.

Một số lao động VN xấu số đã bị vùi thân dưới những gốc dừa do chính mình trồng như thế này...

Dừa. (Thân vùi gốc dừa). Người phu mộ VN đến Tân đảo chủ yếu là để khai phá rừng hoang để trồng dừa, cà-phê, ca-cao. Sau Thế chiến 1, nền công nghiệp các nước trên thê giới phát triển không ngừng và dầu dừa là nguyên liệu cần thiết trong nhiều lĩnh vực, dân sinh cũng như quốc phòng.
Mức khoán ban đầu cho một lao động nam là 180 kg cùi dừa già một ngày. Sau đó chủ nâng lên 220 kg và cuối cùng là 250 kg.
Một số người sức khỏe yếu bị kiệt sức cộng với roi vọt và sốt rét đã ngã gục ngay tại gốc dừa do chính bàn tay mình trồng tỉa, vun xới. Bởi vậy nên mới có câu : «Mang thân vùi bón gốc dừa. Cũng đành  một  kiếp trâu ngựa Trời Nam».


Vần Đ



Đài Tưởng niệm tại Nghĩa trang người VN Port Vila. Xây năm 1945-1946.

·         Đài tưởng niệm tại Nghĩa trang người Việt  nam. Được xây dưng năm 1945 và hoàn thành năm 1946 tại Nghĩa trang người VN tại Port Vila Tân đảo. Thiết kê kiểu cách hoạ tiết do cụ Phó Ngoạn phụ trách, Các câu đối do Cụ Đồ Phấn biên soạn. Công trinh này do Bà Nguyễn thị Bút tài trợ. Đồng thời có sự đóng góp của các nhà hảo tâm, của Hội Liên đoàn Ái hữu và các Tỉnh bộ Nam định, Thái bình, Hải dương, Hà nam, Kiến an, Ninh bình, Hưng yên v.v… 


Monument des Morts à Port Vila Nouvelles Hebrides  
Đài Tương niệm các chiến sĩ  người Tân đảo đã hy sinh trong thế chiên I va II

·         Đài Tưởng niệm Thế chiến 1 và 2 (Monument aux Morts). Tại Thủ phủ Port Vila Tân đảo nay là Vanuatu có một công trình xây dựng trên đồi dốc cao nhìn ra Vịnh Vila. Phía sau Lễ đài nguyên là Tòa án của Hai chính quyền bảo hộ Anh và Pháp gọi là Condominium. Phía bên tay trái là Tóa sứ Pháp. Hàng năm cứ đến ngày 11 tháng 11 và ngày ANZAC 7 tháng 5, chính quyền hai nước Anh và Pháp thưởng tổ chức truy điệ

Đại hội TDTT Thanh niên VN tại sân vân động Tagabe Port Vila Tân đảo năm 1961

·         Đại hội (Thể dục Thể thao lần thứ nhất). Năm 1961, tại sân vận động của người Việt nam tại Tagabe đã diễn ra Đại hội TDTT thanh niên VN lần 1 trong không khi tưng bừng và khung cảnh hoành tráng chưa từng có ở Tân đảo. 7 đội bóng đá nam và 4 đội bóng chuyền nữ đã hùng dũng diễu hành quanh sân vận động. Mỗi đội có cờ hiệu riêng. Trang phục riêng nhiều mầu sắc. Xin mời xem bài viết trên Blog Tân đảo Xưa và Nay.


Văn Đại (Jean Son) mặc áo trắng tay phải. Trong lớp FEP bà giáo Pommadere  
Ecole Puplique Francaise Port Vila New Hebrides năm 1953.



·         Đại (Nguyễn văn). Sinh ngày 20/11/1937 tại Port Vila Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu). Con nhà phu m nghèo ở Port Vila Tân đảo. Con trai út ông Nguyễn Văn Son tức Cai Son và bà Bùi Thị Mùi. Quê bố ở Xã Hải thanh. Quê mẹ ở Xã Hải quang – Huyện Hải hậu – Nam định. Còn nhỏ 9 tuổi bắt đầu đi học trường Liên đoàn Ái hữu VN ở Port Vila. Sau này là trường Cộng hòa (Liên Việt). 
      * 12 tuổi chuyển sang học trường Sơ Sainte Jeanne d'Arc.
* 16 tuổi đỗ bằng Sơ học yếu lược tại trường Ecole Publique francaise Port Vila.
* 18 tuổi đi dậy học ở trường VNCNĐ Tagabe.
* 21 tuổi, làm kế toán cho hãng buôn Hebrida.
* 1963 về nước VN cùng mẹ già và gia đình. Làm nhiều nghề ở VN: vệ sinh thay thùng, quét rác, sửa chữa máy nổ, lái xe ô-tô, lái xe cần cẩu.
* Huân chương Kháng Chiến hạng 3.  10 năm liền Chiến sĩ thi đua v.v...
* Tác giả Blog “Tân đảo Xưa và Nay”... Trang ảnh Panortamio v.v...
* Viết nhiều bài dưới nhiều tên: Lão Văn - Jean Van Jean - Vanson - Jeanson ...

* 60 tuổi, trở lại định cư ở Vanuatu cho đến nay.


Đội tuyển bóng đá Thanh niên VN - Dương Văn Đạm đứng thứ tư từ tay phải

Đạm (Dương Văn). Con trai công bà Dương văn Biến trại số 2 Tagabe - Port Vila Tân đảo. Sinh năm 1939. Đá từng làm việc tại hãng Ballande. Làm giáo viên trường Việt nam Công nông đoàn Tagabe. Ông là một trong những người có chữ viết đẹp nhất ở Port Vila. Làm Thư kí văn phong Ủy ban Hồi hương Việt kiều Tân đảo. Nguyên đội trương đội tuyển bóng đá hạng A thanh niên Tagabe. Là cầu th xuất sắc của Đội tuyển bóng đá Thanh niên VN Tại Port Vila USV.
Ông và gia đình hồi hương về Thái bình.



Cụ Vũ Văn Đản là người đứng hàng đầu bên phải

·         Đản (Vũ Văn). Quê ở Huyện Kim thành – Tỉnh Hải dương. Khi mới đến Tân đảo, ông làm việc ở đồn điền nào không rõ. Nhưng từ năm 1950, người ta đã thấy ông làm việc cho ông Chủ nhà Băng Đông dương tại Port Vila (Banque de l’Indochine).
Năm 1963, Ông bà đã đưa con cái hồi hương về Hải phong và đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Tuyên quang.

·         Đảo Am-bai (Ambae). Diện tích khoảng trên 600 km2. Dân số trên 10 ngàn dân. Đặc biệt dân ở đây nước da ngăm ngăm vàng, không đen như các đảo khác. Người lao động VN ở đây thời kì nô lệ có khoảng vài chục người.

Bản đồ Vanuatu (Tân đảo)

·         Đảo Am-brym. Nổi tiếng về ngọn núi lửa đang hoạt động. Diện tích khoảng 700 km2. Đất phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng dừa, cà-phê, ca-cao. Dưa hấu ở đây nổi tiếng. Quả to bự tới 20 kí, ngon ngọt. Người phu mộ VN làm việc ở đây khoảng trên dưới 50 người.

·         Đảo A-na-tôm (Aneityum). Một hòn đảo nhỏ gần cực nam Tân đảo. Diện tích gần 200 km2. Dân số khoảng gần 1 ngàn người. Nổi tiếng về nuôi trồng gỗ trầm hương (sandalwood).

·         Đảo Băng-kích (Banks). Một nhóm đảo nằm ở cực bắc Tân đảo. Đảo lớn nhất có tên Vanua-Lava với số dân trên 2.500 người. Nổi tiếng là khu vực tập trung của cua dừa. Sau năm 1945, một số người Việt nam đã đến đảo này làm ăn sinh sống.
·         Đảo Ê-pha-tê (EFATE). Đảo nhỏ với diện tích khoảng 900 km2. Nhưng số dân cao nhất tới 66 ngàn người. Là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của Tân đảo. Thu đô là Port Vila. Nhiều đồn điền dừa, cà-phê, ca-cao tập trung tại khu đồng bằng quanh đảo. Số người phu mộ VN trước và sau thời kì nô lệ lên tới hơn 1 ngàn người.
Nơi tập trung, phân bổ lao động VN từ Hải phòng đến và đi các đảo.
Các công trình văn hóa của người VN cũng tập trung tại đảo này. Nghĩa trang của riêng người VN với gần 400 ngô mộ cũng nằm trong khu nghĩa trang thành phố Port Via.
Chính quyền địa phương đã đưa máy chém từ Pháp về để xử trảm 6  phu mộ VN lien quan đên vụ ám sát tên chủ Xơ-va-liê ở Malo Pass.
Cờ đỏ được kéo lần đầu tiên ở Tân đảo ngày 30/06/1946 tại Port Vila. Chuyến tầu hồi hương đầu tiên tháng 1/1947 trên tầu Ville d’Amiens.

·         Đảo Ê-pi. Một hòn đào năm ở trung tâm Tân đảo. Diện tích gần 500 km2. Đát đai bằng phẳng phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp như dừa, cà-phê, ca-cao. Hai chúa đất ở đảo nay lúc đó là Na-tô-ren (Naturel) và Lăng-xông (Lanson). Số người lao động VN ở đây khoảng trên dưới 200 người. Na-tô-ren đã bị ám sát. Họ nghi vấn là hai anh em ông Trần ngọc Tất và Lực có liên qua vì đã tự sát.
Năm 1920, ông Lăng-xông đã về Việt nam và tự tuyển 65 người phu mộ trong đó có 5 phụ nữ.




Thổ dân Big Nambas đảo Ma-la-ku-là

·         Đảo Malikolo hoặc Malakula. Đảo lớn thứ hai sau Santo với diện tích trên 2 ngàn km2. Số dân hiện nay khoảng trên 25 ngàn người. 90% dân ở đảo này chuyên nói tiếng Pháp và Bislama.
Thời xưa nổi tiếng có thổ dân ăn thịt người như Big Nambas.
Những đ
n điền lớn do hã
ng PRNH (Plantations Reunies des Nouvelles-Hebrides) quản lý khai thác. Ngoài ra các đồn điền khác như: Tơi (Theuil), Ca-ri-u (Carriou), Mê-ri-ô (Meriau)...
Phu mộ VN ở đây khoảng trên dưới 500 người. Có rất nhiều nghĩa địa của người Việt từ No-sup, Ô-lùa, Ô rạp, Sa-mét, La-mập v.v... Nhiều câu chuyện rất thương tâm về chủ đối xử tàn tệ với người làm. Cụ thể là vụ bà Xuyen làm phụ bếp cho gia đình Đi-lanh-xanh-de. Vô ý đánh vỡ mấy cái ly trong bộ đồ ăn, đã bị chủ đánh đập và lột quần áo, trói vào cột đầy ngoài trời dưới mưa nắng cho kiến đốt đến chết. (TLDSH)


·         Đảo Ma . Đảo nhỏ phía nam Santo. Diện tích gần 200 km2. Dân số hiện nay trên 4 ngàn dân. Năm 1929 đã xẩy ra Vụ án Malo Pass trong đó 4 người phu mộ VN đã tổ chức ám sát tên chủ Xơ-va-liê. Xin mời quý vị xem bài viết về “Vụ án Malo Pass trên Blog Tân đảo Xưa và Nay.

·         Đảo Păng-ti-cốt (Pentecost). Một hòn đảo nhỏ thuốc Tỉnh Penama. Diện tích gần 500 km2. Số dân hiện nay gần 17 ngàn người. Dân ở đây chỉ nói tiềng Anh và Bislama. Thời nô lệ, rất ít người lao động VN làm việc ở đây. Vì các chủ đôn điền ở đảo này toàn người ăng-lê.
Walter Lini, cha đẻ của nền độc lập của Vanuatu là người thổ dân sinh đẻ tại đảo này. Là mục sư học tại Úc. Sau làm Thủ tướng đầu tiên của Vanuatu.


 


·         Đảo San-. Đảo lớn nhất trong quần đảo, Diện tích 3955 km2. Số dân phu mộ làm việc trên đảo khoảng trên dưới 2 ngàn người, phân bố rải rác ở các đồn điền lớn như: Sa-puy, Đờ Bê-sạt, Mate-Vulu, Ca-nan, Ra-tà, Ăng-ghên, Simonsen, Ha-bi-lô, My, Su-răng-đa, La-booc, Ruy-xê, Ma-dui-ê và rất nhiều đồn điền nhỏ khác.
Nơi xẩy ra nhiều sự kiện quan trọng như vụ án ám sát tên chủ Xơ-va-liê ở Malo Pass năm 1929. Vụ án tên Bẹc-tô bắn chết 2 người và làm bị thương 3 người VN trong cuộc biểu tình tại Sở Ra-tà.

Sân bay dã chiến khi quân Mỹ đổ bộ vào đảo Santo Tân đảo

Hiện nay dân bản địa khoảng 40 ngàn. Có thủy điện ở suối Sa-ra-ka-ta. Năm 1942 quân Mỹ đổ bộ và đóng quân ở đây lên tới 200 ngàn. Xây dựng nhiều sân bay dã chiến, Cảng quân sự. Khi rút quân, Mỹ gạ bán cho chính quyền Tân đảo toàn bộ  trang thiết bị quân sự với giá 1 triệu đô-la. Chính quyên ở đay không chấp nhận. Mỹ quăng tất cả xuống biển gần đầu kênh Sơ-gông. Bây giờ người ta đặt tên khu vực này là « One million dollars Point ». Thu hút đông đảo khách du lịch đến bơi lặn tham quan.

Bản đồ quốc đảo Vanuatu

 Núi lửa YASUR đảo Tanna


·         Đảo Ta-na (Tanna). Một đảo nhỏ năm phía nam Tân đảo. Diện tích khoảng gần 600 km2. Dấn số hiện nay khoảng gần 30 ngàn người. Nổi tiếng về núi lửa YASUR đang hoạt động. Thu hút rất nhiều khách  du lịch đến tham quan.
Năm 1942, chỉ trong vòng một đêm mấy ngôi làng hẻo lánh như Lenakel, Whitesand đã trở thành thị trấn đông đúc do Mỹ đổ bộ lập căn cứ quân sự. Dân ở đây coi người Mỹ là thần thánh, là vị cứu tinh của họ. Họ tôn thờ vị tiên tri da trắng tên là John FRUM.



Thầy giáo Đáp (dấu X) bên phải

·         Đáp (Nguyễn Văn). Một trong những thầy giáo dậy tiếng Việt nam đầu tiên tại trường VNCNĐ. Sau chuyển về dậy trường Công giáo Port Vila.

·         Đảng (Lê hữu). Còn gọi là ông Binh Đảng làm việc ở nhà thương đen (hôpital indigene) và được đặc trách trông coi những người bị bệnh tâm thần khu đề-bô những năm 1950.

Thầy giáo Nguyễn Hữu Đăng (đứng giữa bục trên cùng)

·         Đăng (Nguyễn Hữu). Thầy giáo Nguyễn Hữu Đăng quê ở Nam định. Cùng với Thầy Bùi Gia Dzự là hai thầy giáo đầu tiên dậy tiếng Việt nam ở Trường Ecole Vietnamienne đắng sau hiệu thuốc Tây Pharmacie của ông Lenormand ngay trung tâm Thủ pủ Port Vila Tân đảo. Về sau thầy chuyển sang sinh sống ở Nouméa và đưa gia đình hồi hương về Hải phòng năm 1960. Thầy Đăng và gia đình ở phố Hàng tiện TP Nam định.
 
Khu Đề-bô Port Vila hoặc trại tập trung dân phu mộ VN từ Hải phòng đến và đi

·         Đề-bô xăng-tan (Dépôt central). Khu đề-bô hay trại tập trung chính được
xây bằng đá, mái lợp tôn. Nằm ở giữa chân dốc phía dưới nhà thương đen. Hai dẫy hành lang cao khoảng 30 cm, thay cho giường nằm cho những dân phu mộ mới ở VN tới, hoặc những người hết hạn 5 năm trở lại Hải phòng cũng đều tập trung ở đây trước khi xuống tầu.
Việc phân bổ phu mộ ở đây tuỳ thuộc vào may rủi. May thì được phân về những đồn điền gần Thành phố hoặc các ông chủ tương đối « tử tế ». Còn không may thì phải đi tới các đồn điền hẻo lánh tại các đảo xa như Ê-pi, Ma-la-ku-là, Santô v.v… Ở những nơi ấy, ông chủ đối xử với người làm không chút nương tay, khổ hơn nô lệ. Danh từ thợ thuyền hoặc công nhân không còn nữa. Thay vào đó là danh từ « cu-li ».
Khu vực này nổi tiếng nhiều ma quỷ. Người bạo gan nhất cũng không dám qua đây một mình trong đêm tối.


·         Đê-bô « Thiên lập » (Dépôt créé par Dieu - Pointe d’Arbel-Malapoa). Khu trại tập trung tạm thời, tiếp nhận những người trong danh sách đòi tầu hồi hương năm 1947 chờ đợi lên tầu Ville d’Amiens. Hầu hết là những người ở các đảo Ma-la-ku-là, Santo và các đảo phía Bắc.
Phía trước trại nhô ra biển có cây cầu bằng đá thời Mý đóng quân ở đây. Nhà chức trách địa phương đã trục xuất gia đình ông Đồng Sỹ Hứa và đưa ra cây cầu này để lên tầu Ville d’Amiens neo đậu trong Vịnh Vila.
Tại sao tên gọi là Thiên lập? Chỉ có các cụ hồi xưa từng ở đây sống lại mới có thể giải thích cụ thể. Có thể là các cụ đặt tên như vậy bởi khi tập trung tới đây thì một số lán trại của quân đôi Mỹ từ năm 1943 vẫn còn gần như nguyên vẹn. Tuy phải thắp đèn dầu hỏa và dùng nước giếng. Nhưng không khi ở đây trong lành mát mẻ bên cạnh bãi tắm đẹp. Thiên đường chắc cũng chỉ đến thế là cùng.



Quân y viện dã chiến của quân đội Mỹ tại đồn điền Desgranges

·         Đề-găng (Đồn điền Des Granges). Đồn điền của dòng họ Đề-găng được xây dựng từ những năm 1897, nằm về phía đông bắc cách thành phố Vila khoảng 10 km, trên đường đi vào Thánh địa Mông-mác (Montmartre). Ông chủ tên Gromichon Des Granges nguyên là luật sư. Rất hà khắc đối với phu mộ VN làm việc tại đây. Năm 1943, quân đội Hoa kì đã chọn đồn điền này làm quân y viện chữa chạy thương bệnh binh từ chiến trường Solomon đổ về. Khu đất cao ráo trên đồi Ngoạn mục “Bellevue” nhìn xuông hồ nước biển La-gồng (Lagon) xanh trong quanh năm. 
·         Điếm (Nhà dựng tạm thời). Trong các ngày hội ở Trại số 2 Tagabe kỉ niệm Lễ quốc khánh 2/9, Sinh nhật Bác Hồ, Tết Nguyên đán v.v... người ta thường dựng các chòi hoặc điếm đế chơi tam cúc, tổ tôm gọi là tam cúc điếm, tổ tôm điếm vui lắm. Người rao có  bài bản cộng thêm tiếng gõ trống của người chơi làm cho không khí rộn ràng, nhộn nhịp suốt ngày.


Nhà thương điên phía bên trái - Bên phải là Vịnh Vila

·         Điên (nhà thương). Tiền thân của nhà thương điên là khu trại tiếp nhận dân phu mộ VN đên từ Hải phong và phân bổ đi các nơi khác ở Tân đảo. Có tên là Đề-bô xăng-tan (Dépôt central). Đến năm 1940, chiến tranh Thế giới bùng nổ ở Thái bình dương thì việc tuyển phu mộ VN cũng đình hoãn vô thời hạn. Khu đề-bô đã biến thành khu nhà thương điên chữa chạy những người bệnh tâm thần. Trong số bệnh nhân có hai người VN là ông Trần văn Bể điên thật suốt ngày cười và gào thét và ông Tô văn TY bị “ngộ” chữ suốt ngày làm thơ đả kích chính quyền sở tại. Khu trại này do ông Binh Đảng trông coi.


·         Điền (Hoàng đình). Là một người phu mộ VN làm việc trong đồn điền dừa của gia đình họ Phùa (Frouin). Ông là người phu mộ duy nhất trở thành bố vợ của một ông chủ đồn điền nổi tiếng. Cô con gái của ông tên Hoàng thị Lý nổi tiếng xinh đẹp đã lọt vào mắt xanh của ông chủ. Và họ đã chính thức làm phép cưới tại Toà Thị chính ở Port Vila. Ông cụ Điền mất ở Port Vila.

 
Đoàn người biểu tình đình công hiên ngang trên đường dẫn tới
Văn phòng chính quyền sở tại

·         Đình công (Biểu tình). Từ những năm 1930 nhiều cuộc đình công lẻ tẻ đã nổ ra ở một vài hòn đảo hẻo lánh như Ê-pi, Ma-la-ku-là. Nhưng đều bị chủ thẳng tay đàn áp. Nghiêm trọng nhất là cuộc Tổng đình công ở Sở Ra-tà năm 1945 dẫn đến hậu quả là tên Thanh tra Bẹc-tô đã trực tiếp hạ sát hai người phu mộ VN là ông Nguyễn văn Tráng và Mai viết Túc (TLDSH). 
Cuộc Tổng đình công lớn nhất diễn ra cuối năm 1946 đầu năm 1947. Kéo dài 3 ngày đêm. Tập trung từ Nhà thương Tây – Khu trại lính Bảo an lên đến tận cổng Tòa sứ Pháp tại Port Vila.
Bà Cai Son đã đứng ra vận động bà con Việt kiều nấu cơm ủng hộ những người biều tình từ nơi xa tới. Phải gánh bộ cơm nước đến nơi tập trung phân phát cho mọi người.

Đội Đoàn kết Tagabe do Nguyễn Thế Tân phụ trách (bên trái)

·         Đoàn Kết. 1960-1963. Đội bóng đá Nam nổi tiếng của khu vực Tagabê gồm có : Nguyễn Thế Tân Títa  (ĐT) – Nguyễn văn Tí Tốt – Dương Tuấn Nhị Biến – Cao văn Thế Xểnh – Cao văn Long Đắc – Nguyễn văn Định – Nguyễn văn Thọ - Nguyễn văn Tuân Đoài – Nguyễn văn Phú Hộ - Kiều văn Thế Santo – Trần văn Vỵ Santo … Đội đã từng đoạt giải của phong trào TDTT tại đảo.




·         Đoản (Nguyễn Viết). Ông binh Đoản. Một cựu chiến binh trong đội quân thuộc địa Pháp tham gia thế chiến thứ nhất tại Pháp chống phát xít Đức năm 1914-1918. Làm đầu bếp cho Hôtel Rossi. Được bầu làmTổng Đại biểu của các hội viên VNCNĐ khu vực Vila. Đã từng làm vệ sĩ trong ngày Lễ kéo cờ đỏ Sao vàng tại thủ phủ Port Vila ngày 30/06/1946. Hồi hương về VN, ông chuyển vào Miền Nam sinh sống tại Đồng Tháp.



·         Đô la (đồng tiền dô-la Mỹ). Từ năm 1943, sau khi quân đội Mỹ đổ bộ vào Tân đảo, người lao động Việt nam ở đây đã bắt đầu biết tiêu tiền đô-la. Một đông đô-la  thời đó giá trị khoảng 50 franc Pháp. Tính như vậy thì lương tháng của người lao động VN tương đương 1,6 đô-la/tháng. Vì lương lúc đó là 80 quan tiền franc 1 tháng.

·         Đồ Phấn (Cụ). Quê ở Hải hậu – Nam định. Cụ đến Tân đảo từ bao giờ không ai biết. Chữ Nho thì không ai bì với Cụ được. Đẫ có thời gian cụ làm cho hãng nước ngọt của ông Ăng-dê (Louis Anger). Cụ sống độc thân. Những câu đối chữ Nho ở các cổng chào và Lễ đài tưởng niệm tại nghĩa trang phần lớn do Cụ sáng tác.



·         Đổ bộ (Cuộc đổ bộ). Năm 1942, sau trận chiến khôc liệt ở Guardacanal ở quần đảo Solomon, quân đội Hoa kì đã đổ bộ vào Tanna, Efate và Santo của Tân đảo. Nhằm ngăn chặn cuộc tấn công của quân đôi Nhật hoàng từ Solomon tràn  xuống phía Nam Thái bình dương.
Sự có mặt của quân đội Mỹ không những giữ vững an ninh cho Tân đảo mà còn góp phần vào việc cải thiện tình hình kinh tế, chính trị ở đỏ.
Trong chớp nhoáng đã thay đổi hẳn bộ mặt của một đất nước nghèo nàn lạc hậu. Nhờ đó mà đời sống của người cu-li phu mộ VN đã được cải thiện.



·         Đốc (Nguyễn hữu). Một trong số 4 người phu mộ liên quan đến vụ hạ sát tên chủ đồn điên Sơ-Va-Liê năm 1929 tại Ma-lô Pass ở đảo Santo. Bị kết án tử hình bằng máy chém ngày 28/07/1931 tại khu trại lính Bảo an Tây ở Port Vila. 


Quốc kỳ Vanuatu sau khi độc lập - Thay thế lá cờ Condominium bên dưới



·         Độc lập. Ngày 30/07/1980. Tân đảo New Hebrides tuyên bố Độc lập đổi tên là Nước Cộng hòa Vanuatu (Đất nước này là của chúng ta) do Lãnh tụ Đảng Quốc gia thống nhât ( NUP) cầm đầu. Sau đó được bầu làm Thủ tướng đầu tiên của Vanuatu.

Hai vế câu đối tại Đài tưởng niệm Nghĩa trang người VN tại Port Vila
·         Đối (Câu đối). Hai bên Lễ đài tưởng niệm của Nghĩa trang người Việt tại Port Vila Tân đảo có hai vế câu đối (sentences paralèlles). Con cháu ở đây không ai đọc được. May thay, trên trang ảnh Panoramio, ba ông nhiếp ảnh gia nổi tiếng (Lưu Đình Tuân – Phạm Quyết Chiến – Đông Hoàng) đồng thời cũng là dịch giả chữ Nôm đã giúp đỡ tham gia dịch thuật.
Câu Bên phải:
“Thán dã đồng bào Hồng bắc khứ”. Các vị dịch:
“Than ôi! Đồng bào ta đã theo Chim Hông bay về Phương Bắc”
Câu Bên trái:
“Ta hồ ngã chủng cách Nam quy”
Các vị dịch là:
“Tiếc thay! Dòng giống cốt nhục này vẫn ở mãi với Trời Nam”.


Có nghĩa là: Khi thác, âm hồn sẽ tìm đường về với quê hương đất Tổ. Còn thân xác vĩnh viễn nằm lại trên đất trời phương Nam này…

Đội nhạc Tagabe do ông Đào Văn Khải phụ trách.

·         Đội nhạc (Tagabe). Do ông Đào văn Khải phụ trách. Các “nhạc công” a-ma-tơ: Lê Xuân Thủy (nhị) – Đào văn Khải (ắc-cooc) – Nguyễn văn Đại (ghi-ta) – Đỗ viết Vinh (băng-dô) – Kiều văn Ý và Nguyễn Thế Tân (Sáo) -

 
Các thợ săn cá: Trịnh Việt - Trần Sâm Samuel - Nguyễn Long - Bùi Sự - Georges Trinh

·         Đội săn bắn Vila. Ở Vila có phong trào thi săn bắt cá biển bắng súng băn tên. Đội Việt nam do anh Trần Sâm làm đội trưởng thường xuyên dẫn đầu trong các cuộc thi do Hiệp hội săn bắt cá tổ chức.

Đội tuyển bóng đá Thanh niên VN USV đoạt chức vô địch năm 1962.

·         Đội tuyển Bóng đá Thanh Niên Việt Nam gọi tắt là USV (Union Sportive Vietnamienne). Được thành lập năm 1962, gồm các cầu thủ xuất sắc của các đội Ánh sáng (Nguyễn Thụ - Nguyễn Quỳ - Nguyễn Cát), Đội Bình minh (Văn Thùy và Văn Sợi Noumea – Nguyễn Hiển), Đội Đoàn kết (Nguyễn Tốt – Dương Tuấn Nhị - Nguyễn văn Thọ), Đội Chiến thắng (Đặng Xuyên – Trần Ngọc – Bùi Thành), Đội Sao vàng (Trần Sâm ĐT – Dương văn Đạm).
Đặc biệt tháng 8 năm 1962 đã đoạt danh hiệu vô địch và Cúp luân lưu của Hiệp hội Bóng đá Tân đảo (Federation de Football des Nouvelles Hebrides). Sau khi hạ nhiều đội đàn anh như Impassible, Amicale, Golden Star v.v... và vào chung kết thắng đội Sumat của Maxime Carlot.
Góp phần vào thắng lợi của Đội, có sự tham gia của hai bạn Thùy Thủ môn và Sợi là VK Tân Thế giới làm công nhân của hang Ardimani – Lenisa.



Đội Thiếu niên Tiền phong Tại Tagabe năm 1956

·         Đội Thiếu niên Tiền phong tại Tagabe.  Đội TNTP của trường VNCNĐ Tagabe được thành lập ngày 01/06/1956 do các anh Nguyễn Văn Đại và Dương văn Đạm phụ trách. Cấc đội viên đầu tiên được kết nạp có: Cao văn Long, Vũ Thị Độ, Nguyễn thị Trong, Nguyễn Thị Khánh, Cao văn Lệ…



Đội Thiếu sinh quân (scouts) VN năm 1948

·         Đội Thiếu sinh quân VN ở Port Vila Tân đảo (Scoutisme). Năm 1948, lần đầu tiên  Đội TSQVN được thành lập năm 1948. Hàng đầu từ trái:  Nguyễn Ngọc Thoa – Trương thị Lanh – Lê Xuân Thủy -  Nguyễn văn Nhàn - Nguyễn văn Tân - Vũ Văn Minh. Hàng sau:  Nguyễn viết Thận – Nguyễn văn Đại -  Đỗ  Viết Vinh và một số anh chị em khác không nhớ tên. Ai biết bổ sung, xin cảm ơn nhiều. Ảnh do bạn Georges TRINH Quang Khanh sưu tập.


Nguyễn Viết Đôn (DON Tailor)

·         Đôn (Nguyễn viết). Quê ở Xã Hải hà – Huyện Hải hậu – Tỉnh Nam định. Làm công nhân phu mộ ở đồn điền Lê-ông Tơi (Leon Theuil) ở Ma-la-ku-là. Đến năm 1950 ông về Vila mở hiệu may quấn áo nổi tiếng có tên là DON Tailor.


Bà Phạm thị Đông (X) - Chủ tịch Hội Phụ nữ Liên Việt Port Vila Tân đảo

·         Đông (Bà Tich Ba-lăng). Quê ở Gia Khánh - Ninh bình. Bà đã từng giữ chức vụ Thủ quỹ và sau đó là Chủ tịch Hội Phụ nữ Liên Việt Port Vila Tânđảo. Hồi hương về quê ở Ninh Bình năm 1964.



2002. Động đát ở Santo Vanuatu làm nứt vỡ đường trải nhựa

·         Động đất (Earthquake hoặc tremblements de terre). Tân đảo nằm trong vành đai núi lửa cho nên động đất là hiện tượng thiên nhiên phổ biến. Các hòn đảo có núi lửa đang hoạt động là : YASUR ở Tanna, Lopevi, Ambrym, Gaua vùng Banks.
Sau mỗi trận động đất mạnh từ 7 độ rich-te trở lên thường kéo theo sóng thần (Tsunami hoặc Raz de marée). Mạnh nhất là động đất năm 1952 gây đợt sóng thần làm cho thành phố ngập nước biển. Cấc đồn điền ven biển bị thiệt hại nặng. Nhưng do cấu tạo đặc biệt của thềm lục địa của đảo nên sóng thần không phát huy được sức mạnh tàn phá của nó.
Sau 50 năm bình yên vô sự,  năm 2002 đã xẩy ra trận động đất lớn gây tổn thất nặng nề về nhà cửa và hạ tầng cơ sở. May mà không thiệt hại về người. Bình thường về mùa động đất, một ngày có thể rung động tới hàng chục lần.

Kho hàng De Bechade bị lửa thiêu rui năm 1928 tại Port Vila Tân đảo

·         Đờ -sạt (Đồn điền De Béchade). Chủ đồn điền cỡ bự, có nhiều cơ sở buôn bán ở Santo và Vila. Có trên dưới 100 lao động VN làm việc tại đây.

·         Đờ -vin (Đồn điền De Préville). Một đồn điền trung bình giáp ranh với Thánh địa Mông-mác. Chủ yếu trồng cà-phê, ca-cao. Có trên dười 20 người lao động VN làm việc tại đây.

·         Đờ Ga-dăng (Đồn điền De Gaillande). Một đồn điền trung bình giáp ranh với đồn điền Rui-xê (Russet). Có khoảng trên dưới 30 lao động VN làm việc trong đồn điền này.

 
Tướng Charles de GAULLE - Tem kỉ niệm cuộc viếng thăm Tân đảo 1956.

·         Đờ Gôn (Tướng De Gaulle). Năm 1941, nước Pháp đang bị Đức xâm chiếm. Tướng Đờ Gôn ra lời hiệu triệu động viên các công dân và kiều dân Pháp ở nước ngoài gia nhập quân đoàn thuộc địa tham gia kháng chiến chống Đức. Rất nhiều người phu mộ VN nguyên là cựu binh trong thế chiến thứ nhất tại Pháp đã đăng kí gia nhập quân đoàn thuộc địa này. Nhưng bị chính quyền địa phương từ chối với lí do là họ cần người sản xuất nhiên liệu từ dầu dừa hơn là người đi đánh nhau ngoài mặt trận ở Pháp.

Chiến hạm Dumont d'Urville trong vịnh Port Vila năm 1947.

·         Đuy-mông Điu-vin. Dumont d’Urville (Chiến hạm). Tháng 3 năm 1946 Chủ tịch Hô Chi Minh đã đi sang Pháp dự và ký Hiệp định sơ bộ tại Hội nghị Phông-ten-blô (Fontainebleau) trên con tầu này.
Đầu năm 1947, sau cuộc Tổng đình công của bà con Việt kiều ở Port Vila, chính con tầu này đã đưa trên 200 lính thuỷ đánh bộ từ Nouméa về Port Vila Tân đảo, phô trương thanh thế nhằm áp đảo tinh thần đấu tranh của người lao động VN tại đây, sau khi nhà Chức trách địa phương lục soát trụ sở và thu giữ máy in, tài liệu, cờ quạt tại văn phòng VNCNĐ Tagabê. Lục soát nhà của ông Đồng Sỹ Hứa v.v… Do  Chánh sứ Kuter chỉ huy vây ráp, lục soát.



Mr PHẠM Văn Đức thăm New Caledonia
·         Đức (Phạm Văn). Là con trai của cụ Phạm Văn Công – chân đăng – sinh sống tại Noumea. Ông đã từng là Ủy viên ban Chấp hành Ủy ban Hồi hương Việt kiều Tân Thế giới 1960-1964. Đã tưng là Ủy viên Ban chấp hành Đoàn Thanh niên VN TTG. Gia đình cụ Công đã được Bác Hồ đến thăm ở phố Đại la Ha nội. Hiện ông là một trong những người sáng lập trang FB của nhóm Liệt sĩ Niaoulis – Bouraos.
Ông có may mắn là đã từng công tác tại Tổng Công đoàn Việt nam. Làm việc tại bmôn
giao tiếp với nước ngoài. Hồi ấy CcĐồng sỹ Hứa cũng đang công tác tại đây.
Ông
đã cùng tham gia với đoàn làm phim về người Chân đăng tại New Caledonia... Ông và gia đinh đang sinh sống tại Hà nội.

Đức (Phạm Văn). Ông sinh năm 1942 tại khu mỏ Voh Tân Thế giới.   Năm 1960, ông đã được ban lãnh đạo Hội Việt nam Công nhân TTG phân công phụ trách nhóm cốt cán thanh niên kiêm phó chủ tịch Đoàn Thanh niên Việt kiều Tân Thế Giới. Được bầu làm Đại diện thanh niên trong thường trực Ủy ban hồi hương VK TTG.
Khi về nước, ông được tuyển dụng vào biên chế, công tác tại Ban Đối ngoại Thông Tấn Xã Việt Nam từ 1964. Ở đây ông Đức đã được tiếp xúc với cụ cố Đồng sỹ Hứa - nhà cách mạng lão thành của Liên hiệp thợ thuyền Việt nam tại Tân đảo – thời gian đầu công tác tại ban đối ngoại Tổng Công đoàn VN.  
Ít lâu sau đó, ông Đức được điều chuyển về làm việc tại báo “Le Courrier du Vietnam”.
Ông là người sáng lập và quản trị viên của 2 trang "NIAOULIS" và "Liệt sĩ Niaoulis-Bouraos" trên Facebook.




Hết vần Đ.
Xin mời quý vị xem tiếp vần E G H ở các tập sau.
Xin mời quý vị thưởng thức bản nhạc đàn bầu 
do Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Khánh biểu diễn
 


 
 


Tác giả xin chân thành cảm ơn quý vị độc giả đã xem và chia sẻ góp ý.

Để giúp quý vị hiểu thêm về đất nước Tân đảo xưa nay là Vanuatu. Xin mời quý vị bấm vào link này, để xem hơn 2 ngàn ảnh về Port Vila do jeanvanjean thực hiện:




Xin chúc quý vị luôn vui khỏe và hạnh phúc.

Hẹn gặp lại quý vị ở tập tiếp theo vần  E  G  H  trong kì tới.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét